Giống chó Poodle: Tiêu chuẩn thuần chủng & giá bán

Yêu Cún

Sen cấp 5
Bài viết
1,435
Thích
665
Điểm
123
Best Tư vấn
0
Xu
640
Chủ Top
#1
Thông tin Chó Cảnh: Giống chó Poodle: Tiêu chuẩn thuần chủng & giá bán

Giống chó Poodle là minh chứng cho câu ngạn ngữ: “những điều tốt đẹp thường được chứa đựng trong những gói nhỏ”. Thật vậy, những chú chó Poodle nhỏ xinh và thân thiện ngày càng được yêu thích hơn. Là người bạn nhỏ trung thành của con người. Thế giới này không có tình yêu nào là vô duyên vô cớ. Việc nuôi chó Poodle ngày càng trở nên phổ biến và được yêu thích. Lý do gì khiến nhiều người lựa chọn nuôi giống chó Poodle để trở thành bạn tốt của mình mà không chọn những giống khác? Bài viết dưới đây Pet Mart sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về giống chó này.


NỘI DUNG CHÍNH
  1. Nguồn gốc giống chó Poodle
  2. Tiêu chuẩn giống chó Poodle thuần chủng
  3. Các kích thước của các loại chó Poodle
  4. Tổng quan chung
  5. Điểm đánh giá giống chó Poodle
  6. Các bệnh thường gặp
  7. Vì sao nên chọn nuôi giống chó Poodle?
  8. Dễ chung sống với chủ nhân ở mọi lứa tuổi
  9. Khiến cuộc sống phong phú hơn
  10. Giúp hình thành tinh thần trách nhiệm
  11. Giống chó Poodle có giá bao nhiêu?
  12. Một vài kinh nghiệm khi mua chó Poodle
  13. Nuôi chó Poodle khó hay dễ? Đực hay cái thì tốt hơn?
  14. Lưu ý về cách nuôi chó Poodle tại nhà
  15. Đảm bảo an toàn cho chó Poodle
  16. Huấn luyện chó Poodle từ khi còn nhỏ
  17. Chăm sóc lông và da đẹp hơn
  18. Tẩy giun cho chó định kỳ
  19. Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó
  20. Phòng bệnh ho cũi chó, cảm lạnh, viêm phổi
  21. Sinh sản ở giống chó Poodle
  22. Kết luận
Nguồn gốc giống chó Poodle


Tổ tiên của Chó Poodle được sinh ra ở những vùng đầm lầy hoang dã nước Đức, Pháp. Poodle được huấn luyện để lội nước, tha mồi (thường là vịt trời) cho thợ săn. Vì vậy, Poodle còn được gọi là chó săn vịt. Poodle có lông dày trông như cục bông. Poodle đóng góp nguồn gen quan trọng để phục hồi nhiều giống có nguy cơ tuyệt chủng. Năm 1942, chúng được xếp vào nhóm 32 giống chó nghiệp vụ, được dùng để tìm kiếm, cứu hộ và bảo vệ. Ngày nay, Poodle là một trong những thú cảnh được yêu thích nhất. Poodle được AKC chính thức công nhận vào năm 1887.

Giống chó Poodle có bộ lông xoăn, nhưng không rụng lông. Poodle có tính cách rất thân thiện, lanh lợi và thông minh, có thể nuôi trong căn hộ chung cư hoặc nhà hẹp. Chúng không gây dị ứng và phù hợp với người nuôi ở mọi lứa tuổi. Bộ lông dày bao phủ khắp cơ thể. Đặc biệt là quanh các khớp và vùng bụng giúp chúng giữ ấm khi ngụp lặn dưới nước trong thời tiết giá lạnh. Giống chó Poodle được xếp thứ 2 về trí thông minh chỉ sau chó Border Collie.

