Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng ở chó mèo, sau đây chúng tôi sẽ nêu ra một vài nguyên nhân thường gặp nhất mà thú nuôi của bạn có thể gặp phải, cụ thể:
– Thú cưng ăn phải các thức ăn bẩn ở bãi rác, cống rãnh/thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng hoặc ăn phân của động vật khác, xác động vật thối rữa…Những loại thức ăn này tích chứa lại rồi bốc hơi từ dạ dày thoát ra miệng khiến cho hơi thở có mùi rất khó chịu.
– Nguyên nhân do viêm nhiễm răng miệng: cũng như nhiều loài động vật ăn thịt khác, chó/mèo cũng thường bị cao răng, bên cạnh đó sự giắt kẹt của các mẩu thức ăn nhỏ trong răng gây nên tình trạng sâu răng do nhiễm khuẩn, thối rữa gây viêm răng, viêm lợi cũng làm cho hơi thở bốc mùi hôi thối.
– Do bệnh lý, rối loạn chức năng cơ thể gây ra.
Bạn nên biết hôi miệng kéo dài là một biểu hiện đáng lưu ý và có thể là dấu hiệu liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng, cụ thể như:
– Viêm vùng xoang, mũi, họng, khí quản mãn tính, đặc biệt là bệnh “Ho cũi chó” ở chó non.
– Các bệnh về hô hấp: viêm phổi, khối u, ung thư phổi (những bệnh hay xảy ra với chó già).
– Bệnh Tiểu Đường Diabetes mellitus.
– Bệnh về gan, thận.
– Viêm Dạ dày-ruột do nhiễm khuẩn, virus, bệnh dịch do Parvovirus, Ca-rê, do khối u, ung thư hoặc có dị vật trong đường tiêu hóa.
– Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây nên chứng hôi miệng.
Các nguyên nhân kể trên tác động và làm gia tăng các hoạt động của các loại vi khuẩn trong răng miệng từ đó gây ra những mùi hôi khó chịu cho thú nuôi của bạn.
Các triệu chứng gây hôi miệng ở chó mèo
– Xuất hiện cao răng (màu nâu) nhiều trên răng của thú nuôi.
– Hơi thở có mùi hôi khó chịu, chảy nước dãi, lợi sưng và đỏ.(Đây là các biểu hiện nghiêm trọng của các bệnh về răng lợi).
– Hơi thở có mùi ngọt trái cây bất thường, đặc biệt con vật có biểu hiện uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đó có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường.
– Hơi thở có mùi như nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh thận.
– Ung thư vùng miệng lại làm cho chó mèo khó nuốt, đau đớn.
– Miệng có mùi hôi kèm nôn mửa, ăn không ngon, giác mạc/nướu có màu vàng có thể là dấu hiện báo hiệu bệnh về gan.
– Thú hay lấy chân trước gãi vào vùng miệng hoặc mặt (do có dị vật trong miệng).
Phương pháp kiểm tra răng miệng thú cưng
– Kiểm tra vùng miệng xem có dị vật hay không.
– Nhờ các Bác Sỹ Thú Y khám trực tiếp vùng miệng hoặc chụp X-quang chân răng và xương hàm để chuẩn đoán bệnh.
– Ngoài ra còn có thể phải dùng các xét nghiệm chức năng gan, thận, làm test phát hiện các bệnh do virus FeLV & FIV để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị chứng hôi miệng ở chó mèo
Cách điều trị tốt nhất là căn cứ vào nguyên nhân để điều trị, ở đây chúng tôi cung cấp cho bạn một số gợi ý sau:
– Nhổ bỏ răng bị viêm hoặc cắt khối u (nếu có) với sự giúp đỡ của BSTY.
– Điều trị các bệnh gây ra chứng hôi miệng như bạn Tiểu Đường, các bệnh về gan, thận… Bạn nên tham khảo điều chỉnh chế độ ăn kiêng cho chó/mèo theo tư vấn của BSTY theo từng loại bệnh cụ thể.
– Nếu vùng miệng bị nhiễm trùng thì bạn nên đến các cơ sở thú y để được xét nghiệm máu, tiếp đó tiến hành gây mê để chữa bệnh răng miệng cho cún.
– Nếu thủ phạm chính gây hôi miệng là do các mảng bám thì việc cạo vôi răng là biện pháp tối ưu nhất.
