Thỏ Hướng dẫn nuôi thỏ từ A đến Z

  • Người khởi tạo Yêu Pet
  • 0
  • 1,537

Yêu Pet

Sen cấp 4
Bài viết
611
Thích
103
Điểm
38
Best Tư vấn
0
Xu
545
Chủ Top
#1
Nói Sơ qua về đặc tính của loài thỏ nói chung. Thỏ sinh sản nhanh, dễ tạo đàn. Thỏ nhà có khoảng 80 loại, căn cứ theo trọng lượng hoặc theo màu sắc lông để chia nhóm giống thỏ. Trọng lượng từ 0,9-2,7 kg (thỏ nhỏ con) điển hình như thỏ Sư tử lion head, từ 2,8-4 kg (thỏ trung bình) như thỏ việt nam, từ 4,1-5 kg (thỏ to con), trên 5 kg (thỏ khổng lồ).
– Thỏ nhỏ thường là các loại thỏ kiểng mini, thỏ sư tử lion head, thỏ minilop thái lan… chúng chỉ được nuôi làm cảnh, thú cưng .
– Thỏ trung bình và hơi to con thường ăn ít, lớn nhanh, thịt ngon, xương nhỏ, nuôi lấy thịt có lợi.
– Thỏ khổng lồ ăn nhiều, xương to, ít thịt, sinh sản chậm, hiệu quả kinh tế thấp.



thỏ sư tử thuộc loại thỏ nhỏ (kích cỡ lớn nhất chỉ có 2kg) với bộ lông xù, thỏ lion head thường chỉ dùng làm thú cưng


Con thỏ giống tốt được nuôi từ 6 tuần đến 5 tháng phải hội đủ tiêu chuẩn: Vành tai bóng và sạch; bàn chân và kẽ chân không ghẻ; mí mắt không sưng và tròng mắt trong; bộ lông mịn và sáng; bụng mềm có lông xốp; đuôi không dính phân ướt, da lưng mềm và không tróc lông; cục phân to tròn và khô; thỏ chắc thịt, hiếu động, được tiêm ngừa đầy đủ.

Khi có ý định nuôi thỏ thì bạn phải làm gì?
Không nên chọn mua thỏ đang có thai hoặc đã sinh sản về nuôi; thỏ đang mang thai di chuyển có thể chết hoặc đẻ non; thỏ đi khập khiễng, lưng uốn cong, cào chân, liếm lông, nghiến răng, hơi thở nhanh… là dấu hiệu thỏ bệnh. Khi thỏ bị bệnh đường ruột, viêm vú, viêm thận, viêm tinh hoàn, bệnh đường hô hấp thuốc điều trị tốn kém gấp nhiều lần giá trị một con thỏ.

Thứ đầu tiên bạn cần chuẩn bị đó là nơi ở cho Thỏ:
Nuôi thỏ phải thoáng mát, có ánh nắng ban mai lọt vào, dễ làm vệ sinh, có rào chắn chuột, mèo; chuồng có lưới sắt, có giá đỡ bằng sắt hoặc bằng cây có sơn phủ.
Qui cách chuồng phù hợp nhất là khối hộp chữ nhật, có thể chia làm 2 ngăn, mỗi ngăn có khay lưới đựng thức ăn thô xanh, máng đựng thức ăn tinh, máng đựng nước cho thỏ, kích thước vừa phải, bảo đảm vệ sinh và không hư hao.
Chuồng có thể làm 1 tầng hoặc 2 tầng, 1 tầng thì nắp mở mặt trên, 2 tầng thì cửa mở phía trước, dưới đáy tầng trên phải có khay hứng phân.

Và….phải cho thỏ ăn những gì nhỉ?
– Rau cỏ khô: Chọn rau cỏ loại nhiều protein và calcium, rửa sạch và phơi vừa khô như: cỏ lông, rau lang, rau muống, lá Trichintera…

– Cám viên: Cám viên phải cho ăn hạn định trong sáu tuần. Thức ăn phải có từ 15-23% chất xơ. Thỏ có khuynh hướng béo phì khi ăn cám, do đó phải hạn chế cho ăn cám sau 7 tháng tuổi. Thỏ cần được cung cấp chất xơ từ cỏ.



Cám viên là thức ăn chứa nhiều tinh bột cung cấp năng lượng cho thỏ, nhưng không nên cho thỏ ăn quá nhiều

– Xơ và protein: Lý tưởng nhất là từ 12-25% chất xơ, protein 14-15%, không dùng protein động vật, calcium 1%, chất béo thấp hơn 2%, bổ sung vitamin.

– Lượng thức ăn : Cám viên 5% đối với trọng lượng cơ thể, rau cỏ khô không hạn chế.



Cỏ khô, cỏ nén cung cấp nhiều chất sơ. Ít nước giúp các bé thỏ ít đi tiểu hơn (ít gây mùi hôi) có thể cho thỏ ăn thường xuyên

– Rau: Thỏ từ 2,7kg trở lên rất cần rau tươi nhất là rau lang, tránh các loại đậu, cà chua… Không nên cho thỏ ăn rau dại vì có thể gây ngộ độc cho thỏ. Nước đu đủ, nước dứa có tác dụng tiêu hoá lông trong bao tử thỏ, cho uống 1 muỗng canh/lần.

– Nước: Thỏ rất cần nước hơn các loài động vật khác. Một con thỏ cần 50- 200ml nước/ngày. Thỏ cái đẻ cần cho uống nước theo nhu cầu, có khi cần tới 500ml/ngày.

Nuôi thỏ đến lúc nó trưởng thành thì cũng phải làm “đám cuới” cho nó chớ hỉ!
Thỏ đực từ tháng thứ 8 trở đi và Thỏ cái từ tháng thứ 6 có thể sinh sản .Cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để giao phối, ngày hai lần vào buổi sáng và chiều.
Biểu hiện thỏ cái động dục: Thỏ cái nằm chổng mông, bỏ ăn, bứt lông mình, cắn máng ăn, máng uống, bới lung tung rơm rạ lót chuồng. Hai mép âm hộ lúc đầu hồng nhạt sau hồng đậm hoặc tím bầm. Cho thỏ cái phối giống lúc mép âm hộ có màu hồng đậm.
Bắt con cái sang chuồng của con đực để cho phối giống. Nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao.
Thời gian phối giống: Vào buổi sáng sớm hay chiều mát (3-4 giờ chiều), nếu thấy thỏ cái cụp đuôi xuống hay vùng vẫy không cho thỏ đực đến gần thì bắt thỏ cái ra, hôm sau thả lại vào chuồng thỏ đực. Khi con cái chịu đực rồi, con đực sẽ kêu lên một tiếng và nằm ngửa thở nhanh. Lúc đó đưa thỏ cái về chuồng. Mỗi thỏ cái cho phối 2 lần cách nhau khoảng 4 – 6 giờ.

Lưu ý:
Thỏ hay có hiện tượng chửa giả, chậm sinh và vô sinh: Khi thỏ động dục, nếu có những tấc nhân làm hưng phấn… đều kích thích trứng rụng, hình thành quá trình điều tiết hooc-mon ở cơ quan sinh dục cái, cản trở kỳ động dục tiếp theo và thỏ cái biểu hiện như chửa thật. Muốn biết được thỏ chửa thật hay chửa giả thì phải khám thai, sau khi phối dc 12 ngày.
Trường hợp chậm sinh và vô sinh, lâu ngày không động dục hoặc phối nhiều lần mà không có thai, có rất nhiều nguyên nhân:
– Thỏ đực, chưa thành thục về tính dục, già yếu hay bệnh tật… tính dục kém
– Thỏ cái, cơ quan sinh dục bị bệnh về tử cung, buồng trứng, rối loạn nội tiết (hooc-mon)…
– Thức ăn kém dinh dưỡng nhất là đạm, khoáng và sinh tố… hoặc do khẩu phần thức ăn quá đơn điệu, thỏ mập quá hay ốm quá…
– Nuôi dưỡng kém, chật chội, nóng nực, ẩm thấp, tối tăm, mưa tạt gió lùa.
Tất cả đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ, nếu do môi trường hoặc chăm sóc nuôi dưỡng có thể khắc phục được, còn nếu do bệnh tật thì nên loại thải sớm.

Sau khi chúng nó ” động phòng ” xong, khộng lâu sau là có thỏ baby ròi nha! …
Thỏ mang thai 34-35 ngày. Trước khi đẻ, cho thỏ ăn nhiều cám, củ cải, rau quả tươi để tránh táo bón và có nhiều sữa nuôi con, cho ăn cỏ phơi khô để tránh bụng chứa quá nhiều nước làm ép thai. Gần ngày đẻ, thỏ nằm duỗi dài, thời gian đẻ xong 1 – 2 giờ, nếu trời lạnh thắp đèn sưởi ấm ổ và thỏ con. Thỏ đẻ không thích ồn ào, ánh sáng và mùi thuốc lá.

Và đừng quên làm cho nhóc thỏ một cái ổ đẻ …
Ổ đẻ: Kích thước vừa phải, dài 50cm, rộng 35cm, cao 20cm, mặt trên có nắp đậy, một nửa cố định, một nửa làm cửa cho thỏ ra vào. 1- 2 ngày trước khi đẻ thỏ mẹ vào ổ nhổ lông bụng trộn với đồ lót để chuẩn bị đẻ. Cho nên, phải đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mang thai được 27-28 ngày và lấy ra khi thỏ con trên 20 ngày.
Thỏ thường đẻ vào ngày thứ 30 sau ngày phối giống, có thể sớm muộn hơn 2-3 ngày. Trước khi đẻ 1-2 ngày, thỏ mẹ thường cào bới ổ rồi nhổ lông đậy kín lại. Một số thỏ mẹ đẻ lứa đầu không biết nhổ lông làm ổ, hoặc đẻ con ra ngoài ổ đẻ ta cần nhổ lông bụng của nó và lấy đồ lót mềm của ổ khác làm tổ ấm rồi nhặt gom thỏ con đặt vào.
Thỏ con sơ sinh không có lông, không mở mắt, không đứng được, nên phải có tổ ấm trong ổ đẻ để bảo vệ chúng khỏi bị chết rét và sây sát.

Chăm sóc thỏ mẹ và thỏ con mới sinh:

* Thỏ mẹ :

– Khi thỏ đẻ và tiết sữa nuôi con cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt và nước uống đầy đủ, tránh hiện tượng thỏ mẹ ăn con do thiếu khoáng và nước.
– Thời gian này nên bổ sung cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn mía để phục hồi sức khoẻ nhanh, tiết sữa nhiều.
– Khi thỏ đẻ cần quan xát xem thỏ có đẻ ra ngoài ổ không, có nhổ lông làm ổ ấm không để có tác động hỗ trợ cho chúng như thu gọn con vào ổ, làm ổ cho chúng.
– Yếu tố quan trọng trong khi chăm sóc thỏ đẻ và thỏ mẹ nuôi con là phải đảm bảo môi trường không khí, lồng chuồng, ổ đẻ, thức ăn nước uống sạch sẽ, vì các mầm bệnh truyền nhiễm thường xâm nhập vào cơ thể qua đường sinh dục khi đẻ, qua tuyến sữa khi cho con bú và qua thức ăn nước uống khi sức đề kháng cơ thể bị giảm sút. Mầm bệnh từ con mẹ rất dễ lan truyền sang đàn con qua đường sữa mẹ và tiếp xúc trực tiếp.

* Chăm sóc thỏ sơ sinh :

– Sau khi thỏ đẻ xong, phải kiểm tra đàn con xem chúng có nằm tập trung không; có được phủ lông ấm không; bao nhiêu con và có con nào chết không. Nếu thấy thỏ con phân tán trong ổ thì phải thu chúng nằm gọn vào một nơi, lấy đồ lót phủ kín xung quanh thỏ con.
– Nhu cầu nhiệt độ môI trường xung quanh ổ đẻ lúc mới đẻ là 30-32oC. Cho nên khi thỏ đẻ cần kiểm tra xem con mẹ có nhổ lông làm tổ ấm cho con sơ sinh không, nhất là mùa đông. Nếu không, thì cần nhổ tỉa lông bụng quanh núm vú của con mẹ trộn với đồ lót mềm, khô, sạch làm ổ cho đàn con nằm.
– Hàng ngày phải kiểm tra ổ đẻ và đàn con, loại bỏ những phần lót ổ bị ướt. Sau một tuần thì thay hoàn toàn đồ lót ổ và sau 3 tuần thì bỏ ổ đẻ cho con ra ngoàI lồng. Mùa đông rét buốt cần dể ổ đẻ vào nơi ấm áp, kín gió, có thể phải đốt sưởi để thỏ con không bị chết lạnh.
– Thỏ mẹ chỉ vào ổ cho con bú một lần trong ngày đêm là đủ no. ĐôI khi mẹ vào ổ bới đàn con, nằm trong ổ “đi bậy” làm bẩn đồ lót ổ, có khi do sợ hãi vội nhảy vào ổ đẻ dẫm đạp vào đàn con làm chúng mất yên tĩnh. Do đó sau khi đẻ một ngày nên đưa ổ đẻ có nắp đậy kín ra khỏi lồng chuồng thỏ mẹ, buổi sáng sớm hàng ngày mới đưa vào và mở nắp để con mẹ nhảy vào cho con bú. Như vậy đàn con bú rất chóng no, con mẹ thoải mái, đàn con yên tĩnh, ổ đẻ sạch sẽ, đàn con ít bị nhiễm bệnh .
– Nếu thỏ đẻ nhiều hơn 8 con/lứa thì nên san bớt con sang đàn ít con, nhưng không chênh lệch nhau qua 2 ngày tuổi; mỗi đàn nên để tối đa 8 con vì thỏ mẹ chỉ có 8 núm vú. Khi san nên lấy đồ lót của ổ đẻ mới để lót tay đón thỏ đến để thỏ mẹ không phát hiện ra mùi lạ của thỏ mới.
– Thỏ mẹ đôi khi ăn thỏ con hoặc không cho con bú là do mẹ không có đủ sữa, khát nước. Trường hợp này thường xảy ra ở những thỏ mẹ đẻ lứa dầu, nuôi con vụng. Nếu thỏ mẹ nào ăn con lặp lại lần thứ hai thì phải loại bỏ.
– Hàng ngày, phải kểim tra đàn con kỹ lưỡng; phải xem chúng có bú no không. nếu con nào chết phải nhặt bỏ ra ngay. Nếu thỏ con đói sữa phải tìm nguyên nhân để khắc phục kịp thời. Có thể phải cho thỏ con bú nhờ mẹ khác.
– Thỏ mẹ nuôi con cần rất nhiều thức ăn và đủ nước uống để sản xuất sữa nhiều. Cho nên phải đáp ứng thoả mãn nhu cầu thức ăn và nước uống. Thỏ con phát triển rất nhanh.

+ Ban đầu thỏ con chỉ ngủ, ít hoạt động ngoài lúc bú mẹ. Thỏ con sơ sinh sau 15 giờ mới bắt đầu bú mẹ. Trong 18 ngày đầu, thỏ con sống và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ.
+ Hàng ngày phải kiểm tra thỏ con có được bú no không. Nếu thỏ no thì da căng, phẳng, 5-8 ngày đầu thấy bầu sữa màu hồng, căng phình ra ở khoang bụng, nằm yên tĩnh trong ổ ấm. Nếu thỏ con đói thì da nhăn nheo, bụng lép, cựa quạy? liên tục.

Khi thỏ con đói , cần xem vú mẹ có viêm không, mẹ có sữa không, thỏ con có bị hoặc thỏ mẹ không cho con bú để có biện pháp khắc phục kịp thời như nuôI ghép, cho bú nhờ, đIều trị bệnh

+ Khi chúng được 2 tuần tuổi thì lông bắt đầu mọc phủ kín mình, mở mắt và điđược.
+ Khi đàn con được 18-21 ngày tuổi thì ra ổ, chúng đã biết ăn thức ăn với mẹ. Từ lúc này cần tập cho thỏ con chuyển tiếp dần từ sữa mẹ sang thức ăn cứng.
+ Lúc 23-25 ngày tuổi cơ thể đã hấp thụ được 50% nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn của mẹ. Từ ngày thứ 26 sữa mẹ chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu dinh dưỡng của thỏ con. Cho nên từ khi thỏ con ra ổ cần hết sức chú ý đến đàn con bú mẹ và ăn được bao nhiêu để cung cấp thêm tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho con mẹ tránh thỏ con chết đói và suy dinh dưỡng.
+ Thức ăn thô xanh phải là loại rau lá cỏ non để thỏ con tập ăn được.

Từ đó trở đi, thỏ con giảm dần sữa mẹ và ăn được thức ăn ngày càng nhiều. Vì vậy, khẩu phần ăn của thỏ mẹ phải được tăng dần lên.

Tiếp đến sẽ là thời kỳ cai sữa thỏ:

– Phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, phương thức nuôi mà lượng sữa mẹ cao nhất vào ngày 15-21 của chu kỳ và giảm dần đến ngày thứ 35-42 thì cạn hẳn. Cho nên có thể cai sữa vào lúc 28-42 ngày tuổi. Lúc đó thỏ con đã ăn được thức ăn tinh, thô rồi.
– Nếu con mẹ đẻ dày (phối có chửa ngay sau khi đẻ) hoặc thỏ mẹ mắc bệnh, gầy yếu thì nên cai sữa sớm hơn. Nếu con mẹ đẻ thưa, nhiều sữa hoặc thể lực đàn con còn yếu thì cai sữa muộn hơn. Nhưng không nên cai sữa sớm trước 28 ngày dễ làm cho thỏ mẹ tắc sữa và cũng không nên cai sữa muộn sau 42 ngày gây ảnh hưởng đến sinh sản của thỏ mẹ lứa sau.
– Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến thỏ con khi cai sữa.

+ Thỏ con lúc này rất nhậy cảm với các bệnh tật vì nó đã mất sự bảo vệ của mẹ và hết nguồn kháng sinh tự nhiên từ sữa mẹ.
+ Hơn nữa thỏ thay lông lần đầu vào lúc 5-8 tuần tuổi, như vậy trùng với thời điểm cai sữa, nên sẽ tăng thêm tác nhân stress.
+ Khi cai sữa thường lại phải cân cá thể, phải vận chuyển sang lồng chuồng, chỗ nuôi khác cũng gây ảnh hưởng đén thỏ non.
+ Sau cai sữa, thỏ con phải ăn hoàn toàn thức ăn cứng, hết sữa mẹ.

=> Tất cả các yếu tố trên đã tác động cùng một thời đIểm, làm giảm sức đề kháng cơ thể của chúng. Đó là lý do mà tỷ lệ thỏ con sau cai sữa chết nhiều.

Có 3 phương pháp cai sữa:

+ Cai sữa truyền thống: Khi đến tuổi cai sữa, đưa toàn bộ đàn con sang chuồng mới để nuôi vỗ béo.
+ Nuôi thỏ con một giai đoạn: khi cai sữa, để thỏ con theo từng đàn riêng ngay tại lồng chuồng thỏ mẹ và chuyển thỏ mẹ đi ngăn lồng chuồng khác. Phương thức này tốt hơn phương thức cai sữa truyền thống.
+ Nuôi thỏ con bán giai đoạn: Đưa thỏ mẹ đi lồng chuồng khác, để đàn con nuôi tại chỗ thêm 2-3 tuần rồi mới chuyển đi nuôi chuồng khác.

– Thỏ thường chết nhiều trong giai đoạn sau cai sữa do rối loạn tiêu hoá, suy dinh dưỡng. Thỏ con từ 3-8 tuần tuổi có sức sinh trưởng lớn nhất, sau đó tốc độ tăng trọng giảm dần, đến 14 tuần tuổi trở đị tăng trọng chậm và tiêu tốn thức ăn lớn. Vì vậy sau khi cai sữa nên cho thỏ ăn theo định lượng tăng dần, thức ăn hợp vệ sinh và chế biến hợp lý.
– Nếu giai đoạn này không đáp ứng nhu cầu thức ăn thì thỏ sẽ chậm lớn, sức đề kháng thấp sẽ sinh nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh cầu trùng. Đến thời kỳ vỗ béo, trên 9 tuần tuổi thì nên cho ăn khẩu phần tự do với những loại thức ăn giàu năng lượng như thóc, ngô, sắn, khoai, cơm nguội… và hạn chế thức ăn thô.

Chữa bệnh thỏ con sau cai sữa
Thỏ con sau khi cai sữa khoảng 1- 2 tháng tuổi, chết lai rai, có 3 nguyên nhân chính:

1- Bệnh đau bụng đi ngoài :
– Thực chất là rối loạn tiêu hóa, do thay đổi thức ăn đột ngột, hoặc do thức ăn, nước uống bẩn hoặc do thời tiết thay đổi, mưa tạt, gió lùa… Phân thỏ lỏng, hậu môn bê bết, thỏ kém ăn, lờ đờ, uống nước nhiều, gầy yếu rồi chết dần.
– Khi thấy hiện tượng thỏ bị đau bụng tiêu chảy, phải ngưng ngay thức ăn, nước uống và các yếu tố mất vệ sinh khác. Cho uống ngay nước chát, đặc của cây nhọ nồi, búp ổi… Có thể cho uống Sulfaganidin với liều 0,1g/kg thể trọng, liên tục trong 3 ngày.

