Hồi ấy mình đám cưới hơn 2 năm nhưng chưa có bầu vì vẫn còn ham nuôi mèo. Thế nhưng trong công ty không ít người xì xầm to nhỏ. “Nhỏ này làm sao mà có bầu được, lúc nào cũng ôm mèo ngủ mà”. Một số người trong gia đình hoặc những người thân quen thì lo lắng “khuyên nhủ” bỏ mèo đi đi. Không thì vô sinh đó”. Không cách nào đi giải thích được với từng người để xua tan quan niệm “mèo sẽ khiến mẹ bầu sẩy thai”. Mình cứ ấm ức mãi không thôi. Khi đó cứ nhủ trong bụng bao giờ có bầu sẽ dùng chính mình để chứng minh cho mọi người thấy là những suy nghĩ đó vừa không có khoa học vừa không có nhân tính.
Tưởng đâu nỗi oan của hai em Panji và Mimi nhà mình nói riêng, cũng như của các em mèo nói chung sẽ được giải tỏa vào ngày mình hạnh phúc tuyên bố với cả thế giới mình mang thai. Ngờ đâu khi ấy mọi người xung quanh vẫn tiếp tục thúc giục mình bỏ mèo lẹ lẹ đi, nếu không Panji và Mimi sẽ làm cho mình sẩy thai.
Nuôi mèo sẽ làm hại em bé?
Thực tế không đếm hết bao nhiêu con mèo vô tội chẳng hiểu sao đang được yêu thương thì bỗng nhiên một ngày đẹp trời bị chủ bỏ rơi. Đa số mọi người đều không hiểu rằng bệnh toxoplasmosis nếu có ở mèo (khá hiếm) thì chỉ có thể lây sang người nếu như dùng tay tiếp xúc trực tiếp với phân mèo. Còn lại mọi trường hợp dọn phân mèo khi đeo găng tay, ôm mèo, vuốt mèo, ngủ với mèo đều không ảnh hưởng gì cả.
Có nên nuôi mèo khi đang mang thai không?
Đó là chưa kể liệu những bà mẹ tương lai trong hoàn cảnh này có bao giờ tự hỏi chính mình: “Làm cách nào mẹ có thể dạy con tính nhân ái, lòng yêu thương và trách nhiệm, khi ngày mẹ đón chào con cũng là lúc chính bản thân mẹ bỏ đi người bạn bốn chân đã từng tồn tại gắn bó với mẹ rất lâu trước khi con đến với thế giới này?”
Toxoplasmosis ở mèo là bệnh gì
Toxoplamosis là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút toxoplasma gondii gây ra. Vi-rút này có trong đất cát, thịt sống và phân mèo. Những người khỏe mạnh dù bị vi-rút này tấn công cũng không bị ảnh hưởng gì. Thế nhưng phụ nữ khi mang thai nếu bị vi-rút toxoplasma gondii tấn công sẽ có nguy cơ rủi ro bị sẩy thai. Hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, em bé sinh ra có khả năng bị dị tật.
Ở nước ta hầu như chưa có vắc-xin ngừa vi-rút toxoplasma gondii thế nên nỗi hoang mang về chuyện “nghe đồn cứ chơi với mèo sẽ gây hại cho bào thai” càng trở nên ám ảnh hơn. Thế nhưng cần hiểu rằng nỗi lo sợ này thường bị mọi người thổi phồng lớn hơn sự thật:
Thứ nhất, không phải tất cả các mẹ có mang vi-rút này trong người đều sẽ truyền sang con. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tỉ lệ mẹ truyền vi-rút này sang con là 15%. 3 tháng giữa thai kỳ là 30% và 3 tháng cuối thai là 60%. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, dù tỉ lệ mẹ truyền sang con là cao nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hẳn đi. Nếu mẹ mang vi-rút này vài tháng trước khi có thai thì sẽ không thể truyền cho con khi mang thai được.
Thứ hai, không phải cứ là mèo thì chắc chắn sẽ có vi-rút này. Chỉ những con mèo hay ăn đồ ăn sống, hay đi rong nghịch đất ngoài vườn mới có nguy cơ bị nhiễm. Mèo nuôi trong nhà tuyệt đối, ăn thức ăn mèo hoặc thức ăn nấu chín sẽ không có cách nào tiếp xúc với loại vi-rút này được cả.
Thứ ba, trong trường hợp xấu nhất là mèo nhà bạn thường đi chơi ngoài trời ăn uống không kiểm soát và có nguy cơ bị vi-rút này thì sao? Vi-rút này sẽ được bài tiết trong phân mèo và cách DUY NHẤT để bạn bị nhiễm toxoplamosis từ mèo là bạn dùng tay không đụng vào phân mèo. Toxoplamois không lây qua lông mèo, mắt mũi miệng tay chân mèo. Nên bạn có thể yên tâm tiếp tục ôm hôn mèo như trước khi mang thai bạn vẫn hay làm với mèo cưng. Tất nhiên với trường hợp phân mèo không được dính vào lông mèo, đuôi mèo hay các bộ phận khác trên cơ thể chúng.
Để sống vui khỏe cùng mèo khi mang thai
Một số lời khuyên từ bác sĩ nơi mình đang sinh sống dưới đây hy vọng có thể giúp mẹ bầu cùng mèo cưng chia sẻ những ngày tháng tuyệt vời suốt thai kỳ.
– Nhờ người khác dọn phân mèo giùm bạn. Nếu trường hợp không ai làm giúp, bạn cần đeo găng tay loại dùng 1 lần rồi bỏ đi khi dọn phân mèo, có thể đeo cả khẩu trang. Và sau đó nhớ rửa tay sạch sẽ.
– Vi-rút Toxoplasma gondii bắt đầu phát triển trong phân mèo 24 giờ sau khi được thải ra, điều đó có nghĩa là nếu bạn dọn phân mèo thường xuyên mỗi ngày và tốt nhất là nhanh chóng sau khi chúng “ị” thì khả năng lây vi-rút này là hoàn toàn không có.
– Giữ mèo trong nhà, hạn chế cho chúng chơi đất cát ngoài vườn ngoài đường.
– Cho mèo ăn thức ăn khô của mèo hoặc thức ăn đã được nấu chín
– Phân nửa các trường hợp nhiễm toxoplamosis là do ăn thức ăn sống (nhất là thịt sống). Và do tay tiếp xúc với đất cát rồi đưa vào mắt mũi miệng mà không liên quan gì đến mèo. Thế nên khi đang có thai cần ăn đồ ăn đã nấu chín và rửa tay bằng xà bông thường xuyên nhất là sau khi tiếp xúc với đất cát. Đeo găng tay nếu bạn làm vườn.
Ngày đưa con từ bệnh viện và nhà trong tiếng meo meo của hai em mèo Panji và Mimi là một ngày đẹp trời khó quên. Chỉ mong bạn đọc đem câu chuyện nhỏ của mình ra làm minh chứng thực tế khi ai đó “khuyên” bạn bỏ mèo đi vào lúc bạn chuẩn bị làm mẹ. Tất cả mọi chú mèo vô tội, chỉ có những người chủ hiểu biết nửa vời mới có tội thôi.
Thông tin từ các nguồn tư liệu
1. Sách “Toxoplasma Gondiia: The Model Apicomplexan. Perspectives and Methods” – Louis M. Weiss, Kami Kim (tạm dịch “Toxoplasma Gondiia: Mô hình Apicomplexan. Quan điểm và Phương pháp” của tác giả Louis M.Weiss, Kami Kim
2. Nghiên cứu “Toxoplasmosis snapshots: global status of Toxoplasma gondii seroprevalence and implications for pregnancy and congenital toxoplasmosis”. Tạm dịch “Cận cảnh về Toxoplamosis: tình hình toàn cầu về số lượng người nhiễm toxoplasma gondii qua xét nghiệm máu. Và ý nghĩa của nó đến việc mang thai và và nhiễm toxoplamosis bẩm sinh.
3. Nghiên cứu “Toxoplasma gondii: from animals to humans” (tạm dịch “Toxoplasma gondii: từ động vật đến con người”).
Tưởng đâu nỗi oan của hai em Panji và Mimi nhà mình nói riêng, cũng như của các em mèo nói chung sẽ được giải tỏa vào ngày mình hạnh phúc tuyên bố với cả thế giới mình mang thai. Ngờ đâu khi ấy mọi người xung quanh vẫn tiếp tục thúc giục mình bỏ mèo lẹ lẹ đi, nếu không Panji và Mimi sẽ làm cho mình sẩy thai.
Nuôi mèo sẽ làm hại em bé?
Thực tế không đếm hết bao nhiêu con mèo vô tội chẳng hiểu sao đang được yêu thương thì bỗng nhiên một ngày đẹp trời bị chủ bỏ rơi. Đa số mọi người đều không hiểu rằng bệnh toxoplasmosis nếu có ở mèo (khá hiếm) thì chỉ có thể lây sang người nếu như dùng tay tiếp xúc trực tiếp với phân mèo. Còn lại mọi trường hợp dọn phân mèo khi đeo găng tay, ôm mèo, vuốt mèo, ngủ với mèo đều không ảnh hưởng gì cả.
Có nên nuôi mèo khi đang mang thai không?
Đó là chưa kể liệu những bà mẹ tương lai trong hoàn cảnh này có bao giờ tự hỏi chính mình: “Làm cách nào mẹ có thể dạy con tính nhân ái, lòng yêu thương và trách nhiệm, khi ngày mẹ đón chào con cũng là lúc chính bản thân mẹ bỏ đi người bạn bốn chân đã từng tồn tại gắn bó với mẹ rất lâu trước khi con đến với thế giới này?”
Toxoplasmosis ở mèo là bệnh gì
Toxoplamosis là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút toxoplasma gondii gây ra. Vi-rút này có trong đất cát, thịt sống và phân mèo. Những người khỏe mạnh dù bị vi-rút này tấn công cũng không bị ảnh hưởng gì. Thế nhưng phụ nữ khi mang thai nếu bị vi-rút toxoplasma gondii tấn công sẽ có nguy cơ rủi ro bị sẩy thai. Hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, em bé sinh ra có khả năng bị dị tật.
Ở nước ta hầu như chưa có vắc-xin ngừa vi-rút toxoplasma gondii thế nên nỗi hoang mang về chuyện “nghe đồn cứ chơi với mèo sẽ gây hại cho bào thai” càng trở nên ám ảnh hơn. Thế nhưng cần hiểu rằng nỗi lo sợ này thường bị mọi người thổi phồng lớn hơn sự thật:
Thứ nhất, không phải tất cả các mẹ có mang vi-rút này trong người đều sẽ truyền sang con. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tỉ lệ mẹ truyền vi-rút này sang con là 15%. 3 tháng giữa thai kỳ là 30% và 3 tháng cuối thai là 60%. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, dù tỉ lệ mẹ truyền sang con là cao nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hẳn đi. Nếu mẹ mang vi-rút này vài tháng trước khi có thai thì sẽ không thể truyền cho con khi mang thai được.
Thứ hai, không phải cứ là mèo thì chắc chắn sẽ có vi-rút này. Chỉ những con mèo hay ăn đồ ăn sống, hay đi rong nghịch đất ngoài vườn mới có nguy cơ bị nhiễm. Mèo nuôi trong nhà tuyệt đối, ăn thức ăn mèo hoặc thức ăn nấu chín sẽ không có cách nào tiếp xúc với loại vi-rút này được cả.
Thứ ba, trong trường hợp xấu nhất là mèo nhà bạn thường đi chơi ngoài trời ăn uống không kiểm soát và có nguy cơ bị vi-rút này thì sao? Vi-rút này sẽ được bài tiết trong phân mèo và cách DUY NHẤT để bạn bị nhiễm toxoplamosis từ mèo là bạn dùng tay không đụng vào phân mèo. Toxoplamois không lây qua lông mèo, mắt mũi miệng tay chân mèo. Nên bạn có thể yên tâm tiếp tục ôm hôn mèo như trước khi mang thai bạn vẫn hay làm với mèo cưng. Tất nhiên với trường hợp phân mèo không được dính vào lông mèo, đuôi mèo hay các bộ phận khác trên cơ thể chúng.
Để sống vui khỏe cùng mèo khi mang thai
Một số lời khuyên từ bác sĩ nơi mình đang sinh sống dưới đây hy vọng có thể giúp mẹ bầu cùng mèo cưng chia sẻ những ngày tháng tuyệt vời suốt thai kỳ.
– Nhờ người khác dọn phân mèo giùm bạn. Nếu trường hợp không ai làm giúp, bạn cần đeo găng tay loại dùng 1 lần rồi bỏ đi khi dọn phân mèo, có thể đeo cả khẩu trang. Và sau đó nhớ rửa tay sạch sẽ.
– Vi-rút Toxoplasma gondii bắt đầu phát triển trong phân mèo 24 giờ sau khi được thải ra, điều đó có nghĩa là nếu bạn dọn phân mèo thường xuyên mỗi ngày và tốt nhất là nhanh chóng sau khi chúng “ị” thì khả năng lây vi-rút này là hoàn toàn không có.
– Giữ mèo trong nhà, hạn chế cho chúng chơi đất cát ngoài vườn ngoài đường.
– Cho mèo ăn thức ăn khô của mèo hoặc thức ăn đã được nấu chín
– Phân nửa các trường hợp nhiễm toxoplamosis là do ăn thức ăn sống (nhất là thịt sống). Và do tay tiếp xúc với đất cát rồi đưa vào mắt mũi miệng mà không liên quan gì đến mèo. Thế nên khi đang có thai cần ăn đồ ăn đã nấu chín và rửa tay bằng xà bông thường xuyên nhất là sau khi tiếp xúc với đất cát. Đeo găng tay nếu bạn làm vườn.
Ngày đưa con từ bệnh viện và nhà trong tiếng meo meo của hai em mèo Panji và Mimi là một ngày đẹp trời khó quên. Chỉ mong bạn đọc đem câu chuyện nhỏ của mình ra làm minh chứng thực tế khi ai đó “khuyên” bạn bỏ mèo đi vào lúc bạn chuẩn bị làm mẹ. Tất cả mọi chú mèo vô tội, chỉ có những người chủ hiểu biết nửa vời mới có tội thôi.
Thông tin từ các nguồn tư liệu
1. Sách “Toxoplasma Gondiia: The Model Apicomplexan. Perspectives and Methods” – Louis M. Weiss, Kami Kim (tạm dịch “Toxoplasma Gondiia: Mô hình Apicomplexan. Quan điểm và Phương pháp” của tác giả Louis M.Weiss, Kami Kim
2. Nghiên cứu “Toxoplasmosis snapshots: global status of Toxoplasma gondii seroprevalence and implications for pregnancy and congenital toxoplasmosis”. Tạm dịch “Cận cảnh về Toxoplamosis: tình hình toàn cầu về số lượng người nhiễm toxoplasma gondii qua xét nghiệm máu. Và ý nghĩa của nó đến việc mang thai và và nhiễm toxoplamosis bẩm sinh.
3. Nghiên cứu “Toxoplasma gondii: from animals to humans” (tạm dịch “Toxoplasma gondii: từ động vật đến con người”).
Nguồn Bacsithuy