Phòng và chăm sóc hơi thở răng miệng cho thú nuôi
Nếu bạn đang tìm kiếm cách thức để cải thiện hơi thở khó chịu cho thú nuôi của bạn, dĩ nhiên có rất nhiều cách khác nhau để cải thiện vấn đề trên, sau đây chúng tôi sẽ liệt kê một vài cách thức gợi ý cho bạn nhằm khắc phục tình trạng khó chịu trên nhé!
1. Quản lý ăn uống khi thả chó tự do nơi công cộng, sân bãi hoang dã: huấn luyện cho chó không ăn bậy, rọ mõm khi dắt chó đi dạo.
2. Tiêm phòng vaccine các bệnh dịch của chó theo định kỳ và chỉ định của BSTY.
3. Đưa thú nuôi của bạn đến các cơ sở thý ý kiểm tra răng ít nhất 1-2 lần mỗi năm, ngoài ra nên khám sức khỏe định kỳ cho chó già để phát hiện các bệnh mạn tính: ung thư, chức năng gan, thận…
4. Thường xuyên kiểm tra răng miệng cho thú nuôi, vệ sinh răng miệng, cạo cao răng, đánh răng cho thú cưng.
Bạn nên lưu ý là kem đánh răng dành cho người có thể sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho dạ dày của thú nuôi vì vậy bạn chỉ nên sử dụng kem đánh răng chuyên dành cho vật nuôi thôi nhé. (Bàn chải đánh răng và kem đánh răng bạn có thể mua ở các của hàng/ các trang chuyên cung cấp các sản phẩm cho thú nuôi).
Khi bạn đánh răng cho vật nuôi, bạn nên tập trung vào hàm trên vì các mảng bám thường hay tập trung ở đây. Ngoài ra bạn cũng đừng quên chải lưỡi cho vật cưng của bạn. Tốt nhất là bạn nên tập đánh răng cho thú nuôi từ khi chúng còn nhỏ để cho chúng dần quen thuộc với thói quen đó. Còn nếu như bạn thật sự quá bận rộn và chưa thể tập thói quen đó cho thú nuôi của mình thì bạn nên bắt đầu ngay từ bây giờ khi vẫn còn chưa muộn.
5. Thường xuyên xỉa răng cho thú nuôi. (Bạn có thể dùng chỉ nha khoa cho thú, loại giống như chỉ nha khoa mà bạn hay sử dụng).
6. Cho thú (chó) của bạn một số đồ chơi để nhai gặm, việc nhai gặm sẽ giúp làm sạch răng của chú chó một cách tự nhiên nhất, độ cứng của đồ chơi sẽ giúp nới lỏng các mảng bám, giúp dễ dàng đánh bật các mảng bám trên răng. Phổ biến nhất là Kong(hoặc các đồ chơi nhân tạo tương tự khác)-đó là 1 trái banh đồ chơi cao su cứng được bán trong các cửa hàng vật nuôi. Bạn cũng có thể bôi một ít kem đánh răng vào bên trong đồ chơi giúp cho thú quen dần với hương vị kem đánh răng- sau này bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tập đánh răng cho thú.
7. Sử dụng Thuốc xịt hơi thở và nước súc miệng (Lưu ý bạn không nên mua loại có chứa xylitol vì Xylitol rất độc đối với thú). Phổ biến trên thị trường bạn nên sử dụng có thể kể đến là Greenie. Ngoài ra bạn cũng không nên dùng nước muối súc miệng chó thú nhé.
8. Hãy thử sử dụng sản phẩm có chứa chlorhexidine (là một chất khử trùng hóa học tồn tại ở cả dạng nhai và xịt).
9. Cuối cùng hãy chắc chắn rằng thú nuôi của bạn được cung cấp một chế độ ăn uống lành mạnh, với sự cân bằng các chất dinh dưỡng thực vật và gạo, tránh ăn quá nhiều thịt.
Lưu ý: Đối với mèo, chăm sóc răng cho chúng không phải đơn giản vì mèo không hề dễ tính, nhất là với những chú mèo ta, mèo nhát. Vì thần kinh của mèo có độ nhạy cảm cao vì thế bất cứ tác động, kích thích nào đều có thể làm cho mèo gặp stress và dần tới phản ứng mạnh , cào cấu, cắn xé! Vì thế bạn nên đặc biệt chú ý cẩn thận nhé.
– Thú cưng ăn phải các thức ăn bẩn ở bãi rác, cống rãnh/thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng hoặc ăn phân của động vật khác, xác động vật thối rữa…Những loại thức ăn này tích chứa lại rồi bốc hơi từ dạ dày thoát ra miệng khiến cho hơi thở có mùi rất khó chịu.
– Nguyên nhân do viêm nhiễm răng miệng: cũng như nhiều loài động vật ăn thịt khác, chó/mèo cũng thường bị cao răng, bên cạnh đó sự giắt kẹt của các mẩu thức ăn nhỏ trong răng gây nên tình trạng sâu răng do nhiễm khuẩn, thối rữa gây viêm răng, viêm lợi cũng làm cho hơi thở bốc mùi hôi thối.
– Do bệnh lý, rối loạn chức năng cơ thể gây ra.
Bạn nên biết hôi miệng kéo dài là một biểu hiện đáng lưu ý và có thể là dấu hiệu liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng, cụ thể như:
– Viêm vùng xoang, mũi, họng, khí quản mãn tính, đặc biệt là bệnh “Ho cũi chó” ở chó non.
– Các bệnh về hô hấp: viêm phổi, khối u, ung thư phổi (những bệnh hay xảy ra với chó già).
– Bệnh Tiểu Đường Diabetes mellitus.
– Bệnh về gan, thận.
– Viêm Dạ dày-ruột do nhiễm khuẩn, virus, bệnh dịch do Parvovirus, Ca-rê, do khối u, ung thư hoặc có dị vật trong đường tiêu hóa.
– Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây nên chứng hôi miệng.
Các nguyên nhân kể trên tác động và làm gia tăng các hoạt động của các loại vi khuẩn trong răng miệng từ đó gây ra những mùi hôi khó chịu cho thú nuôi của bạn.
Các triệu chứng gây hôi miệng ở chó mèo
– Xuất hiện cao răng (màu nâu) nhiều trên răng của thú nuôi.
– Hơi thở có mùi hôi khó chịu, chảy nước dãi, lợi sưng và đỏ.(Đây là các biểu hiện nghiêm trọng của các bệnh về răng lợi).
– Hơi thở có mùi ngọt trái cây bất thường, đặc biệt con vật có biểu hiện uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đó có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường.
– Hơi thở có mùi như nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh thận.
– Ung thư vùng miệng lại làm cho chó mèo khó nuốt, đau đớn.
– Miệng có mùi hôi kèm nôn mửa, ăn không ngon, giác mạc/nướu có màu vàng có thể là dấu hiện báo hiệu bệnh về gan.
– Thú hay lấy chân trước gãi vào vùng miệng hoặc mặt (do có dị vật trong miệng).
Phương pháp kiểm tra răng miệng thú cưng
– Kiểm tra vùng miệng xem có dị vật hay không.
– Nhờ các Bác Sỹ Thú Y khám trực tiếp vùng miệng hoặc chụp X-quang chân răng và xương hàm để chuẩn đoán bệnh.
– Ngoài ra còn có thể phải dùng các xét nghiệm chức năng gan, thận, làm test phát hiện các bệnh do virus FeLV & FIV để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị chứng hôi miệng ở chó mèo
Cách điều trị tốt nhất là căn cứ vào nguyên nhân để điều trị, ở đây chúng tôi cung cấp cho bạn một số gợi ý sau:
– Nhổ bỏ răng bị viêm hoặc cắt khối u (nếu có) với sự giúp đỡ của BSTY.
– Điều trị các bệnh gây ra chứng hôi miệng như bạn Tiểu Đường, các bệnh về gan, thận… Bạn nên tham khảo điều chỉnh chế độ ăn kiêng cho chó/mèo theo tư vấn của BSTY theo từng loại bệnh cụ thể.
– Nếu vùng miệng bị nhiễm trùng thì bạn nên đến các cơ sở thú y để được xét nghiệm máu, tiếp đó tiến hành gây mê để chữa bệnh răng miệng cho cún.
– Nếu thủ phạm chính gây hôi miệng là do các mảng bám thì việc cạo vôi răng là biện pháp tối ưu nhất.
Phòng và chăm sóc hơi thở răng miệng cho thú nuôi
Nếu bạn đang tìm kiếm cách thức để cải thiện hơi thở khó chịu cho thú nuôi của bạn, dĩ nhiên có rất nhiều cách khác nhau để cải thiện vấn đề trên, sau đây chúng tôi sẽ liệt kê một vài cách thức gợi ý cho bạn nhằm khắc phục tình trạng khó chịu trên nhé!
1. Quản lý ăn uống khi thả chó tự do nơi công cộng, sân bãi hoang dã: huấn luyện cho chó không ăn bậy, rọ mõm khi dắt chó đi dạo.
2. Tiêm phòng vaccine các bệnh dịch của chó theo định kỳ và chỉ định của BSTY.
3. Đưa thú nuôi của bạn đến các cơ sở thý ý kiểm tra răng ít nhất 1-2 lần mỗi năm, ngoài ra nên khám sức khỏe định kỳ cho chó già để phát hiện các bệnh mạn tính: ung thư, chức năng gan, thận…
4. Thường xuyên kiểm tra răng miệng cho thú nuôi, vệ sinh răng miệng, cạo cao răng, đánh răng cho thú cưng.
Bạn nên lưu ý là kem đánh răng dành cho người có thể sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho dạ dày của thú nuôi vì vậy bạn chỉ nên sử dụng kem đánh răng chuyên dành cho vật nuôi thôi nhé. (Bàn chải đánh răng và kem đánh răng bạn có thể mua ở các của hàng/ các trang chuyên cung cấp các sản phẩm cho thú nuôi).
Khi bạn đánh răng cho vật nuôi, bạn nên tập trung vào hàm trên vì các mảng bám thường hay tập trung ở đây. Ngoài ra bạn cũng đừng quên chải lưỡi cho vật cưng của bạn. Tốt nhất là bạn nên tập đánh răng cho thú nuôi từ khi chúng còn nhỏ để cho chúng dần quen thuộc với thói quen đó. Còn nếu như bạn thật sự quá bận rộn và chưa thể tập thói quen đó cho thú nuôi của mình thì bạn nên bắt đầu ngay từ bây giờ khi vẫn còn chưa muộn.
5. Thường xuyên xỉa răng cho thú nuôi. (Bạn có thể dùng chỉ nha khoa cho thú, loại giống như chỉ nha khoa mà bạn hay sử dụng).
6. Cho thú (chó) của bạn một số đồ chơi để nhai gặm, việc nhai gặm sẽ giúp làm sạch răng của chú chó một cách tự nhiên nhất, độ cứng của đồ chơi sẽ giúp nới lỏng các mảng bám, giúp dễ dàng đánh bật các mảng bám trên răng. Phổ biến nhất là Kong(hoặc các đồ chơi nhân tạo tương tự khác)-đó là 1 trái banh đồ chơi cao su cứng được bán trong các cửa hàng vật nuôi. Bạn cũng có thể bôi một ít kem đánh răng vào bên trong đồ chơi giúp cho thú quen dần với hương vị kem đánh răng- sau này bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tập đánh răng cho thú.
7. Sử dụng Thuốc xịt hơi thở và nước súc miệng (Lưu ý bạn không nên mua loại có chứa xylitol vì Xylitol rất độc đối với thú). Phổ biến trên thị trường bạn nên sử dụng có thể kể đến là Greenie. Ngoài ra bạn cũng không nên dùng nước muối súc miệng chó thú nhé.
8. Hãy thử sử dụng sản phẩm có chứa chlorhexidine (là một chất khử trùng hóa học tồn tại ở cả dạng nhai và xịt).
9. Cuối cùng hãy chắc chắn rằng thú nuôi của bạn được cung cấp một chế độ ăn uống lành mạnh, với sự cân bằng các chất dinh dưỡng thực vật và gạo, tránh ăn quá nhiều thịt.
Lưu ý: Đối với mèo, chăm sóc răng cho chúng không phải đơn giản vì mèo không hề dễ tính, nhất là với những chú mèo ta, mèo nhát. Vì thần kinh của mèo có độ nhạy cảm cao vì thế bất cứ tác động, kích thích nào đều có thể làm cho mèo gặp stress và dần tới phản ứng mạnh , cào cấu, cắn xé! Vì thế bạn nên đặc biệt chú ý cẩn thận nhé.
Nguồn Bacsithuy