2- Bệnh cầu trùng (Cocidiosis):
– Là bệnh khá phổ biến ở thỏ, gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi thỏ. Bệnh do đơn bào ký sinh Eimcria gây nên trong điều kiện chăn nuôi và vệ sinh kém. Có 2 dạng bệnh, cầu thang gan và cầu trùng ruột.
– Thỏ con từ nhỏ đã nhiễm kén cầu trùng, kén này thường xuyên ký sinh trong cơ thể thỏ. Sau khi cai sữa, thỏ con tiếp tục nhiễm cầu trùng trong phân thỏ thải ra. Nếu mật độ nuôi nhốt lớn, nóng, ẩm, tốt tăm, ngột ngạt, dinh dưỡng kém… sức đề kháng của cơ thể giảm sút thì cầu trùng phát triển nhanh, mạnh: Vừa phân hủy tế bào gan, ruột, vừa tiết độc làm cho thỏ gầy yếu và chết dần, có khi chết hàng loạt, cao điểm 2-3 tháng tuổi.
– Để phòng bệnh, sau khi cai sữa dùng các loại Sulfamit trộn với thức ăn tinh, với liều 0,1 – 0,2gr/kg thể trọng, cho ăn 7 ngày, nghỉ 3 ngày lại cho ăn tiếp 7 ngày sẽ hạn chế được sự phát triển của cầu trùng.
– Nếu trong đàn đã có một vài con chết vì cầu trùng, thì có nghĩa là đàn thỏ đã bị nhiễm nặng cần dùng thuốc như trên với liều 2-3 lần, uống liên tục trong 10 ngày, kết hợp bồi dưỡng thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố.

3- Bệnh tụ huyết trùng:
– Trong niêm mạc của thỏ thường có vi trùng Pasteurella tiềm sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, do cai sữa, thay đổi thức ăn, thời tiết đột ngột, mưa tạt, gió lùa, dinh dưỡng kém… thì vi trùng này phát triển nhanh, mạnh và gây bệnh ở nhiều dạng khác nhau như viêm phổi, viêm kết mạc, viêm màng ngoài tim, viêm não dẫn đến thỏ hay bị nghiêng đầu… Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bệnh tụ huyết trùng heo, gà cũng có thể lây lan cho thỏ.
– Thuốc đặc trị là Streptomycin với Liều 0,1g/kg thệ trọng hoặc Kanamy- cin với liều 0,05gr/kg thể trọng, tất cả đều tiêm liên tục trong 3 ngày. Thỏ rất mẫn cảm với vi trùng Pasteurella, nên phải đề phòng bằng cách chăm sóc nuôi dưỡng tốt, mật độ vừa phải trong môi trường vệ sinh, không nuôi thỏ chung trong chuồng gà, chuồng heo, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tăng lứa sinh sản cho thỏ mẹ :
– Thông thường cho thỏ phối giống lại vào chu kỳ động đực lần thứ hai sau khi đẻ khoảng 16-18 ngày. Như vậy thỏ có thể đẻ được 6-7 lứa/năm. Đối với thỏ khoẻ mạnh và được cho ăn thức ăn dinh dưỡng cao thì có thể cho đẻ liên tục, tức là cho phối ngay lần động dục đầu tiên, sau khi đẻ 1-3 ngày. Như vạy thỏ có thể đẻ được 8-9 lứa/năm.
– Nếu mới nuôi thỏ lần đầu thì nên cho thỏ đẻ khoảng 4-5 lứa/năm là vừa. Khi có kinh nghiệm đáp ứng đủ nguồn thức ăn có dinh dưỡng tốt thì có thể cho thỏ đẻ dày hơn. Khi phối giống đưa con cái đến lồng con đực và theo dõi kết quả phối giống.
– Nếu con cái chịu đực thì dừng lại, nâng mông để thỏ đực nhảy phối. Nếu thỏ đực giao phối được thì ngã trượt xuống một bên con cái, có tiếng kêu. Sau một phút thì đưa con cái về lồng của nó, và ghi ngày phối vào phiếu để dự kiến ngày thỏ dẻ. Thời gian cho phối giống tốt nhất là buôi sáng sớm hoặc buổi chiều tối như đã hướng dẫn ở trên .
– Đôi khi thỏ cái có động dục nhưng vẫn cứ nằm sát vào góc lồng chuồng để trốn thỏ đực. Khi đó ta nên giúp chúng bằng cách: một tay năm da gáy con cái, tay kia luồn xuống bụng, nâng mông nó lên để thỏ đực nhảy phối được dễ dàng. Và nhớ nâng nó nhẹ nhàng và tự nhiên.Mỗi thỏ cái cho phối 2 lần cách nhau khoảng 4 – 6 giờ.

(Có người cho rằng, nước tiểu của thỏ gây bệnh cùi cho người, do đó hạn chết việc nuôi thỏ hay thậm chí ít làm vệ sinh chuồng thỏ , nhưng thực tế chưa có cơ sở khoa học để chứng minh điều đó) .
(Nguồn: NTHsite)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,689
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới