MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ KOI VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH

  • Người khởi tạo Farmer
  • 0
  • 1,104

Farmer

Sen cấp 3
Mod
Bài viết
239
Thích
107
Điểm
63
Best Tư vấn
5
Xu
74
Chủ Top
#1
Cá Koi không chỉ đơn thuần là giống cá chép đến từ Nhật Bản, loài cá này còn là biểu tượng cho sự may mắn và quyền quý, màu sắc cá được kì công lai tạo để cho ra những màu sắc rực rỡ và giá trị của chúng cũng rất cao. Hiện nay người người chơi Koi, nhà nhà chơi Koi, nó đang trở thành một phong trào chơi cá Koi ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên việc chăm sóc cá Koi cũng không dễ dàng tí nào vì chúng là chủng loài rất kén chọn, lại yêu cầu có kiến thức chăm sóc, hơn nữa cá Koi là loài cá rất dễ bị mắc các loại dịch bệnh nếu người nuôi không thực sự am hiểu về chúng. Cá Koi bị bệnh có thể là do bạn không quản lý tốt môi trường nước nuôi cá Koi và thành phần dinh dưỡng. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn một số bệnh thường gặp ở cá Koi, biện pháp điều trị bệnh. Giúp bạn trang bị những kinh nghiệm, kiến thức chăm sóc đàn cá Koi của bạn hiệu quả hơn.

Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Koi Và Biện Pháp Điều Trị Bệnh Cá
1/ Sán da, sán mang:

Cá Koi bị nhiễm sán khi chất lượng nước trong hồ kém, hàm lượng oxy hòa tan trong ao thấp, nồng độ chất hữu cơ cao. Sán sẽ tấn công lớp biểu bì mang, da cá tạo nhiều chất nhờn làm bạn không thấy được màu sắc của cá.

Cá khi bị sán da, sán mang thường có biểu hiện lạng lách, cạ mình vào đáy hồ, nhảy khỏi mặt nước, co giật do ngứa mình… sán sẽ hút máu cá làm suy yếu sức khỏe ở cá, gây ghẻ lở, ăn thủng mang cá, giảm sức đề kháng, làm cá Koi của bạn dễ dàng bị nấm và vi khuẩn tấn công.

Để điều trị bệnh sán da, sán mang bạn có thể dùng KMnO4. Ngâm praziwantel liều lượng 2g/1m3, đánh 2 liều cách nhau 2 ngày, trước khi đánh thay nước 20%. Hoặc có thể trộn praziwantel trộn vào thức ăn cho Cá liều lượng 6g/30kg thức ăn.


Cá Koi bị nhiễm sán mang

2/ Rận cá

Rận cá là một loại kí sinh trùng hình đĩa tròn, chúng tấn công cá bằng cách sử dụng kim tiêm dưới da chọc thủng da cá để hút máu và chất dinh dưỡng .Chổ rận cá bám thường gây màu trắng, cá bơi lội thất thường, cạ mình vào đáy hồ do ngứa. Rận cá sẽ hút máu và dinh dưỡng làm cá gầy, yếu sức, lâu ngày cá sẽ chết.

Để xử lý, dùng nhíp gắp rận cá sau đó thoa tetra nhật hoặc thuốc tím vào vết thương để sát trùng cho cá.


Ký sinh trùng Argurus hay còn được gọi là rận cá

3/Bệnh xù vảy do kí sinh trùng Dropy

Cá có dấu hiệu mắt lồi ra, thân cá sưng lên, vảy xù ra làm cá có hình dạng như trái thông, khiến mất cân bằng trong nước, cá ít ăn, bơi gần mặt nước. Khi có những triệu chứng của bệnh phải tách những cá thể trên ra riêng và tiến hành cho tắm nước muối với nồng độ 3-5 kg/1m3 trong 5 phút, sục khí nhiều, thực hiện 3-5 lần cho đến khi tình trạng cá được cải thiện.


Cá Koi nhiễm kí sinh trùng Dropy

4/ Aeromonas xâm nhập vào vết thương gây lở loét ở cá Koi

Khi cá Koi có sức đề kháng yếu, có vết thương do bị va chạm, vi khuẩn Aeromonas hydrophila sẽ xâm nhập gây nhiễm trùng cho cá, nó sẽ gây ra các vết thương và viêm loét sâu cho cá Koi. Lâu ngày cá sẽ chết.

Điều trị: bắt cá ra, cho thuốc gây mê để gây mê cá, dùng tăm bông với lực nhẹ lau quanh vết thương và thoa thuốc tím đậm hoặc tetra để sát trùng


Vi khuẩn Aeromonas tấn công cá Koi

5/ Nấm mang

Cá Koi khi bị nấm mang cá thường có dấu hiệu: thở bất thường, đánh mang rất nhiều, do nấm ảnh hưởng đến mang, cá thiếu oxy nên đập mang mạnh, vớt cá ra xem mang sẽ thấy các vết màu trắng loang lỗ. Cá của bạn sẽ chết sau 3 ngày nếu nhiễm phải bệnh này, đây là loại dịch bệnh lây lan rất nhanh và mạnh. Nếu không kịp thời xử lý, bạn có thể phải trả giá bằng cả hồ cả của mình.

Điều trị: đánh Cloramin T 7,5g/ 1m3, tuy nhiên, chỉ có thể cứu những con chưa nhiễm bệnh và tránh tình trạng lây lan khắp hồ


Nấm mang ở cá Koi

6/ Chilodinella

Đây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất mà loài cá koi có thể mắc phải. Nó lây lan nhanh và có thể gây chết cá hàng loạt trong thời gian ngắn. Cá bị bệnh sẽ thấy vết xuất huyết nhỏ, một đốm đỏ hoặc xanh nhạt dưới da. Bệnh này có thể chữa bằng thuốc tím, cần tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng. Thường xuyên phun nước muối tại hồ cá để hạn chế khả năng phát triển của loài vi khuẩn này vì chúng không thể sống trong nước mặn


Chilodinella gây xuất huyết dưới da

7/ Stress

Khi chất lượng môi trường nước thay đổi đột ngột, pH không ổn định, nồng độ NH3 cao, thiếu oxy làm ảnh hưởng đến cá Koi, sẽ gây ra hiện tượng stress liên tục. Khi cá bị tress là cơ hội cho các vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể cá gây bệnh. Biện pháp tốt nhất là luôn giữ cho môi trường nước được trong sạch, ổn định độ pH.

Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh
Để đàn cá Koi đắt tiền của bạn được khỏe mạnh, không bị thiệt hại nặng nề, phòng tránh bất kì loại bệnh hay vi khuẩn nào xâm nhập gây hại thì việc quản lý chất lượng hồ cá Koi là vô cùng quan trọng và cần phải đặt lên hàng đầu. Cùng với đó phải đảm bảo các thành phần dinh dưỡng thức ăn giúp cá khỏe mạnh tăng sức đề kháng chống lại các mầm bệnh gây hại.
chúc các bạn chăm sóc đàn cá của mình thật tốt nhé
Theo tincay
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,689
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới