Chăm sóc chó mẹ sau sinh là việc làm rất quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chó mẹ và chó con sau này. Thông thường bản năng tự nhiên sẽ giúp chó mẹ biết phải làm gì. Nhưng bạn cũng nên biết một vài thông tin cơ bản để giúp chúng khỏe mạnh nhất.
Bài viết dưới đây là việc tất cả những người nuôi chó sinh sản cần phải biết.
Chăm sóc chó mẹ sau sinh như thế nào?
Trước và sau khi sinh đều là những giai đoạn rất quan trọng, chủ nuôi cần quan sát chó thường xuyên để tránh những biến chứng nguy hiểm. Dinh dưỡng cho chó mẹ trong giai đoạn này cũng rất quan trọng.
Chó mẹ mất rất nhiều năng lượng trong quá trình sinh nở. Vì vậy chúng cần nhiều dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và nuôi con. Xem thêm dinh dưỡng phù hợp cho chó tại YeuPet.
Kể từ khi chó mẹ mang thai, chúng phải chịu tác động về mặt tâm lý, vì vậy sau khi sinh con dễ bị mắc các bệnh khác nhau. Ví dụ tử cung yếu, ống sinh bị chấn thương, tử cung phục hồi chậm hoặc dễ bị nhiễm trùng hậu sản.
Ngoài ra còn xảy ra tình trạng ít sữa hoặc không có sữa. Lúc này người chủ có thể phải hỗ trợ hoặc thay thế chó mẹ chăm sóc chó con.
Phòng tránh các biến chứng khi chăm sóc chó mẹ sau sinh
Theo Bác sĩ thú y, đa số các biến chứng có thể được xác định bằng biểu hiện bên ngoài. Nếu bị chấn thương, chúng sẽ có biểu hiện đuôi vểnh cao, bồn chồn, cơ thể cong lại thường xuyên.
Nguy cơ lớn nhất đối với chó mẹ sau sinh là sa tử cung, viêm tử cung. Lúc này sẽ có một lượng nhỏ chất nhầy chảy ra từ âm hộ. Máu có màu đổ sẫm hoặc nâu, có mùi, nhiệt độ cơ thể tăng nhanh.
Ngoài ra chó mẹ có thể bị viêm vú, kích thước vú thay đổi. Nhiệt độ bất thường dẫn đến việc tuyến sữa bị viêm. Lượng sữa lúc ít lúc nhiều, màu sữa cũng thay đổi, đặc hơn. Thỉnh thoảng còn lẫn máu, dẫn đến tình trạng ít sữa hoặc không có sữa.
Chó mẹ sau khi sau còn có khả năng bị tê liệt. Chúng sẽ thường xuyên bị cơ thắt bụng, không thể đứng vững, các chân quắp lại. Nguyên nhân là do:
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe của chó mẹ và chó sơ sinh. Giai đoạn này, chó con sống phụ thuộc hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Thức ăn cho chó mẹ sau khi sinh cần đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu protein, photpho, canxi, vitamin. Bổ sung can-xi cho chó mẹ hằng ngày cho tới khi chó con được khoảng 4 tuần tuổi.
Tuy nhiên cũng không cần thiết phải ép chó mẹ ăn. Chỉ cho ăn một mức độ vừa phải và phù hợp với từng giai đoạn nuôi con của chó mẹ.
Lưu ý khi chăm sóc chó mẹ sau sinh
Sau khi sinh, một số chó mẹ có thể tự ăn nhau thai, việc này không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe của chó mẹ và chó con. Tuy nhiên bạn không nên cho chúng ăn hết mà chỉ cho ăn một phần nhỏ. Nếu không sẽ khiến chó mẹ bị đầy bụng khó tiêu sau sinh.
Sau khi chó sinh xong bạn cần cho chó con bú ngay. Sữa non sẽ cung cấp sức đề kháng cho chó con. Nếu không được bú trong vòng 24h, chó con sẽ chết vì đói.
Sau khi sinh nên cho chó mẹ ăn nhẹ, uống nước muối loãng. Để chúng ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại. Dọn dẹp và sắp xếp lại ổ đẻ, thay đồ lót đẻ bằng vải khác khô, sạch.
Chú ý: không lót quá nhiều vải, chăn trong ổ tránh việc chó con không tìm để bú mẹ được hoặc mẹ đè và dẫm chết con. Vệ sinh lau khô sạch cơ thể chó con và phần sau của chó mẹ.
Bài viết dưới đây là việc tất cả những người nuôi chó sinh sản cần phải biết.
Chăm sóc chó mẹ sau sinh như thế nào?
Trước và sau khi sinh đều là những giai đoạn rất quan trọng, chủ nuôi cần quan sát chó thường xuyên để tránh những biến chứng nguy hiểm. Dinh dưỡng cho chó mẹ trong giai đoạn này cũng rất quan trọng.
Chó mẹ mất rất nhiều năng lượng trong quá trình sinh nở. Vì vậy chúng cần nhiều dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và nuôi con. Xem thêm dinh dưỡng phù hợp cho chó tại YeuPet.
Kể từ khi chó mẹ mang thai, chúng phải chịu tác động về mặt tâm lý, vì vậy sau khi sinh con dễ bị mắc các bệnh khác nhau. Ví dụ tử cung yếu, ống sinh bị chấn thương, tử cung phục hồi chậm hoặc dễ bị nhiễm trùng hậu sản.
Ngoài ra còn xảy ra tình trạng ít sữa hoặc không có sữa. Lúc này người chủ có thể phải hỗ trợ hoặc thay thế chó mẹ chăm sóc chó con.
Phòng tránh các biến chứng khi chăm sóc chó mẹ sau sinh
Theo Bác sĩ thú y, đa số các biến chứng có thể được xác định bằng biểu hiện bên ngoài. Nếu bị chấn thương, chúng sẽ có biểu hiện đuôi vểnh cao, bồn chồn, cơ thể cong lại thường xuyên.
Nguy cơ lớn nhất đối với chó mẹ sau sinh là sa tử cung, viêm tử cung. Lúc này sẽ có một lượng nhỏ chất nhầy chảy ra từ âm hộ. Máu có màu đổ sẫm hoặc nâu, có mùi, nhiệt độ cơ thể tăng nhanh.
Ngoài ra chó mẹ có thể bị viêm vú, kích thước vú thay đổi. Nhiệt độ bất thường dẫn đến việc tuyến sữa bị viêm. Lượng sữa lúc ít lúc nhiều, màu sữa cũng thay đổi, đặc hơn. Thỉnh thoảng còn lẫn máu, dẫn đến tình trạng ít sữa hoặc không có sữa.
Chó mẹ sau khi sau còn có khả năng bị tê liệt. Chúng sẽ thường xuyên bị cơ thắt bụng, không thể đứng vững, các chân quắp lại. Nguyên nhân là do:
- Quá nhiều canxi được chuyển vào sữa non, có lợi cho chó con nhưng lại khiến chó mẹ bị mất chất dinh dưỡng.
- Lượng canxi dự trữ cũng như canxi trong xương bị giảm đi.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe của chó mẹ và chó sơ sinh. Giai đoạn này, chó con sống phụ thuộc hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Thức ăn cho chó mẹ sau khi sinh cần đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu protein, photpho, canxi, vitamin. Bổ sung can-xi cho chó mẹ hằng ngày cho tới khi chó con được khoảng 4 tuần tuổi.
Tuy nhiên cũng không cần thiết phải ép chó mẹ ăn. Chỉ cho ăn một mức độ vừa phải và phù hợp với từng giai đoạn nuôi con của chó mẹ.
Lưu ý khi chăm sóc chó mẹ sau sinh
Sau khi sinh, một số chó mẹ có thể tự ăn nhau thai, việc này không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe của chó mẹ và chó con. Tuy nhiên bạn không nên cho chúng ăn hết mà chỉ cho ăn một phần nhỏ. Nếu không sẽ khiến chó mẹ bị đầy bụng khó tiêu sau sinh.
Sau khi chó sinh xong bạn cần cho chó con bú ngay. Sữa non sẽ cung cấp sức đề kháng cho chó con. Nếu không được bú trong vòng 24h, chó con sẽ chết vì đói.
Sau khi sinh nên cho chó mẹ ăn nhẹ, uống nước muối loãng. Để chúng ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại. Dọn dẹp và sắp xếp lại ổ đẻ, thay đồ lót đẻ bằng vải khác khô, sạch.
Chú ý: không lót quá nhiều vải, chăn trong ổ tránh việc chó con không tìm để bú mẹ được hoặc mẹ đè và dẫm chết con. Vệ sinh lau khô sạch cơ thể chó con và phần sau của chó mẹ.
Nguồn Bacsithuy