Tiêu chuẩn giống chó Poodle thuần chủng

  1. Giống chó Poodle có đầu nhỏ, mặt nhọn, mõm dài thẳng. Trán có một vài nếp nhăn, lông phủ kín mặt. Mắt nhỏ, hơi lõm, khoảng cách giữa hai mắt khá rộng. Mắt hình quả trám, màu đen hoặc nâu sẫm, chó lông màu nâu có mắt màu hổ phách. Tai dài và rủ xuống hai bên mặt, nằm ở vị trí thấp, phủ lông dày.
  2. Cơ thể gọn gàng và thon dài, khá săn chắc. Các bộ phận có tỉ lệ cân đối, không quá cơ bắp hoặc quá gầy. Chiều dài lưng thường lớn hơn chiều cao. Ngực rộng vừa phải, Thắt lưng ngắn, tròn, bụng thon. Lưng thẳng, song song với mặt đất. Không được cong hoặc dốc xuống.
  3. Bốn chân thẳng tắp, song song với nhau. Dáng đi không được nghiêng vẹo, nặng nề hoặc khập khiễng. Bàn chân rất nhỏ, các ngón chân dài khép tự nhiên. Đệm thịt không quá dày, móng chân bắt buộc phải màu sẫm, màu trắng bị coi là lỗi nghiêm trọng.
  4. Mông tròn và thẳng, không bị dốc. Đuôi thẳng và nằm ở vị trí cao, thường giơ lên khi chúng vận động. Đuôi chó Poodle thường ngắn chỉ bằng 1/3 chiều dài thông thường. Những con đuôi dài tự nhiên thường bị cắt ngắn 1 nửa để tạo dáng tròn tự nhiên.
  5. Lông chó Poodle khi mới sinh chỉ hơi cuộn sóng, và thường được cạo khi chúng được vài tháng tuổi để tạo dáng xoăn tự nhiên. Màu lông rất đa dạng, bao gồm: trắng, đen, xám, nâu đỏ, kem, vàng mơ, hỗn hợp. Màu lông được ưa chuộng nhất hiện nay là nâu đỏ.
Cách nuôi chó Poodle cực chuẩn không cần chỉnh
Các kích thước của các loại chó Poodle


Giống chó Poodle có 3 kích thước phổ biến. Thường được biết đến với tên gọi Toy (siêu nhỏ), Miniature (nhỏ) và Standard (lớn). Ngoài các kích thước trên Poodle còn có Moyen, Tiny toy và Teacup . Về kích thước cụ thể:

  • Toy Poodle: có chiều cao tối đa khoảng 25 cm khi đứng. Nặng từ 2 – 5kg khi trưởng thành. Vì rất nhỏ nhắn xinh xắn nên Toy hầu như chỉ được nuôi để làm thú cưng. Toy Poodle có thể sống ở thành thị hoặc nông thôn. Tuy nhiên chúng cũng khá thụ động. Chúng thích nằm bên cạnh bạn. Chúng có thể thoải mái mà không cần ra ngoài sân. Tuy nhiên thỉnh thoảng bạn cũng nên đưa chúng ra ngoài đi dạo hoặc bày trò chơi với chúng.
  • Miniature Poodle: có chiều cao tối đa khoảng 40cm và nặng tối đa 9kg.
  • Standard Poodle: lớn nhất trong họ Poodle với chiều cao phổ biến khoảng 40cm. Những con cao nhất có thể cao tới 50cm và nặng tới 30kg.

Ngoài ra, Teacup và Tini Poodle là 2 dòng nhỏ nhất trong họ nhà giống chó Poodle. Chúng không được công nhận là dòng chính thức và bị coi là những cá thể đột biến. Chúng bị coi là một lỗi khiếm khuyết và không được khuyến khích nhân giống. Tini Poodle thường có chiều cao dưới 20cm, cân nặng 2-3kg. Teacup Poodle thường có chiều cao dưới 15cm, cân nặng 1-2kg. Chó càng bé càng đắt tiền, nhưng việc chăm sóc chó Poodle cũng hết sức khó khăn.

3 cách phối giống chó Poodle theo bảng màu lông
Tổng quan chung

  • Tên gọi khác: Chó săn vịt
  • Xếp loại: chó cỡ nhỏ
  • Nhóm: Toy dog
  • Chức năng: Chó cảnh
  • Tuổi thọ: 13-19 năm
  • Chiều cao: 20-38 cm
  • Cân nặng: 4-8 kg
  • Đặc điểm: thân thiện, dễ huấn luyện, không rụng lông
Điểm đánh giá giống chó Poodle

  1. Mức độ quấn chủ – 90%
  2. Mức độ sủa – 100%
  3. Mức độ rụng lông – 20%
  4. Mức độ mùi hôi – 40%
  5. Mức độ dễ làm đẹp – 80%
  6. Thân thiện với trẻ em – 80%
  7. Thân thiện với động vật khác – 90%
  8. Khả năng vận động – 60%
  9. Khả năng học hỏi – 90%
  10. Mức độ chảy dãi – 20%
  11. Khả năng chịu lạnh – 60%
  12. Khả năng chịu nóng – 80%
Các bệnh thường gặp

  1. Loạn sản xương hông
  2. Dị tật đốt ngón chân
  3. Tim bẩm sinh
  4. Xoắn dạ dày chướng hơi
  5. Đục thủy tinh thể
  6. Viêm da dị ứng
  7. Bệnh Addison
  8. Động kinh
  9. Thoái hóa võng mạc:
  10. Lông quặm
  11. Suy giảm chức năng tuyến giáp
  12. Hở van tim
  13. Viêm tuyến bã
  14. Tăng nhãn áp
  15. Sỏi đường tiết niệu
  16. Viêm gan mãn tính
  17. Tắc tuyến lệ
  18. Suy thận
  19. Hội chứng Cushing
Vì sao nên chọn nuôi giống chó Poodle?


Giống chó Poodle khá nhanh nhẹn. Có khả năng quan sát tốt, thông minh và vô cùng vâng lời. Poodle có bộ lông xoăn màu rất đa dạng: trắng, đen, xám khói, kem, đỏ, nâu đỏ, bò sữa… Sự khác biệt như vậy khiến chó Poodle càng trở nên xinh đẹp. Bên cạnh đó lại có nhiều phong cách khác nhau. Rất phù hợp với quan niệm thời trang mà con người theo đuổi hiện nay. Chó Poodle cũng là một trong những giống chó dễ huấn luyện nhất. Chúng vui vẻ và năng động. Thích được vui chơi với mọi người.

Không phải ngẫu nhiên mà việc nuôi chó Poodle ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Thẩm mỹ cắt tỉa lông cho chó Poodle dần được nâng cao. Sau khi cắt sửa tỉ mỉ khuôn mặt lông tơ, thì sẽ tạo ra dáng vẻ ngây thơ, ngoan ngoãn. Nhìn giống như một chú gấu Teddy đáng yêu. Chuyên gia cắt tỉa lông chó chuyên nghiệp sẽ tùy vào tình trạng khác nhau của chó Poodle để phác họa ra các tạo hình xinh xắn. Và tất nhiên nhiên là không làm mất đi vẻ đặc biệt của chúng.

Dễ chung sống với chủ nhân ở mọi lứa tuổi


Nuôi chó Poodle phù hợp với người già và trẻ em, thậm chí là người trẻ tuổi cả ngày bận công việc. Giống chó Poodle được coi là người bạn tốt nhất trong gia đình. Dáng người Poodle nhỏ nhắn xinh xắn, không dễ rụng lông. Chúng có mùi cơ thể nhẹ, môi trường nhà ở thành phố và nông thôn đều thích hợp để nuôi dưỡng.

Poodle “chất lượng tốt” còn thể hiện ở kích cỡ vừa và nhỏ “rất kinh tế”. Đồng thời để bảo đảm chất lượng cuộc sống của chúng, việc nuôi chó Poodle sẽ không tạo thành gánh nặng trong chi tiêu gia đình. Bạn có thể bắt đầu nuôi từ những chú cún 2 – 3 tháng tuổi. Hoặc có thể nuôi chúng để sinh sản ra những chú cún đáng yêu.

Các loại thức ăn cho chó poodle

+



Thức ăn cho chó MOSHM Poodle Grain Free Nutrition 1kg

295.000 ₫




+



Thức ăn cho chó MEC Wild Taste Nutrition for Poodle 1kg

265.000 ₫




+



Thức ăn cho chó con Royal Canin Poodle Puppy 1.5kg

385.000 ₫




+



Thức ăn cho chó trưởng thành Royal Canin Poodle Adult 1.5kg

330.000 ₫




+



Thức ăn cho chó MEC Wild Taste Nutrition for Poodle 2kg

545.000 ₫




+



Thức ăn cho chó MOSHM Poodle Grain Free Nutrition 1.5kg

470.000 ₫




+



Thức ăn cho chó trưởng thành Royal Canin Poodle Adult 500g

125.000 ₫




+



Thức ăn cho chó con Royal Canin Poodle Puppy 500g

150.000 ₫



Khiến cuộc sống phong phú hơn


Bên cạnh những phương thức giải trí như trồng hoa, nuôi cá, vẽ tranh, nghe nhạc, xem ti vi. Thì việc nuôi chó Poodle cũng có là một cách khiến cuộc sống của chúng ta phong phú hơn. Nếu nói Poodle là một chú chó thì không công bằng lắm. Có thể nói nó là một “người lớn tí hon”, bên cạnh làm bạn với chúng ta.

Giống chó Poodle có một cuộc sống rất thú vị, chúng ta có thể ngắm nhìn mọi tình cảm và hành động của nó cả ngày không thấy chán. Từ sự thay đổi trong bốn mùa, những tình cảm khác nhau từ bé đến lớn của nó. Nó có những ảnh hưởng tuyệt vời đến cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta nuôi một bé cún Poodle, không chỉ đơn giản là nuôi một chú chó. Nó còn cho thấy chúng ta theo đuổi và giải mã lý tưởng cuộc sống. Nuôi chó Poodle sẽ khiến cách sống của chúng ta thay đổi. Nó cho chúng ta cảm giác thân thiết, vui vẻ, tốt đẹp. Dường như sự xuất hiện của nó, có nghĩa là bắt đầu một cuộc sống vui vẻ an tâm. Cũng thể hiện thị hiếu thời trang không giống với người khác. Những bộ lông xinh xắn được cắt tỉa gọn gàng và khoác lên mình những phụ kiên dễ thương nhất. Cuộc sống với chú chó Poodle thật vui vẻ và nhiều màu sắc.

Giúp hình thành tinh thần trách nhiệm


Đối mặt với công việc ngày càng bận rộn, áp lực và tiết tấu cuộc sống gia tăng. Dường như chúng ta đã không có thời gian và năng lượng chăm sóc một chú chó. Những chú chó không thích ra ngoài sẽ khiến chủ nhân cũng không thể ra ngoài. Không thể tùy ý giải trí, không thể sắp xếp linh hoạt mọi thứ. Vậy thì, liệu chúng có trở thành “gánh nặng” đối với chủ nhân?

Từ ngày đầu tiên nuôi giống chó Poodle, chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng. Vì nó không chỉ đơn giản là một chú chó, càng không phải là “búp bê” để chúng ta vất bỏ bất cứ lúc nào. Yêu “nó” có thể có một vạn lý do, không yêu “nó” dường như một lý do cũng đủ. Điều này thật không công bằng.

Chó Poodle, là người bạn trung thành nhất của chúng ta. Đại diện cho một kiểu duyên phận và tín nhiệm. Chúng ta không lựa chọn loại thú cưng nào khác, không lựa chọn giống chó khác, không lựa chọn một chú chó cùng giống nào khác, chỉ lựa chọn “nó”. Cách lựa chọn đầy tính chất biệt lập này, không phải dùng nhiều lý do là có thể thay thế được.

“Bản lĩnh” ham học hỏi của Poodle không thể tách rời sự tiến bộ trong xã hội. Bao gồm sự nghe lời, thích ứng với môi trường, đối mặt với cám dỗ, thân thiết với người khác. Không chạy lung tung và sủa loạn, tạo nên một quy luật sống tốt… Khả năng học tập của chó Poodle là thiên bẩm. Khi chúng ta càng dạy nó, nó sẽ càng có hứng thú học nhiều thứ. Nếu bạn dành cho nó sự yêu thương và khích lệ, nó sẽ càng cố gắng nắm bắt nhiều hơn.

Giống chó Poodle có giá bao nhiêu?


Hiện tại giống chó Poodle thuộc nhóm chó cảnh có giá bình dân. Mức giá 1-2 triệu cũng có nhưng rất nhiều rủi ro. Mà khi xảy ra tranh chấp, phần thiệt luôn thuộc về người mua. Trung bình chỉ khoảng 4-6 triệu với dòng Mini hoặc Toy. Trên các hội nhóm buôn bán, bạn có thể dễ dàng tìm được chó Poodle với giá chỉ 3-5 triệu. Giá bán có thể tăng hoặc giảm tùy theo nguồn gốc, màu lông và gia phả của chó con. Đôi khi phụ thuộc cả vào quan hệ giữa người bán và người mua.

Chó sinh sản tại Việt Nam, đến từ các trại giống lớn có giá bán trung bình 5-8 triệu. Toy và Teacup rất khó nhân giống nên giá cao hơn nhiều. Trung bình 12-15 triệu. Riêng Poodle Standard tại Việt Nam khá hiếm và ít người ưa chuộng. Do chúng có kích thước khá lớn và chăm sóc mất nhiều thời gian. Giá trung bình với chó không giấy là 9-12 triệu tùy màu lông và giới tính.

Chó nhập từ Thái Lan thường được các trại giống nhập để cải thiện nguồn gen. Với chó của các trại uy tín, giá bán sẽ vào khoảng 13-20 triệu. Đặc biệt có những con Teacup có mức giá lên tới 40-50 triệu.

Chó nhập từ châu Âu, Nga, Mỹ… luôn có giá đắt nhất. Lý do là chất lượng của chúng luôn cao với nguồn gen thuần chủng tuyệt đối. Những chú chó này đều có giấy tờ, gia phả đầy đủ, một số con có bố mẹ hoặc ông bà đã từng đạt giải quốc tế. Giá bán của chúng có thể lên tới 60-100 triệu, dành cho những người thực sự đam mê với giống chó này.

Một vài kinh nghiệm khi mua chó Poodle


Chó giá rẻ thường là những con bị bệnh, có tật lỗi, chó lai hoặc thậm chí là chó bị bắt trộm. Vì vậy khi mua chó, bạn nên tới tận nơi để xem chó con. Yêu cầu người bán cung cấp thông tin, hình ảnh về chó bố mẹ. Cẩn thận hơn, bạn nên xem clip khi phối giống chó Poodle và quá trình chăm sóc chó con. Không nên đặt mua chó ở quá xa. Tránh tình trạng chó bị ốm, say tàu xe… trong quá trình vận chuyển.

Tốt nhất là mua chó của người quen, hàng xóm, bạn bè, những người mà bạn biết rõ về chó của họ. Khi mua nên xem cả điều kiện chăm sóc, để xem chó con có được chăm sóc tốt hay không. Bởi nếu được nuôi ở nơi mất vệ sinh, khả năng chó con nhiễm bệnh rất cao.

9 gợi ý về thức ăn cho chó Poodle ăn gì tốt nhất
Nuôi chó Poodle khó hay dễ? Đực hay cái thì tốt hơn?


Với những người lần đầu nuôi giống chó Poodle, đây có lẽ là một câu hỏi khá “hại não”. Vậy chúng ta hãy cùng xem xem nuôi Poodle đực và cái có những ưu nhược điểm nào nhé. Thời gian sống: chó cái thường thông minh và bình tĩnh hơn những chú chó đực. Khi còn nhỏ, chú chó nào cũng gây ồn ào, hay chạy nhảy, hiếu động, tò mò và hiếu kỳ với tất cả mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, chó cái có thể sống từ 5 năm trở lên. Còn chó đực, rất ít con có thể sống quá 1 năm. Chúng dễ ảnh hưởng bởi khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Nuôi chó cũng phụ thuộc vào mục đích nuôi của từng người. Nếu như bạn chỉ muốn nuôi cho vui, nuôi làm cảnh, thì chó đực sẽ là một lựa chọn hợp lý. Những chú Poodle đực có dáng vẻ bên ngoài đáng yêu và ưa nhìn hơn. Nếu như chỉ vì niềm yêu thích, sự mong muốn, hoặc bạn gặp trở ngại về vấn đề kinh tế, nguồn tài chính không đủ, thì bạn nên lựa chọn Poodle cái.

Vì sao ư? Vì những chú chó này có giá thành khá thấp. Đặc biệt là những chú chó có kích thước lớn. Tuy nhiên, dù nuôi chú chó nào thì chi phí bạn phải bỏ ra để nuôi chúng không phải là con số nhỏ. Mỗi ngày phải bỏ ra một số tiền tương đương với việc bạn lo cho một đứa con 7 tháng tuổi. Nuôi chó Poodle không phải là quá tốn kém nhưng cũng không phải quá dễ dàng nếu tài chính bạn không ổn định.

Lưu ý về cách nuôi chó Poodle tại nhà

  • Chó con ngủ nhiều là chuyện rất bình thường. Mỗi ngày giống chó Poodle con ngủ khoảng hơn mười tiếng. Thói quen nghỉ ngơi của chúng ta không giống với chúng, nhất định không nên chơi đùa với Poodle khi nó đang ngủ.
  • Chó con khó thích ứng khi thay đổi môi trường đột ngột. Khi chú chó Poodle con đến nhà, môi trường thay đổi, người bên cạnh thay đổi, sẽ có biểu hiện rất sợ người lạ và nhát gan. Bạn nên dành nhiều thời gian vỗ về bên cạnh, giúp giảm bớt áp lực tâm lý cho chó con.
  • Đi vệ sinh lung tung: Những chú chó Poodle Toy, Tiny nhỏ tầm 2 – 3 tháng tuổi chưa biết cách nhịn vệ sinh. Chúng sẽ tùy tiện để lại “dấu vết” mọi nơi. Bạn không thể tùy tiện trách mắng và hỏi tội chúng. Bạn cần phải tìm cách dạy chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ.
  • Khó ngăn được tiếng sủa không ngừng của chó con. Chó Poodle nhỏ dùng tiếng tru thê lương “lên án” môi trường xa lạ. Bạn không cần để ý, cho nó chút thời gian để thích ứng.
  • Rời xa chủ nhân, những chú chó Poodle rất sợ cô đơn. Hãy sử dụng đồ chơi hoặc đồ ăn vặt để phân tán sự lưu luyến của chó Poodle. Không nên quá nuông chiều chúng. Càng không thể để chúng mất tập trung và ảnh hưởng bởi sự chi phối khác.
4 cách dạy chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ hướng dẫn
Đảm bảo an toàn cho chó Poodle

  • Tránh để chó con ăn phải những loại thực vật dẫn đến trúng độc. Tránh trồng cây vạn niên thanh, thiết mộc lan, thủy tiên, cây trúc đào, hoa bìm biếc, hoa khiên ngưu, cây đỗ quyên. Ăn nhầm hành tây, tiêu, tỏi và các loại rau sống sẽ khiến chó con bị tiêu chảy.
  • Tránh để chó con lăn lộn với đồ chơi và đồ vật: dây điện, phích cắm điện, điều khiển từ xa, bật lửa, trang sức, điện thoại, máy sạc không đặt trên đất hoặc ở những vị trí thấp.
  • Thu tất cả những loại thức ăn chó con có thể tiếp xúc được. Đặc biệt đồ ăn vặt đặt trên bàn trà, giá tủ thấp phải đóng kín miệng túi.
  • Cất những thứ chó con có thể cắn rách: thảm, khăn trải bàn, gối dựa trên sofa, rèm che trên các đồ vật, giấy vệ sinh…
  • Cất những đồ vật chó con có thể vô tình kéo theo hoặc đụng vào dễ đổ: laptop, đồ làm bằng thủy tinh, bể cá, bình giữ ấm, lọ hoa…
  • Cất những chất làm sạch dễ khiến chó con tò mò chời đùa hoặc ăn nhằm: thuốc làm sạch, thuốc khử độc, bột giặt, xà phòng…
  • Cất những thứ chó con thích gặm cắn: các loại bít tất, chai gel xịt tóc.
  • Không đặt các đồ linh tinh lên đồ nội thất.
  • Kịp thời làm sạch và xử lý đồ vật: dọn dẹp thức ăn thừa, tạp chí, báo quá hạn và lon, chai nước hoa quả rỗng, làm sạch thùng rác, thùng rác nhà vệ sinh…
  • Bọc các góc cạnh đồ gia dụng: tránh trở thành đồ chơi mài răng của chó con và tránh bị va chạm ngoài ý muốn.
  • Tránh nền nhà quá trơn. Nếu không dễ khiến chó con bị trẹo xương hoặc chân phát triển có vấn đề.
  • Đóng tất cả các cửa ngăn tủ: bao gồm tủ sách, tủ quần áo, tủ giày, tủ rượu, tủ thuốc, tủ lạnh, tủ thức ăn…
  • Ngăn cấm chó con đi vào những nơi nguy hiểm: phòng bếp đóng kín, cửa sổ mở ngoài ban công…
Huấn luyện chó Poodle từ khi còn nhỏ


Không nên để chó Poodle con có thể tùy tiện chiếm lãnh thổ trong nhà, bạn cần phải có ngay 1 kế hoạch huấn luyện chó Poodle khi mới về. Từ lần đầu tiên chó con vào nhà phải làm cho nó hiểu rõ, có một vài nơi tiến vào là nguy hiểm, không được phép. Phòng ngủ của chủ nhân nên tránh trở thành “phòng ngủ” của nó. Sofa là nơi nghỉ ngơi của chủ nhân, không thể “ngang vai ngang vế”. Phòng bếp sẽ có nhiều nguy hiểm, cũng không phải là nơi thường xuyên “ghé vào”. Nhà kho, phòng cất đồ luôn đóng kín cửa. Một khi ban công không đóng kín cửa, cũng sẽ khiến chó Poodle tò mò chạy vào cắn phá mọi thứ lung tung lộn xộn.

Nếu chó Poodle con không biết gì sẽ lén lún chạy ra ngoài khi không ai để ý. Khi chúng lon ton trở về, nhất định đừng quát mắng nó. Càng phải chú ý đóng chặt cửa nhà, không cho nó cơ hội chạy ra ngoài. Chúng có thể bị lạc hoặc nguy hiểm hơn là bị bắt trộm. Việc chăm sóc và cách nuôi chó Poodle rất quan trọng đối với thói quen của chúng khi lớn lên. Khi đã quen với môi trường sống mới cần tiến hành huấn luyện chó con ngay. Không nên để chúng có thói quen xấu rồi mới dạy. Rất khó để chúng tiếp thu. Có thể dạy chúng đi vệ sinh đúng chỗ, đứng 2 chân, ngồi, nằm…

10 kỹ thuật huấn luyện chó Poodle những lệnh cơ bản
Chăm sóc lông và da đẹp hơn


Nuôi chó Poodle là phải giữ vệ sinh cho lông sạch và khô. Bạn hoàn toàn có thể tự cắt tỉa lông chó Poodle tại nhà. Nếu bạn không chải lông cho chó Poodle thường xuyên, chúng rất dễ bị mắc bệnh nấm da. Triệu chứng là dưới lớp lông xuất hiện những vảy gầu trắng. Hầu hết các bé đều mắc chứng bệnh này. Cách điều trị tốt nhất cho các chú chó tắm nắng vào mỗi buổi sáng và buổi chiều tối. Vào những ngày trời nồm, bạn hãy dùng máy sấy ở chế độ thấp và làm khô lông cho chúng. Tuyệt đối không để chó đi ngủ khi lông còn ẩm.

Lông không xoăn, bị duỗi và mọc tùm lum là vấn đề nhiều người nuôi gặp phải. Bạn có thể khắc phục bằng cách đưa chúng tới các cửa hàng cung cấp dịch vụ cắt tỉa lông chó. Tuy hơi tốn kém nhưng chú chó của bạn sẽ có được vẻ ngoài gọn gàng và đẹp mắt.

7 bí kíp chuẩn chăm sóc và chải lông cho chó Poodle
Tẩy giun cho chó định kỳ


Tẩy giun cho chó Poodle là việc mà bạn cần phải làm thường xuyên. Điều này giúp chó lớn nhanh và khỏe mạnh. Khi chú chó được 6 tháng tuổi, bạn cần tẩy giun cho chúng định kỳ 1 tháng một lần. Với chó lớn hơn 6 tháng tuổi là 3 tháng tẩy giun một lần. Thuốc tẩy giun cho chó có nhiều loại đang bán trên thị trường với nhiều nhãn hiệu và giá cả. Nhưng tốt nhất là bạn nên dùng thuốc Zantel hoặc Drontal. Đây là 2 loại thuốc được nhiều người sử dụng, không gây nguy hại xấu đến sức khỏe của chó. Liều dùng 1 viên cho 5 kg trọng lượng của chó.

Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó


Trong tất cả các bài viết dạy cách nuôi giống chó Poodle, việc đầu tiên thường nhắc đến là phải tiêm phòng cho chó. Tiêm phòng sẽ giúp phòng trừ, hạn chế tối đa các bệnh rất nguy hiểm như Care ở chó hay Pravovirus ở chó. Các bạn nên tiêm phòng 7 bệnh, để tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Cứ một năm tiêm nhắc lại một lần. Vaccine phòng bệnh có bán tại các đại lý thú y, các bạn có thể tự tiêm cho chú chó của mình. Chi phí tiêm phòng cũng không quá đắt nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé.

5 tiêu chí chăm sóc chó Poodle mới đẻ khỏe mạnh
Phòng bệnh ho cũi chó, cảm lạnh, viêm phổi


Ai cũng nghĩ rằng giống chó Poodle chịu lạnh rất tốt. Tuy nhiên khả năng chịu lạnh của chúng tương đối kém khiến chó bị cảm lạnh hay còn gọi là ho cũi chó. Hoặc nặng hơn là các bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Khi thấy chú chó của bạn bị ho, hãy cho chúng uống bổ phế hay siro gừng là ổn. Nếu bệnh còn nhẹ, đừng nên tiêm nhé vì nếu tiêm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Để phòng tránh bệnh ho cho Poodle, mỗi khi trời trở lạnh hay giao mùa hãy giữ ấm cho chó mỗi khi ra đường. Tốt nhất là hãy để chó ở trong nhà nếu bạn cảm thấy sức khỏe của chúng không ổn. Vào mùa hè nhiều chủ nuôi thường cho chó nằm điều hòa. Nên để nhiệt độ điều hòa ở một nhiệt độ vừa phải, khoảng 28 độ là ổn. Tránh tình trạng chó bị sốc nhiệt khi từ phòng lạnh đi ra ngoài trời nóng.

Sinh sản ở giống chó Poodle


Với những người đầu tiên nuôi cún, thì phần lớn họ đều chọn nuôi chó đực. Vì chó cái còn phải mang thai, sinh con. Việc chăm sóc chó Poodle mang thai là một vấn đề nan giải. Không những chăm sóc cho chúng, mà còn phải chăm lo cho những đứa con non nớt của chúng. Cho nên việc lựa chọn nuôi chó đực bao giờ cũng thoải mái và bớt đau đầu hơn. Đứng từ trên góc độ này mà nói thì chó đực tương đối dễ nuôi, dễ chăm sóc hơn chó cái. Tuy nhiên, chỉ cần làm phẫu thuật triệt sản cho Poodle cái thì mọi chuyện sẽ được giải quyết. Việc nuôi giống chó Poodle giới tính nào cũng như nhau.

Nếu như bạn nhất định phải lựa chọn xem giống chó nào nuôi dễ dàng hơn thì nói chung thì bạn nên hỏi chính mình. Có một điểm cực kì rõ ràng là: bạn nên hỏi chính bản thân mình xem muốn nuôi chú chó nào nhất. Poodle là giống chó cực kì hiền lành, không tùy tiện tấn công người và các động vật khác. Thông thường, chó cái khá là nghe lời chủ, tính tình ôn hòa và dễ chịu hơn.

6 lưu ý chăm sóc chó Poodle mang thai và sinh sản
Kết luận


Dù bạn có chọn giống chó nào, chỉ cần bạn luôn yêu thương và chăm sóc tận tình cho chú chó của mình, bạn sẽ nhận lại được những niềm vui và bất ngờ lớn đấy. Vì thế, chúng ta không thể tùy ý lựa chọn, càng không thể dễ dàng từ bỏ “nó”. Cố gắng yêu chúng, bạn cũng có thể có được nhận nhiều tình yêu như vậy. Cho dù bạn nuôi để làm bạn, để sinh sản đi chăng nữa đây chắc chắn là người bạn tuyệt vời. Hãy học hỏi những kinh nghiệm khi chăm sóc chúng, bạn sẽ thấy rằng nuôi chúng không hề khó chút nào. “Sự tiến bộ” của giống chó Poodle sẽ làm chủ nhân tự hào. Thú cưng là “tài sản cá nhân” quan trọng của con người. “Bản lĩnh” hòa nhập với xã hội của chúng sẽ nâng cao ý thức văn minh, đạo đức của chủ nhân.

Nguồn Pet Mart​
-
Cộng đồng Yêu Thú cưng Việt Nam!
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,730
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới