Vợ chồng ăn ở thuận hòa thì người ta nói “tát bể đông cũng cạn”, còn cãi nhau chí chóe suốt ngày sẽ được so sánh là “cắn nhau như chó với mèo”. Nói như vậy có oan cho chó mèo không? Có nghĩa là chó mèo có thể chung sống hài hòa dưới một mái nhà được không? Hôm nay, chúng ta sẽ cố gắng rửa tiếng cho 2 con vật đó. Mai kia biết đâu tục ngữ sẽ sửa lại, “Hòa thuận như chó với mèo” thì ắt là chúng mình có công lớn lắm đấy.
Chúng tôi sẽ chia sẻ bí kíp từng bước một để chó yêu mèo hơn.
Trước khi… chó mèo về với nhau
Nếu nhà có sẵn mèo và đang tính kiếm thêm con chó, bạn nên tìm một loại chó nào không quá hung hăng đối với mèo. Bởi vì có những loại chó rất hung hăng, không chấp nhận “đội trời chung” với mèo.
Còn nếu bạn đã có sẵn con chó mà tính kiếm thêm con mèo thì cần phải lo giáo dục con chó trước khi đưa con mèo về. Trước tiên, phải xem có thể xích chó lại được không, có thể huấn luyện để chó ngồi hoặc nằm xuống với dây xích trong tay bạn hay không.
Giây phút ban đầu chó mèo gặp nhau
Không bao giờ nên ném 2 con vật lại với nhau mà không giúp chúng làm quen trước. Bởi vì cái giây phút ban đầu ấy có thể trở nên rất nguy hiểm, nhất là đối với mèo. Bản năng loài chó thường là lấn lướt, nhẹ thì chờn vờn chọc ghẹo như con mồi, “nặng” hơn thì rượt bắt và tấn công mèo.
Vì thế, lúc đầu nên giữ hai con vật riêng rẽ, nếu chó đi lại tự do thì nên nhốt mèo ở một phòng riêng, chó không vào được.
Để tạo cơ hội chúng “quen hơi bén tiếng” nhau, xin cống hiến bạn một mẹo vặt rất “ăn tiền”, đó là lấy một cái khăn, xoa vào thân con chó, rồi đặt cái khăn dưới chén ăn của con mèo, để con mèo quen hơi chó và dần dần chấp nhận sự có mặt của chó.
Không biết cái mẹo này có áp dụng được khi mình muốn sớm chinh phục “người ta” không nhỉ? Hay là bạn thử đặt cái khăn tay của mình ở dưới đĩa đồ ăn bên ấy xem thế nào!
Làm quen chó mèo với nhau
Sau vài ngày thì có thể mở cửa phòng con mèo, và đưa con chó vẫn còn trong xích lại gần để hai con vật nhìn thấy nhau. Nếu lúc đầu con mèo vẫn sợ, chỉ dám ngồi thu mình trong một góc tối để nhìn ra, thì cứ mặc nó tự nhiên, đừng ép.
Hoặc, nếu nhốt mèo trong chuồng thì dẫn chó từ từ tiến đến. Đừng để cho con chó tỏ thái độ hiếu chiến, gây sự. Phải chấn chỉnh ngay. Nếu con mèo bên trong tỏ ra sợ hãi, co rúm người lại, rít lên hoặc “ngao ngao” sợ sệt thì tạm thời rút lui cho đến khi cả 2 con vật đều bình tĩnh trở lại. Có thể làm ngược lại, dẫn mèo đến gần bên chuồng chó. Nhưng nếu từ trong chuồng, con chó nhìn trừng như muốn ăn tươi nuốt sống con mèo, thì khó mà chấn chỉnh, chỉ việc dẫn mèo đi, chờ cơ hội khác.
Nếu 2 con vật cùng ở ngoài, thì với sợi xích, bạn có thể kiềm chế con chó, không cho nó đuổi theo mèo, đồng thời ra lệnh cho chó đứng lại hoặc nằm xuống để con mèo có cảm giác yên tâm khi ở gần bên chó. Làm như vậy ít là vài tuần lễ, và luôn luôn phải có chỗ cho mèo chạy thoát nếu bất cứ lúc nào nó cảm thấy quá sợ hãi.
Khi thấy chó không còn có ý tấn công mèo nữa, và khi mèo cảm thấy an toàn và từ từ ra khỏi gầm giường, thì đó là lúc bạn có thể tháo dây xích chó để 2 con vật tự nhiên lại gần nhau.
Bây giờ thì lại đến lượt con mèo có thể gây sự. Mặc dầu nhỏ hơn nhưng có những con mèo thích đùa dai bằng cách vờn vào mặt chó, cào vào chân chó. Phát giác trường hợp đó, bạn phải ra tay trừng phạt con mèo ngay để giữ lại giềng mối, và bảo vệ trật tự trong nhà. Nếu có thể được, nên mang mèo ra thú y để cắt móng, tránh trường hợp vờn nhau gây thương tích.
Đừng để chó mèo “nghênh” nhau
Nếu chứng kiến 2 con vật đang “nghênh” nhau bằng tia nhìn tóe lửa, đừng chờ đến lúc con mèo cúp đuôi chạy mất và con chó đuổi theo. Để can thiệp, bạn nên nói một tiếng “No” rõ ràng chắc nịch, lắc đầu một cách quả quyết, hoặc búng tay như ra lệnh… hưu chiến. Không cần đuổi, la hét…. Làm như vậy chỉ khiến mối quan hệ giữa 2 con vật thêm căng thẳng.
Khen thưởng cả chó và mèo
Trong thời gian huấn luyện, bạn nên khen thưởng cho 2 con vật vào những lúc chúng ở gần nhau mà không gây ra cảnh va chạm. Khen thưởng bằng những lời dịu dàng, bằng thái độ hoan nghênh, bằng những cái vuốt ve nhè nhẹ…. Nhưng đừng tán thưởng bằng thực phẩm, bởi vì thực phẩm có thể đưa đến sự tranh giành sở hữu và tấn công lẫn nhau. Và cũng đừng bao giờ tỏ ra thiên vị, thích con này hơn con kia, đưa đến sự ganh tỵ giữa chúng với nhau. Nếu con chó cảm thấy mèo được yêu chiều hơn, chắc chắn nó sẽ phản ứng tiêu cực.
Giữ bình tĩnh cho cả hai
Nhớ rằng dạy dỗ chó mèo là một nghệ thuật, mà trên hết là thư giãn và bình tĩnh. Đừng tưởng rằng giống vật không có cảm nhận. Trái lại chúng rất nhạy cảm đối với những phản ứng của chúng ta. To tiếng, tỏ ra bất an, lo lắng, bực mình, hối hả giục chúng làm theo ý mình… đều chỉ đưa đến tai họa.
Nói lòng ngay, ai chẳng muốn vậy, nhưng có phải ai cũng hiểu như vậy đâu. Coi kìa! Hễ muốn là đòi ngay cho kỳ được, đến khi xong rồi là nằm… phơi ra ngủ, có còn để ý đến ai nữa đâu!
© YeuPet
Chúng tôi sẽ chia sẻ bí kíp từng bước một để chó yêu mèo hơn.
Trước khi… chó mèo về với nhau
Nếu nhà có sẵn mèo và đang tính kiếm thêm con chó, bạn nên tìm một loại chó nào không quá hung hăng đối với mèo. Bởi vì có những loại chó rất hung hăng, không chấp nhận “đội trời chung” với mèo.
Còn nếu bạn đã có sẵn con chó mà tính kiếm thêm con mèo thì cần phải lo giáo dục con chó trước khi đưa con mèo về. Trước tiên, phải xem có thể xích chó lại được không, có thể huấn luyện để chó ngồi hoặc nằm xuống với dây xích trong tay bạn hay không.
Giây phút ban đầu chó mèo gặp nhau
Không bao giờ nên ném 2 con vật lại với nhau mà không giúp chúng làm quen trước. Bởi vì cái giây phút ban đầu ấy có thể trở nên rất nguy hiểm, nhất là đối với mèo. Bản năng loài chó thường là lấn lướt, nhẹ thì chờn vờn chọc ghẹo như con mồi, “nặng” hơn thì rượt bắt và tấn công mèo.
Vì thế, lúc đầu nên giữ hai con vật riêng rẽ, nếu chó đi lại tự do thì nên nhốt mèo ở một phòng riêng, chó không vào được.
Để tạo cơ hội chúng “quen hơi bén tiếng” nhau, xin cống hiến bạn một mẹo vặt rất “ăn tiền”, đó là lấy một cái khăn, xoa vào thân con chó, rồi đặt cái khăn dưới chén ăn của con mèo, để con mèo quen hơi chó và dần dần chấp nhận sự có mặt của chó.
Không biết cái mẹo này có áp dụng được khi mình muốn sớm chinh phục “người ta” không nhỉ? Hay là bạn thử đặt cái khăn tay của mình ở dưới đĩa đồ ăn bên ấy xem thế nào!
Làm quen chó mèo với nhau
Sau vài ngày thì có thể mở cửa phòng con mèo, và đưa con chó vẫn còn trong xích lại gần để hai con vật nhìn thấy nhau. Nếu lúc đầu con mèo vẫn sợ, chỉ dám ngồi thu mình trong một góc tối để nhìn ra, thì cứ mặc nó tự nhiên, đừng ép.
Hoặc, nếu nhốt mèo trong chuồng thì dẫn chó từ từ tiến đến. Đừng để cho con chó tỏ thái độ hiếu chiến, gây sự. Phải chấn chỉnh ngay. Nếu con mèo bên trong tỏ ra sợ hãi, co rúm người lại, rít lên hoặc “ngao ngao” sợ sệt thì tạm thời rút lui cho đến khi cả 2 con vật đều bình tĩnh trở lại. Có thể làm ngược lại, dẫn mèo đến gần bên chuồng chó. Nhưng nếu từ trong chuồng, con chó nhìn trừng như muốn ăn tươi nuốt sống con mèo, thì khó mà chấn chỉnh, chỉ việc dẫn mèo đi, chờ cơ hội khác.
Nếu 2 con vật cùng ở ngoài, thì với sợi xích, bạn có thể kiềm chế con chó, không cho nó đuổi theo mèo, đồng thời ra lệnh cho chó đứng lại hoặc nằm xuống để con mèo có cảm giác yên tâm khi ở gần bên chó. Làm như vậy ít là vài tuần lễ, và luôn luôn phải có chỗ cho mèo chạy thoát nếu bất cứ lúc nào nó cảm thấy quá sợ hãi.
Khi thấy chó không còn có ý tấn công mèo nữa, và khi mèo cảm thấy an toàn và từ từ ra khỏi gầm giường, thì đó là lúc bạn có thể tháo dây xích chó để 2 con vật tự nhiên lại gần nhau.
Bây giờ thì lại đến lượt con mèo có thể gây sự. Mặc dầu nhỏ hơn nhưng có những con mèo thích đùa dai bằng cách vờn vào mặt chó, cào vào chân chó. Phát giác trường hợp đó, bạn phải ra tay trừng phạt con mèo ngay để giữ lại giềng mối, và bảo vệ trật tự trong nhà. Nếu có thể được, nên mang mèo ra thú y để cắt móng, tránh trường hợp vờn nhau gây thương tích.
Đừng để chó mèo “nghênh” nhau
Nếu chứng kiến 2 con vật đang “nghênh” nhau bằng tia nhìn tóe lửa, đừng chờ đến lúc con mèo cúp đuôi chạy mất và con chó đuổi theo. Để can thiệp, bạn nên nói một tiếng “No” rõ ràng chắc nịch, lắc đầu một cách quả quyết, hoặc búng tay như ra lệnh… hưu chiến. Không cần đuổi, la hét…. Làm như vậy chỉ khiến mối quan hệ giữa 2 con vật thêm căng thẳng.
Khen thưởng cả chó và mèo
Trong thời gian huấn luyện, bạn nên khen thưởng cho 2 con vật vào những lúc chúng ở gần nhau mà không gây ra cảnh va chạm. Khen thưởng bằng những lời dịu dàng, bằng thái độ hoan nghênh, bằng những cái vuốt ve nhè nhẹ…. Nhưng đừng tán thưởng bằng thực phẩm, bởi vì thực phẩm có thể đưa đến sự tranh giành sở hữu và tấn công lẫn nhau. Và cũng đừng bao giờ tỏ ra thiên vị, thích con này hơn con kia, đưa đến sự ganh tỵ giữa chúng với nhau. Nếu con chó cảm thấy mèo được yêu chiều hơn, chắc chắn nó sẽ phản ứng tiêu cực.
Giữ bình tĩnh cho cả hai
Nhớ rằng dạy dỗ chó mèo là một nghệ thuật, mà trên hết là thư giãn và bình tĩnh. Đừng tưởng rằng giống vật không có cảm nhận. Trái lại chúng rất nhạy cảm đối với những phản ứng của chúng ta. To tiếng, tỏ ra bất an, lo lắng, bực mình, hối hả giục chúng làm theo ý mình… đều chỉ đưa đến tai họa.
Nói lòng ngay, ai chẳng muốn vậy, nhưng có phải ai cũng hiểu như vậy đâu. Coi kìa! Hễ muốn là đòi ngay cho kỳ được, đến khi xong rồi là nằm… phơi ra ngủ, có còn để ý đến ai nữa đâu!
© YeuPet
Nguồn Bacsithuy