Nếu sử dụng đúng cách thì đây là một công cụ hữu dụng. Tuy nhiên, có những điều quan trọng cần xem xét trước khi sử dụng loại thức ăn này cho mèo hoặc chó cưng. Ngoài việc thảo luận với bác sĩ thú y cách cho ăn tốt nhất (người biết chi tiết tiền sử bệnh lý của thú cưng của bạn), chúng tôi đã hỏi chuyên gia một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thức ăn cho thú nuôi, cũng như một số nguyên tắc trước khi bạn mở hộp thức ăn vặt.
1. Đồ ăn vặt có những thành phần gì?
Cũng giống như thức ăn hàng ngày cho thú cưng, bạn có thể muốn xem xét việc cung cấp một món ăn vặt “đầy đủ và cân đối” cho chú mèo hay chú chó của bạn. Những món này sẽ có sự kết hợp của các chất dinh dưỡng và vitamin mà thú cưng của bạn cần để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối. Bạn sẽ thấy những từ ngữ này trên nhãn của từng món ăn vặt cụ thể, Louise Murray – Phó chủ tịch của Bệnh viện thú y ASPCA Bergh Memorial, và bạn có thể nhìn vào danh sách thành phần để xác định xem nó có tốt cho sức khỏe của thú cưng hay không. Không nên để những món ăn vặt không lành mạnh chiếm một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của thú cưng (thường khuyến nghị là các đồ ăn vặt nên chiếm không quá 10% tổng lượng calo hàng ngày của vật nuôi), vì chúng sẽ làm loãng lượng hấp thụ chất dinh dưỡng hàng ngày của thú cưng. Bạn cũng nên chú ý cẩn thận với các món ăn vặt chứa lượng muối và natri cao, vì chúng có thể gây ra rắc rối cho thú cưng của bạn.
“Bệnh viện chúng tôi đã tiếp nhận những trường hợp chó mèo đi tiểu bậy trong nhà hoặc uống nước quá nhiều bởi vì chúng được cho ăn các món ăn vặt mặn”, tiến sĩ Murray nói. Lượng natri thích hợp phụ thuộc vào chú chó hay chú mèo, nhưng cẩn thận đối với những đồ ăn vặt nhiều muối và kiểm tra xem nếu vật nuôi của bạn đang uống quá nhiều nước.”
2. Thức ăn vặt nào có lợi cho sức khỏe?
Một số thức ăn sẵn được cho là tốt cho răng thú nuôi bởi có tác dụng làm giảm cao răng và ngăn ngừa viêm lợi, bác sĩ Murray gợi ý liên hệ với bác sĩ thú y của bạn để có được gợi ý về thức ăn sẵn tốt nhất cho răng của thú cưng của bạn. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm thương mại được thiết kế để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát tình hình sức khỏe bên trong cơ thể của thú cưng. Nếu chó hoặc mèo cưng của bạn đang sử dụng các loại thực phẩm chữa bệnh hoặc theo chế độ ăn uống đặc biệt, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng thức ăn sẵn cho chúng cũng tuân theo các hướng dẫn chế độ ăn uống như các loại thực phẩm khô hoặc ướt khác. Theo bác sĩ Murray, thức ăn sẵn cho thú nuôi thường bị dị ứng cũng cần được theo dõi tương tự như cách theo dõi các thức ăn khác, đặc biệt là những thú cưng có làn da dễ dị ứng hoặc phản ứng đường tiêu hóa đối với một số loại thức ăn nhất định.
”Cho dù thú cưng chỉ bị dị ứng với một thành phần nhỏ trong thức ăn cũng có thể gây ra phản ứng xấu, vì vậy cần tìm loại thức ăn không gây dị ứng cho thú cưng của bạn”, tiến sĩ Murray nói. “Nếu thú cưng của bạn có bất kỳ loại bệnh hoặc chế độ ăn uống đặc biệt, bạn cũng nên kiểm tra với bác sĩ thú y trước khi cho chúng ăn bất kỳ loại thức ăn sẵn hay thức ăn của người nào bởi vì những thức ăn này có thể làm bệnh nặng thêm hay làm mất tác dụng của chế độ ăn đặc biệt.”
3. Có một sự khác biệt nào giữa thức ăn “tự nhiên” và “nhân tạo” không?
Theo Hiệp hội Kiểm soát thức ăn chính thức của Mỹ (AAFCO) thuật ngữ “tự nhiên” là bất kỳ thức ăn hoặc thành phần “có nguồn gốc từ thực vật, động vật hoặc khai thác, chưa qua chế biến hoặc cơ học, nhiệt học, vôi hóa, thanh lọc, khai thác, thủy phân, phân hủy bằng emzim hoặc lên men, nhưng không trải qua quá trình tổng hợp về mặt hóa học.” Thuật ngữ “hữu cơ”, theo AAFCO, đề cập đến thức ăn công thức hoặc một thành phần cụ thể trong thức ăn công thức được sản xuất và xử lý phù hợp với các yêu cầu của chương trình hữu cơ quốc gia USDA (7CFR Phần 205).
Nếu thấy định nghĩa trên có vẻ khó hiểu tốt nhất là đọc mục thành phần cẩn thận và trao đổi với bác sĩ thú y. Anh hoặc cô ấy có thể giúp bạn xác định xem liệu chó yêu hay mèo cưng cần ăn thức ăn có chứa chất dinh dưỡng gì, cũng như đưa ra những lời khuyên về thức ăn chúng không nên ăn. Ví dụ, “nếu có chứa nhiều natri, chất tạo màu và hương vị nhân tạo ở mục thành phần,” Bác sĩ Murray nói, “bạn sẽ thấy rằng những thức ăn này không phải là tốt cho sức khỏe”.
4. Liệu có loại thức ăn vặt nào gây nguy hiểm cho thú cưng không?
Thức ăn chứa quá nhiều natri hay chất béo có thể gây nguy hiểm cho thú cưng. Một loại thức ăn vặt khác cần cảnh giác là thịt nạc ăn sẵn không do Mỹ sản xuất, chúng là loại thức ăn được biết đến gây ra các bệnh nghiêm trọng về thận ở thú nuôi.
Bác sĩ Murray nói: “Tôi khuyên bạn không nên mua cá c loại thức ăn vặt mà không được sản xuất tại Mỹ vì đã có vấn đề độc tính nguy hiêm xảy ra đối với loại thức ăn này” và “Người sở hữu thú nuôi phải cảnh giác bằng cách để ý tin tức trên báo hay danh sách thu hồi thức ăn và thuốc của cơ quan có thẩm quyền.”
5. Thức ăn của người có hợp với thú cưng?
Một sai lầm phổ biến khi cho thú nuôi ăn là cho chúng ăn thức ăn giàu chất béo, nhiều gia vị và lạ lẫm với hệ tiêu hóa của chúng. Bác sĩ Murray nói: những thực phẩm giàu dinh dưỡng này có thể gây viêm tụy và một số bệnh nghiêm trọng khác. Bạn cũng nên tránh cho chó cưng ăn tỏi, hành tây và nho, vì chúng có thể gây ngộ độc, thậm chí gây tử vong ở loài chó. Bác sĩ Murray chỉ khuyến cáo cho thú cưng của bạn ăn nhạt, cho ăn thức ăn giống như thức ăn dành cho trẻ em, và chắc chắn là bạn đã trao đổi về việc cho thú cưng ăn thức ăn của người với bác sĩ thú y, đặc biệt là khi chúng có hiện tượng dị ứng thức ăn hay chúng có chế độ ăn uống đặc biệt.
6. Liệu có nên cho thú cưng ăn quá nhiều đồ ăn vặt?
Bác sĩ Murray nói: “Cho thú cưng ăn quá nhiều đồ ăn vặt là sai lầm số 1 chủ nuôi mắc phải”, và sai lầm này có thể dẫn đến thú cưng mắc bệnh béo phì. Rất dễ bị mất kiểm soát lượng thức ăn sẵn bạn có thể cho thú cưng ăn, nhất là trường hợp nhiều thành viên trong gia đình tham gia chăm sóc thú cưng tại các thời điểm khác nhau trong ngày. “Theo dõi lượng thức ăn vặt cho thú cưng ăn bằng cách đặt ra một lượng nhất định chúng được phép ăn trong một ngày. Bạn nên trao đổi với bác sỹ thú y về lượng thức ăn vặt thú cưng nên ăn trong một ngày và cố định lượng thức ăn vặt đủ cho một ngày.
7. Cách tốt nhất để cho thú cưng ăn thức ăn vặt là gì?
Theo bác sĩ Murray, thức ăn vặt cực kỳ hữu ích trong việc thay đổi hành vi của thú nuôi, huấn luyện chúng làm những hành động mới, củng cố hành vi tốt, hay giúp thú cưng vượt qua nỗi sợ của chúng. Khi sử dụng thức ăn sẵn làm động lực để thay đổi hành vi của thú cưng và thưởng cho chúng vì làm tốt một việc gì đó, hãy chú ý lượng thức ăn bạn cho chúng. Bác sĩ Murray nói: chia thức ăn thành những miếng nhỏ và thưởng cho chúng dần dần trong suốt buổi tập. Việc này sẽ khiến chúng gắn kết với việc tập luyện và tránh việc chúng ăn quá nhiều một lúc. Điều này cũng giúp chúng ta ghi nhớ rằng phần thưởng cho vật nuôi không nhất thiết phải là thức ăn.
Bác sĩ Murray nói: “Nếu bạn đang huấn luyện chó cưng và muốn giới hạn lượng thức ăn sẵn vặt chúng được ăn, bạn có thể dùng cách khác để thưởng khi chúng làm tốt hành động nào đó như khen ngợi và cưng nựng chúng”.
8. Những điều gì cần tránh khi sử dụng thức ăn vặt làm phần thưởng trong huấn luyện thú nuôi?
Để buổi huấn luyện thành công bạn cần chắc chắn rằng thức ăn sẵn – phần thưởng phải “rất ngon” hay “đặc biệt”. Thử nghiệm và tìm xem thú cưng của bạn thích ăn loại nào và chuẩn bị sẵn loại đó để thu hút sự chú ý của chúng và thưởng khi thú cưng làm tốt. Bác sĩ Murray nói: “Bạn cũng sẽ cần phải đảm bảo thưởng cho chúng ngay khi chúng làm được một hành động tốt vì thưởng chậm có thể khiến chúng không còn động lực nữa”
1. Đồ ăn vặt có những thành phần gì?
Cũng giống như thức ăn hàng ngày cho thú cưng, bạn có thể muốn xem xét việc cung cấp một món ăn vặt “đầy đủ và cân đối” cho chú mèo hay chú chó của bạn. Những món này sẽ có sự kết hợp của các chất dinh dưỡng và vitamin mà thú cưng của bạn cần để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối. Bạn sẽ thấy những từ ngữ này trên nhãn của từng món ăn vặt cụ thể, Louise Murray – Phó chủ tịch của Bệnh viện thú y ASPCA Bergh Memorial, và bạn có thể nhìn vào danh sách thành phần để xác định xem nó có tốt cho sức khỏe của thú cưng hay không. Không nên để những món ăn vặt không lành mạnh chiếm một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của thú cưng (thường khuyến nghị là các đồ ăn vặt nên chiếm không quá 10% tổng lượng calo hàng ngày của vật nuôi), vì chúng sẽ làm loãng lượng hấp thụ chất dinh dưỡng hàng ngày của thú cưng. Bạn cũng nên chú ý cẩn thận với các món ăn vặt chứa lượng muối và natri cao, vì chúng có thể gây ra rắc rối cho thú cưng của bạn.
“Bệnh viện chúng tôi đã tiếp nhận những trường hợp chó mèo đi tiểu bậy trong nhà hoặc uống nước quá nhiều bởi vì chúng được cho ăn các món ăn vặt mặn”, tiến sĩ Murray nói. Lượng natri thích hợp phụ thuộc vào chú chó hay chú mèo, nhưng cẩn thận đối với những đồ ăn vặt nhiều muối và kiểm tra xem nếu vật nuôi của bạn đang uống quá nhiều nước.”
2. Thức ăn vặt nào có lợi cho sức khỏe?
Một số thức ăn sẵn được cho là tốt cho răng thú nuôi bởi có tác dụng làm giảm cao răng và ngăn ngừa viêm lợi, bác sĩ Murray gợi ý liên hệ với bác sĩ thú y của bạn để có được gợi ý về thức ăn sẵn tốt nhất cho răng của thú cưng của bạn. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm thương mại được thiết kế để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát tình hình sức khỏe bên trong cơ thể của thú cưng. Nếu chó hoặc mèo cưng của bạn đang sử dụng các loại thực phẩm chữa bệnh hoặc theo chế độ ăn uống đặc biệt, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng thức ăn sẵn cho chúng cũng tuân theo các hướng dẫn chế độ ăn uống như các loại thực phẩm khô hoặc ướt khác. Theo bác sĩ Murray, thức ăn sẵn cho thú nuôi thường bị dị ứng cũng cần được theo dõi tương tự như cách theo dõi các thức ăn khác, đặc biệt là những thú cưng có làn da dễ dị ứng hoặc phản ứng đường tiêu hóa đối với một số loại thức ăn nhất định.
”Cho dù thú cưng chỉ bị dị ứng với một thành phần nhỏ trong thức ăn cũng có thể gây ra phản ứng xấu, vì vậy cần tìm loại thức ăn không gây dị ứng cho thú cưng của bạn”, tiến sĩ Murray nói. “Nếu thú cưng của bạn có bất kỳ loại bệnh hoặc chế độ ăn uống đặc biệt, bạn cũng nên kiểm tra với bác sĩ thú y trước khi cho chúng ăn bất kỳ loại thức ăn sẵn hay thức ăn của người nào bởi vì những thức ăn này có thể làm bệnh nặng thêm hay làm mất tác dụng của chế độ ăn đặc biệt.”
3. Có một sự khác biệt nào giữa thức ăn “tự nhiên” và “nhân tạo” không?
Theo Hiệp hội Kiểm soát thức ăn chính thức của Mỹ (AAFCO) thuật ngữ “tự nhiên” là bất kỳ thức ăn hoặc thành phần “có nguồn gốc từ thực vật, động vật hoặc khai thác, chưa qua chế biến hoặc cơ học, nhiệt học, vôi hóa, thanh lọc, khai thác, thủy phân, phân hủy bằng emzim hoặc lên men, nhưng không trải qua quá trình tổng hợp về mặt hóa học.” Thuật ngữ “hữu cơ”, theo AAFCO, đề cập đến thức ăn công thức hoặc một thành phần cụ thể trong thức ăn công thức được sản xuất và xử lý phù hợp với các yêu cầu của chương trình hữu cơ quốc gia USDA (7CFR Phần 205).
Nếu thấy định nghĩa trên có vẻ khó hiểu tốt nhất là đọc mục thành phần cẩn thận và trao đổi với bác sĩ thú y. Anh hoặc cô ấy có thể giúp bạn xác định xem liệu chó yêu hay mèo cưng cần ăn thức ăn có chứa chất dinh dưỡng gì, cũng như đưa ra những lời khuyên về thức ăn chúng không nên ăn. Ví dụ, “nếu có chứa nhiều natri, chất tạo màu và hương vị nhân tạo ở mục thành phần,” Bác sĩ Murray nói, “bạn sẽ thấy rằng những thức ăn này không phải là tốt cho sức khỏe”.
4. Liệu có loại thức ăn vặt nào gây nguy hiểm cho thú cưng không?
Thức ăn chứa quá nhiều natri hay chất béo có thể gây nguy hiểm cho thú cưng. Một loại thức ăn vặt khác cần cảnh giác là thịt nạc ăn sẵn không do Mỹ sản xuất, chúng là loại thức ăn được biết đến gây ra các bệnh nghiêm trọng về thận ở thú nuôi.
Bác sĩ Murray nói: “Tôi khuyên bạn không nên mua cá c loại thức ăn vặt mà không được sản xuất tại Mỹ vì đã có vấn đề độc tính nguy hiêm xảy ra đối với loại thức ăn này” và “Người sở hữu thú nuôi phải cảnh giác bằng cách để ý tin tức trên báo hay danh sách thu hồi thức ăn và thuốc của cơ quan có thẩm quyền.”
5. Thức ăn của người có hợp với thú cưng?
Một sai lầm phổ biến khi cho thú nuôi ăn là cho chúng ăn thức ăn giàu chất béo, nhiều gia vị và lạ lẫm với hệ tiêu hóa của chúng. Bác sĩ Murray nói: những thực phẩm giàu dinh dưỡng này có thể gây viêm tụy và một số bệnh nghiêm trọng khác. Bạn cũng nên tránh cho chó cưng ăn tỏi, hành tây và nho, vì chúng có thể gây ngộ độc, thậm chí gây tử vong ở loài chó. Bác sĩ Murray chỉ khuyến cáo cho thú cưng của bạn ăn nhạt, cho ăn thức ăn giống như thức ăn dành cho trẻ em, và chắc chắn là bạn đã trao đổi về việc cho thú cưng ăn thức ăn của người với bác sĩ thú y, đặc biệt là khi chúng có hiện tượng dị ứng thức ăn hay chúng có chế độ ăn uống đặc biệt.
6. Liệu có nên cho thú cưng ăn quá nhiều đồ ăn vặt?
Bác sĩ Murray nói: “Cho thú cưng ăn quá nhiều đồ ăn vặt là sai lầm số 1 chủ nuôi mắc phải”, và sai lầm này có thể dẫn đến thú cưng mắc bệnh béo phì. Rất dễ bị mất kiểm soát lượng thức ăn sẵn bạn có thể cho thú cưng ăn, nhất là trường hợp nhiều thành viên trong gia đình tham gia chăm sóc thú cưng tại các thời điểm khác nhau trong ngày. “Theo dõi lượng thức ăn vặt cho thú cưng ăn bằng cách đặt ra một lượng nhất định chúng được phép ăn trong một ngày. Bạn nên trao đổi với bác sỹ thú y về lượng thức ăn vặt thú cưng nên ăn trong một ngày và cố định lượng thức ăn vặt đủ cho một ngày.
7. Cách tốt nhất để cho thú cưng ăn thức ăn vặt là gì?
Theo bác sĩ Murray, thức ăn vặt cực kỳ hữu ích trong việc thay đổi hành vi của thú nuôi, huấn luyện chúng làm những hành động mới, củng cố hành vi tốt, hay giúp thú cưng vượt qua nỗi sợ của chúng. Khi sử dụng thức ăn sẵn làm động lực để thay đổi hành vi của thú cưng và thưởng cho chúng vì làm tốt một việc gì đó, hãy chú ý lượng thức ăn bạn cho chúng. Bác sĩ Murray nói: chia thức ăn thành những miếng nhỏ và thưởng cho chúng dần dần trong suốt buổi tập. Việc này sẽ khiến chúng gắn kết với việc tập luyện và tránh việc chúng ăn quá nhiều một lúc. Điều này cũng giúp chúng ta ghi nhớ rằng phần thưởng cho vật nuôi không nhất thiết phải là thức ăn.
Bác sĩ Murray nói: “Nếu bạn đang huấn luyện chó cưng và muốn giới hạn lượng thức ăn sẵn vặt chúng được ăn, bạn có thể dùng cách khác để thưởng khi chúng làm tốt hành động nào đó như khen ngợi và cưng nựng chúng”.
8. Những điều gì cần tránh khi sử dụng thức ăn vặt làm phần thưởng trong huấn luyện thú nuôi?
Để buổi huấn luyện thành công bạn cần chắc chắn rằng thức ăn sẵn – phần thưởng phải “rất ngon” hay “đặc biệt”. Thử nghiệm và tìm xem thú cưng của bạn thích ăn loại nào và chuẩn bị sẵn loại đó để thu hút sự chú ý của chúng và thưởng khi thú cưng làm tốt. Bác sĩ Murray nói: “Bạn cũng sẽ cần phải đảm bảo thưởng cho chúng ngay khi chúng làm được một hành động tốt vì thưởng chậm có thể khiến chúng không còn động lực nữa”