Như các bạn đã biết, bất cứ loài chim cảnh nào cũng có khả năng cao bị trúng gió. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trúng gió ở chim cảnh nói chung và đối với chim chào mào nói riêng. Vậy làm cách nào để chữa trị cho chim khỏe mạnh lại được? Chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những mẹo nhỏ sau để trị bệnh trúng gió ở chim chào mào một cách hiệu quả nhất.
Như đã giới thiệu ở trên bệnh trúng gió ở chim chào mào có nhiều nguyên nhân dẫn đến. Cùng điểm qua một số nguyên nhân chính nhé :
– Do thời tiết chuyển mùa, gió mùa cũng thay đổi theo, làm chim chưa kịp thích ứng với môi trường. Nếu treo lồng ở những nơi đầu gió thì việc trúng gió độc là khó tránh khỏi.
– Tắm cho chim xong thì chúng ta không cho nó phơi nắng hoặc sấy khô lông mà đã vội cho vào lồng, việc tắm cho chim chào mào vào buổi chiều tối dễ khiến lông của chúng khó khô, dễ bị nhiễm gió lạnh.
Vậy làm thế nào để nhận biết một con chào mào bị trúng gió? Bạn chỉ cần quan sát thấy chim chào mào có những biểu hiện như sau :
– Chim bay một hồi sức yếu dần và không đứng trên cầu nổi, nhảy thì nhẹ nhẹ dưới bố lồng, dụi dụi và thích cắm đầu vào góc.
– Mắt chim chào mào thường lim dim và đi phân lỏng, cho chim ăn xong được vài giây sau lại ị ra y như vậy
– Chim nhìn rất mệt mỏi, không linh hoạt, khi thấy người đến gần cũng không tránh né như bình thường.
Trong trường hợp như thế thì đến 80% là chim chào mào bị trúng gió. Cách chữa trị cho bệnh này cũng không có gì khó khăn, các bạn cứ tiến hành theo các bước như sau thì chim sẽ mau chóng khỏi bệnh thôi :
– Không nên cố ép cho chim ăn để bị mắc cổ, vì chim yếu quá dễ bị ngạt thở.
– Dùng cây kim vạch mông chào mào ra chích vào phần đỉnh nho nhỏ của phao câu và nặn nó ra một chút.
– Bôi dầu gió vào phao câu chim, hai nách cánh chim và lòng bàn chân của chim, có thể cho một chút ít vào mũi của chào mào nhưng phải cực kỳ cẩn thận nếu không sẽ làm mắt chào mào bị cay.
– Tủ áo lồng lại chỉ để hở ra một tí để theo dõi, vẫn cần chuẩn bị thức ăn đầy đủ để khi nào chào mào đói là có thể ăn ngay.
– Nhỏ dầu gió vào bố lồng
– Thời gian này tuyệt đối không được tắm cho chào mào nữa, tránh để chúng bị cảm lạnh hay lại trúng gió.
– Nếu có trầm nên kẹp một ít vào nan lồng, kị gió rất tốt.
Đây là những mẹo nhỏ mà nhiều người đã nuôi chào mào cho biết, rất hiệu quả và hữu ích. Chúc các bạn nuôi thành công một chú chào mào khỏe mạnh, hót hay như mong muốn.
Như đã giới thiệu ở trên bệnh trúng gió ở chim chào mào có nhiều nguyên nhân dẫn đến. Cùng điểm qua một số nguyên nhân chính nhé :
– Do thời tiết chuyển mùa, gió mùa cũng thay đổi theo, làm chim chưa kịp thích ứng với môi trường. Nếu treo lồng ở những nơi đầu gió thì việc trúng gió độc là khó tránh khỏi.
– Tắm cho chim xong thì chúng ta không cho nó phơi nắng hoặc sấy khô lông mà đã vội cho vào lồng, việc tắm cho chim chào mào vào buổi chiều tối dễ khiến lông của chúng khó khô, dễ bị nhiễm gió lạnh.
Vậy làm thế nào để nhận biết một con chào mào bị trúng gió? Bạn chỉ cần quan sát thấy chim chào mào có những biểu hiện như sau :
– Chim bay một hồi sức yếu dần và không đứng trên cầu nổi, nhảy thì nhẹ nhẹ dưới bố lồng, dụi dụi và thích cắm đầu vào góc.
– Mắt chim chào mào thường lim dim và đi phân lỏng, cho chim ăn xong được vài giây sau lại ị ra y như vậy
– Chim nhìn rất mệt mỏi, không linh hoạt, khi thấy người đến gần cũng không tránh né như bình thường.
Trong trường hợp như thế thì đến 80% là chim chào mào bị trúng gió. Cách chữa trị cho bệnh này cũng không có gì khó khăn, các bạn cứ tiến hành theo các bước như sau thì chim sẽ mau chóng khỏi bệnh thôi :
– Không nên cố ép cho chim ăn để bị mắc cổ, vì chim yếu quá dễ bị ngạt thở.
– Dùng cây kim vạch mông chào mào ra chích vào phần đỉnh nho nhỏ của phao câu và nặn nó ra một chút.
– Bôi dầu gió vào phao câu chim, hai nách cánh chim và lòng bàn chân của chim, có thể cho một chút ít vào mũi của chào mào nhưng phải cực kỳ cẩn thận nếu không sẽ làm mắt chào mào bị cay.
– Tủ áo lồng lại chỉ để hở ra một tí để theo dõi, vẫn cần chuẩn bị thức ăn đầy đủ để khi nào chào mào đói là có thể ăn ngay.
– Nhỏ dầu gió vào bố lồng
– Thời gian này tuyệt đối không được tắm cho chào mào nữa, tránh để chúng bị cảm lạnh hay lại trúng gió.
– Nếu có trầm nên kẹp một ít vào nan lồng, kị gió rất tốt.
Đây là những mẹo nhỏ mà nhiều người đã nuôi chào mào cho biết, rất hiệu quả và hữu ích. Chúc các bạn nuôi thành công một chú chào mào khỏe mạnh, hót hay như mong muốn.