Chủ Top
Huấn luyện chó Poodle tại nhà không phải điều dễ dàng. Trong quá trình huấn luyện có rất nhiều khó khăn và có khả năng xuất hiện nhiều vấn đề mà bạn chưa biết cách xử lý. Chó Poodle thật sự rất thông minh nhưng bạn cần biết cách để huấn luyện sao cho tốt.
Hiểu được điều này, Top Động Thực Vật sẽ hướng dẫn cho bạn cách huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh, đi bằng 2 chân và còn nhiều điều hơn nữa qua bài viết bên dưới. Tìm hiểu ngay!
Tổng quan về chó Poodle
Là một trong những giống chó cảnh được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam. Có thể không dưới 1 lần bạn đã từng trông thấy những chú chó Poodle này nhưng bạn không nhận ra. Những chú chó này có nguồn gốc từ Đức và Pháp, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa ai có thể chứng minh nguồn gốc chính xác của chúng.
Poodle hay còn gọi là chó săn vịt xuất hiện vào thế kỷ 15 với mục đích săn bắt và phụ giúp nông trại. Chúng dần được nuôi và trở thành thú cưng của giới quý tộc vào những năm thế kỷ 19 và cho tới thời điểm hiện tại, chúng đã được nuôi khắp trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Poodle được biết tới là dòng chó cực kỳ dễ thương với sự thông minh đứng thứ 2 trên thế giới. Vì vậy, huấn luyện chó Poodle không quá khó. Tuy nhiên bạn sẽ cần đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm để huấn luyện chúng một cách đúng đắn nhất.
Tổng quan về chó PoodleĐộng tác tay và tầm quan trọng trong việc huấn luyện chó Poodle
Động tác tay được nói ở đây là động tác tay của chủ nhân cũng như người huấn luyện chó trong việc giao tiếp với chú cún của mình. Trong quá trình huấn luyện chó, bạn cần có những khẩu lệnh chính xác đồng thời thực hiện đúng cách những động tác an ủi, vuốt ve để không khiến bé cún phải sợ hãi.
Khi kết hợp nhuần nhuyễn động tác tay cùng khẩu lệnh, chú chó của bạn sẽ tiếp thu nhanh một cách chóng mặt. Những việc này được lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ khiến chú chó phản xạ nhanh hơn và biết phải làm gì khi nghe được khẩu lệnh hay động tác của bạn đưa ra.
Đối với chó Poodle, việc huấn luyện càng phải diễn ra một cách nhẹ nhàng. Đây là giống chó không quá khỏe mạnh, vì vậy bạn cần có lộ trình huấn luyện hợp lý. Mấu chốt ở đây là bạn cần coi chú chó như một người bạn, một người con để đồng hành với chúng, tạo cho bé cún sự vui vẻ, thích thú việc huấn luyện.
Động tác tay và tầm quan trọng trong việc huấn luyện chó PoodleNhững nguyên tắc cần được lưu ý khi huấn luyện chó Poodle
Một trong những điều kiện để huấn luyện thành công một chú chó là sự ấm áp, sự yêu thương chứ không phải la mắng hay đánh đập. Quá trình huấn luyện bao gồm điều kiện và phần thưởng khi thực hiện được điều kiện đó.
Huấn luyện đúng cách là huấn luyện theo một khuôn mẫu bài bản với độ khó tăng dần chứ không phải huấn luyện những động tác theo sở thích của người nuôi chó. Vì vậy, khi huấn luyện bạn cần thấu hiểu được tính cách chú chó Poodle của mình. Dựa vào từng cá thể chó bạn cần có những phương pháp khác nhau.
Huấn luyện có thưởng và có phạt
Thưởng và phạt ở đây là dựa trên thành quả chó đạt được. Chẳng hạn, với một chú chó thông minh hơn, thực hiện tốt các động tác thì bạn cần khen thưởng chúng bằng cách cho đồ ăn hoặc là vuốt ve. Đối với những bé không chịu học cần la lớn để chúng hiểu mà cố gắng hơn trong lần tập tiếp theo.
