Tại sao mèo hay cắn? Nghiên cứu, tìm hiểu hành vi, động tác cắn xé của mèo giúp chủ hiểu được trạng thái tâm lý mèo của mình, thậm chí đề phòng các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng con người. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn biết tại sao mèo hay cắn, cách trị mèo hay cắn chủ, vì sao mèo hay cắn nhau.
Những chủ nuôi mèo thường nói với bạn rằng những hành vi của chú mèo cưng không có nghĩa gì cả. Hầu hết chúng ta chấp nhận nó như điều hiển nhiên mà không bao giờ thực sự hiểu hành vi của những con mèo thực sự có nghĩa gì. Nếu bạn không phải là người am hiểu về mèo, thì việc cố gắng giải thích những gì đang diễn ra trong đầu một con mèo sẽ khiến bạn đau đầu.
Hiểu rõ nguyên nhân tại sao mèo hay cắn?
Thật khó có thể tin được rằng: thói quen cắn chủ ở mèo lại chính là một hình thức chuyển tải các thông tin cần thiết. Ví dụ như: thể hiện tình cảm, phản ứng tự vệ khi có nguy cơ bị tấn công, phản xạ giao phối hoặc các thông báo ốm đau, tổn thương, bệnh dịch.
Ngoài ra, nhiều chú mèo có thói quen cào cắn đồ đạc trong nhà. Tại sao mèo hay cắn đồ đạc, đó không phải vì chúng thích như vậy. Mà vì chú mèo ấy cần thường xuyên cào móng để giữ cho móng vuốt của mình được sắc và khỏe. Mặc dù có thể khá tốn thời gian để quen với điều đó.
Làm gì để huấn luyện mèo hay cắn?
Ngay từ khi mèo còn nhỏ, bạn không nên dùng tay để chơi đùa trực tiếp mèo con. Mèo con hay cắn vì chúng ngứa răng. Đặc biệt khi thay răng (3-4 tháng tuổi), mèo sẽ rất thích cắn đồ vật. Nên chơi đùa với mèo bằng dụng cụ, đóng vai trò như “cần câu nhử mồi” để tạo sự phấn khích cho mèo. Khiến chúng thích thú với việc đuổi bắt mồi nhưng không cho cắn mồi.
Luôn sử dụng đồ chơi loại câu cá khi chơi với con mèo con. Tặng cho mèo con những con chuột đồ chơi hoặc đồ chơi nhỏ để chúng tự chơi riêng. Cứ như vậy, khi lớn lên mèo sẽ rất ít cắn xé.
Các trường hợp mèo hay cắn chủ:
1. Sờ vào những vùng cấm trên cơ thể mèo. Những chú mèo không thích sờ vào số bộ phận cơ thể: chân sau, móng, ngực. Dù là chủ nhân, nhưng bạn không nên đụng chạm vào các vị trí trên. Khi bị bất ngờ mèo sẽ cắn bạn vì đó là bản năng tự bảo vệ của chúng.
2. Các tiếng động mèo rất ghét: tiếng chó sủa, tiếng máy hút bụi hoặc máy sấy tóc. Tiếng động bất ngờ sẽ làm mèo giật mình, lâu dần khiến chúng cáu bẳn, khó tính. Khi sấy khô sau tắm cho mèo bạn nên để máy sấy ở mức độ nhẹ, nên lau khô bằng khăn trước khi sấy lông.
3. Khi mèo đến nơi lạ hoặc gặp người lạ: Mèo ở nhà bạn là của bạn, nhưng khi mang đến chỗ lạ mèo rất dễ thay đổi tính tình, thậm chí cắn bạn để chạy trốn. Người lạ tiếp cận mèo rất khó, mèo rất ghét các bác sỹ thú y tiêm khám mèo bằng các động tác thô bạo.
4. Mèo bị xích nhốt. Việc xích hoặc nhốt mèo một chỗ thường xuyên sẽ thay đổi tập tính của mèo. Những chú mèo không được tự do thường bị ức chế thần kinh trở nên dữ tợn.
5. Mèo đang nuôi con, phản ứng bảo vệ con có thể rất dữ. Mèo đang đánh nhau, đang vờn nhau chuẩn bị giao phối, nếu đến gần mèo sẽ cắn bạn.
6. Khi mèo cắn…”nhầm” ! Khi bạn chơi đùa với mèo, các động tác đùa chơi với mèo quá mạnh, quá đau hoặc gây bất ngờ, chúng sẽ cắn lại bạn. Hoặc khi bạn nhử mồi cho mèo ăn.
Tại sao mèo hay cắn: khi chúng gặp vấn đề sức khỏe
Hãy thông báo ngay cho bác sỹ thú y nếu chú mèo nhà bạn gặp phải những trường hợp sau:
1. Đau, chấn thương: Phản ứng đau cắn khi sờ vào các vị trí tổn thương.
2. Bệnh Dại: Đặc biệt nguy hiểm vì mèo có thể tấn công cắn xé bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Chúng không phân biệt người lạ hay chủ nhân. Nếu nghi có dấu hiệu này cần nhốt quản lý chắc chắn và mời bác sỹ thú y khám. Không được để mèo cắn người và con vật khác.
Cách trị mèo hay cắn đồ đạc
Hãy cung cấp cho chú ấy một chiếc trụ cào móng. Đây là điều bạn nên làm để giúp mèo cưng thỏa mãn nhu cầu của mình. Bạn có thể ngăn chặn việc mèo cào xé đồ đạc bằng cách di chuyển đi các vật chú có thể cào, che phủ đồ đạc. Hoặc thậm chí dán hai lớp băng keo hoặc giấy nhám/giấy ráp lên nền nhà nơi mèo cưng thường đứng cào.
Nếu không thể ngăn chặn việc mèo yêu cào móng, thì bạn có thể tỉa bớt móng của mèo theo định kì.
Việc lặp đi lặp lại sẽ khiến bé trở thành thói quen. Vì vậy hãy là những sen vừa kiên nhẫn vừa yêu thương theo đúng cách của những người văn minh yêu động vật nhé
Những chủ nuôi mèo thường nói với bạn rằng những hành vi của chú mèo cưng không có nghĩa gì cả. Hầu hết chúng ta chấp nhận nó như điều hiển nhiên mà không bao giờ thực sự hiểu hành vi của những con mèo thực sự có nghĩa gì. Nếu bạn không phải là người am hiểu về mèo, thì việc cố gắng giải thích những gì đang diễn ra trong đầu một con mèo sẽ khiến bạn đau đầu.
Hiểu rõ nguyên nhân tại sao mèo hay cắn?
Thật khó có thể tin được rằng: thói quen cắn chủ ở mèo lại chính là một hình thức chuyển tải các thông tin cần thiết. Ví dụ như: thể hiện tình cảm, phản ứng tự vệ khi có nguy cơ bị tấn công, phản xạ giao phối hoặc các thông báo ốm đau, tổn thương, bệnh dịch.
Ngoài ra, nhiều chú mèo có thói quen cào cắn đồ đạc trong nhà. Tại sao mèo hay cắn đồ đạc, đó không phải vì chúng thích như vậy. Mà vì chú mèo ấy cần thường xuyên cào móng để giữ cho móng vuốt của mình được sắc và khỏe. Mặc dù có thể khá tốn thời gian để quen với điều đó.
Làm gì để huấn luyện mèo hay cắn?
Ngay từ khi mèo còn nhỏ, bạn không nên dùng tay để chơi đùa trực tiếp mèo con. Mèo con hay cắn vì chúng ngứa răng. Đặc biệt khi thay răng (3-4 tháng tuổi), mèo sẽ rất thích cắn đồ vật. Nên chơi đùa với mèo bằng dụng cụ, đóng vai trò như “cần câu nhử mồi” để tạo sự phấn khích cho mèo. Khiến chúng thích thú với việc đuổi bắt mồi nhưng không cho cắn mồi.
Luôn sử dụng đồ chơi loại câu cá khi chơi với con mèo con. Tặng cho mèo con những con chuột đồ chơi hoặc đồ chơi nhỏ để chúng tự chơi riêng. Cứ như vậy, khi lớn lên mèo sẽ rất ít cắn xé.
Các trường hợp mèo hay cắn chủ:
1. Sờ vào những vùng cấm trên cơ thể mèo. Những chú mèo không thích sờ vào số bộ phận cơ thể: chân sau, móng, ngực. Dù là chủ nhân, nhưng bạn không nên đụng chạm vào các vị trí trên. Khi bị bất ngờ mèo sẽ cắn bạn vì đó là bản năng tự bảo vệ của chúng.
2. Các tiếng động mèo rất ghét: tiếng chó sủa, tiếng máy hút bụi hoặc máy sấy tóc. Tiếng động bất ngờ sẽ làm mèo giật mình, lâu dần khiến chúng cáu bẳn, khó tính. Khi sấy khô sau tắm cho mèo bạn nên để máy sấy ở mức độ nhẹ, nên lau khô bằng khăn trước khi sấy lông.
3. Khi mèo đến nơi lạ hoặc gặp người lạ: Mèo ở nhà bạn là của bạn, nhưng khi mang đến chỗ lạ mèo rất dễ thay đổi tính tình, thậm chí cắn bạn để chạy trốn. Người lạ tiếp cận mèo rất khó, mèo rất ghét các bác sỹ thú y tiêm khám mèo bằng các động tác thô bạo.
4. Mèo bị xích nhốt. Việc xích hoặc nhốt mèo một chỗ thường xuyên sẽ thay đổi tập tính của mèo. Những chú mèo không được tự do thường bị ức chế thần kinh trở nên dữ tợn.
5. Mèo đang nuôi con, phản ứng bảo vệ con có thể rất dữ. Mèo đang đánh nhau, đang vờn nhau chuẩn bị giao phối, nếu đến gần mèo sẽ cắn bạn.
6. Khi mèo cắn…”nhầm” ! Khi bạn chơi đùa với mèo, các động tác đùa chơi với mèo quá mạnh, quá đau hoặc gây bất ngờ, chúng sẽ cắn lại bạn. Hoặc khi bạn nhử mồi cho mèo ăn.
Tại sao mèo hay cắn: khi chúng gặp vấn đề sức khỏe
Hãy thông báo ngay cho bác sỹ thú y nếu chú mèo nhà bạn gặp phải những trường hợp sau:
1. Đau, chấn thương: Phản ứng đau cắn khi sờ vào các vị trí tổn thương.
2. Bệnh Dại: Đặc biệt nguy hiểm vì mèo có thể tấn công cắn xé bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Chúng không phân biệt người lạ hay chủ nhân. Nếu nghi có dấu hiệu này cần nhốt quản lý chắc chắn và mời bác sỹ thú y khám. Không được để mèo cắn người và con vật khác.
Cách trị mèo hay cắn đồ đạc
Hãy cung cấp cho chú ấy một chiếc trụ cào móng. Đây là điều bạn nên làm để giúp mèo cưng thỏa mãn nhu cầu của mình. Bạn có thể ngăn chặn việc mèo cào xé đồ đạc bằng cách di chuyển đi các vật chú có thể cào, che phủ đồ đạc. Hoặc thậm chí dán hai lớp băng keo hoặc giấy nhám/giấy ráp lên nền nhà nơi mèo cưng thường đứng cào.
Nếu không thể ngăn chặn việc mèo yêu cào móng, thì bạn có thể tỉa bớt móng của mèo theo định kì.
Việc lặp đi lặp lại sẽ khiến bé trở thành thói quen. Vì vậy hãy là những sen vừa kiên nhẫn vừa yêu thương theo đúng cách của những người văn minh yêu động vật nhé
Nguồn Bacsithuy