Với những chú chó khác nhau thì thưởng phạt cũng khác nhau. Với những bé hiền hay nhút nhát cần vuốt ve, nói nhỏ nhẹ. Ngược lại với những chú chó bướng bỉnh cần những biện pháp mạnh hơn để chúng thực hiện theo động tác được huấn luyện.
Độ tuổi thích hợp cho việc huấn luyện
Những chú chó nhỏ khoảng 3,5 tháng, việc huấn luyện sẽ là dễ dàng nhất. Thời điểm này chúng đang khám phá về cuộc sống xung quanh cũng như rất năng động. Ngược lại, những bé cún với tuổi đời từ 2-4 tuổi sẽ có khả năng tiếp thu chậm và huấn luyện khó khăn hơn. Chó Poodle cực kỳ thông minh, vì vậy bạn cũng không nên thực hiện các thói xấu khiến chó thực hiện theo.
Nếu đột nhiên một ngày bé cún của bạn không nghe lời cũng như không chịu học thì đây có thể là biểu hiện của việc chó đã bị bệnh. Trường hợp này bạn cần mang chó đi khám sớm nhất có thể.
Thời điểm thích hợp nhất để huấn luyện chó là buổi sáng hoặc chiều tối, bạn chỉ nên chọn 1 trong hai. Thời gian tối đa cho mỗi lần dạy là 25 phút, sau đó cho chó nghỉ ngơi thoải mái rồi mới tiếp tục quá trình dạy. Nếu huấn luyện quá khắt khe rất dễ khiến chó mệt, chán nản dẫn tới không nghe lời nữa.
Lặp đi lặp lại bài học thường xuyên
Việc huấn luyện mỗi động tác cần thực hiện nhiều lần để chó quen dần và thuộc nó. Sau đó cũng cần phải nhắc lại để chúng không quên cũng như để làm nền cho những bài học tiếp theo. Điều này là cực kỳ quan trọng khi các động tác huấn luyện dựa trên nguyên lý phản xạ có điều kiện. Vì vậy nó sẽ mất dần đi khi không được ôn lại thường xuyên.
Hiểu được điều này, Top Động Thực Vật sẽ hướng dẫn cho bạn cách huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh, đi bằng 2 chân và còn nhiều điều hơn nữa qua bài viết bên dưới. Tìm hiểu ngay!
Tổng quan về chó Poodle
Là một trong những giống chó cảnh được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam. Có thể không dưới 1 lần bạn đã từng trông thấy những chú chó Poodle này nhưng bạn không nhận ra. Những chú chó này có nguồn gốc từ Đức và Pháp, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa ai có thể chứng minh nguồn gốc chính xác của chúng.
Poodle hay còn gọi là chó săn vịt xuất hiện vào thế kỷ 15 với mục đích săn bắt và phụ giúp nông trại. Chúng dần được nuôi và trở thành thú cưng của giới quý tộc vào những năm thế kỷ 19 và cho tới thời điểm hiện tại, chúng đã được nuôi khắp trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Poodle được biết tới là dòng chó cực kỳ dễ thương với sự thông minh đứng thứ 2 trên thế giới. Vì vậy, huấn luyện chó Poodle không quá khó. Tuy nhiên bạn sẽ cần đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm để huấn luyện chúng một cách đúng đắn nhất.
Tổng quan về chó PoodleĐộng tác tay và tầm quan trọng trong việc huấn luyện chó Poodle
Động tác tay được nói ở đây là động tác tay của chủ nhân cũng như người huấn luyện chó trong việc giao tiếp với chú cún của mình. Trong quá trình huấn luyện chó, bạn cần có những khẩu lệnh chính xác đồng thời thực hiện đúng cách những động tác an ủi, vuốt ve để không khiến bé cún phải sợ hãi.
Khi kết hợp nhuần nhuyễn động tác tay cùng khẩu lệnh, chú chó của bạn sẽ tiếp thu nhanh một cách chóng mặt. Những việc này được lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ khiến chú chó phản xạ nhanh hơn và biết phải làm gì khi nghe được khẩu lệnh hay động tác của bạn đưa ra.
Đối với chó Poodle, việc huấn luyện càng phải diễn ra một cách nhẹ nhàng. Đây là giống chó không quá khỏe mạnh, vì vậy bạn cần có lộ trình huấn luyện hợp lý. Mấu chốt ở đây là bạn cần coi chú chó như một người bạn, một người con để đồng hành với chúng, tạo cho bé cún sự vui vẻ, thích thú việc huấn luyện.
Động tác tay và tầm quan trọng trong việc huấn luyện chó PoodleNhững nguyên tắc cần được lưu ý khi huấn luyện chó Poodle
Một trong những điều kiện để huấn luyện thành công một chú chó là sự ấm áp, sự yêu thương chứ không phải la mắng hay đánh đập. Quá trình huấn luyện bao gồm điều kiện và phần thưởng khi thực hiện được điều kiện đó.
Huấn luyện đúng cách là huấn luyện theo một khuôn mẫu bài bản với độ khó tăng dần chứ không phải huấn luyện những động tác theo sở thích của người nuôi chó. Vì vậy, khi huấn luyện bạn cần thấu hiểu được tính cách chú chó Poodle của mình. Dựa vào từng cá thể chó bạn cần có những phương pháp khác nhau.
Huấn luyện có thưởng và có phạt
Thưởng và phạt ở đây là dựa trên thành quả chó đạt được. Chẳng hạn, với một chú chó thông minh hơn, thực hiện tốt các động tác thì bạn cần khen thưởng chúng bằng cách cho đồ ăn hoặc là vuốt ve. Đối với những bé không chịu học cần la lớn để chúng hiểu mà cố gắng hơn trong lần tập tiếp theo.
Với những chú chó khác nhau thì thưởng phạt cũng khác nhau. Với những bé hiền hay nhút nhát cần vuốt ve, nói nhỏ nhẹ. Ngược lại với những chú chó bướng bỉnh cần những biện pháp mạnh hơn để chúng thực hiện theo động tác được huấn luyện.
Độ tuổi thích hợp cho việc huấn luyện
Những chú chó nhỏ khoảng 3,5 tháng, việc huấn luyện sẽ là dễ dàng nhất. Thời điểm này chúng đang khám phá về cuộc sống xung quanh cũng như rất năng động. Ngược lại, những bé cún với tuổi đời từ 2-4 tuổi sẽ có khả năng tiếp thu chậm và huấn luyện khó khăn hơn. Chó Poodle cực kỳ thông minh, vì vậy bạn cũng không nên thực hiện các thói xấu khiến chó thực hiện theo.
Nếu đột nhiên một ngày bé cún của bạn không nghe lời cũng như không chịu học thì đây có thể là biểu hiện của việc chó đã bị bệnh. Trường hợp này bạn cần mang chó đi khám sớm nhất có thể.
Thời điểm thích hợp nhất để huấn luyện chó là buổi sáng hoặc chiều tối, bạn chỉ nên chọn 1 trong hai. Thời gian tối đa cho mỗi lần dạy là 25 phút, sau đó cho chó nghỉ ngơi thoải mái rồi mới tiếp tục quá trình dạy. Nếu huấn luyện quá khắt khe rất dễ khiến chó mệt, chán nản dẫn tới không nghe lời nữa.
Lặp đi lặp lại bài học thường xuyên
Việc huấn luyện mỗi động tác cần thực hiện nhiều lần để chó quen dần và thuộc nó. Sau đó cũng cần phải nhắc lại để chúng không quên cũng như để làm nền cho những bài học tiếp theo. Điều này là cực kỳ quan trọng khi các động tác huấn luyện dựa trên nguyên lý phản xạ có điều kiện. Vì vậy nó sẽ mất dần đi khi không được ôn lại thường xuyên.