Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phát hiện sớm và cách điều trị bệnh viêm phổi ở mèo. Mèo bị viêm phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây viêm phổi, thường xảy ra khi thời tiết chuyển (từ ấm áp sang lạnh ẩm từ cuối thu sang đông và đầu mùa xuân). Bệnh viêm phổi làm cho mèo bị chết nhiều, đặc biệt là mèo non từ 1-3 tháng tuổi.
Nguyên nhân bệnh viêm phổi ở mèo
Bệnh gây ra do vi khuẩn gây viêm phổi ở mèo. Bình thường có một số mèo mang vi khuẩn ở đường hô hấp, nhưng không có dấu hiệu của bệnh. Khi thời tiết lạnh ẩm, sức khoẻ của mèo giảm thấp và vi khuẩn gây bệnh cho mèo, làm chết mèo.
Triệu chứng bệnh viêm phổi cho mèo
Thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày
Mèo bệnh thể hiện: sốt cao 39,5-41 độ C liên tục 3-4 ngày, chảy nước mắt, nước mũi liên tục, nằm bệt một chỗ, ăn ít hoặc bỏ ăn, thở khó và ho tăng dần. Sau 4-5 ngày, mèo thở khò khè, mỗi lần ho khạc có mủ chảy từ mũi và miệng mèo.
Mèo non từ 1 -3 tháng, bệnh tiến triển nhanh và nặng làm mèo chết sau 4-5 ngày. Mèo trưởng thành bệnh kéo dài 10-12 ngày làm cho mèo gầy rộc, suy nhược, thường chết do không thở được và kiệt sức.
Bệnh tích
Mổ khám mèo bệnh thấy phế quản và phổi có viêm tụ máu và nhiều dịch mủ.
Cách lây lan
Bệnh lây lan qua 2 đường:
– Do mèo hít thở không khí có vi khuẩn, vi khuẩn vào phổi gây bệnh.
– Do mèo nuốt phải vi khuẩn có trong nước uống và thức ăn, vi khuẩn vào máu về phổi và gây bệnh.
Phát hiện bệnh viêm phổi ở mèo
Các dấu hiệu đặc trưng ở mèo bệnh giúp cho chẩn bệnh: sốt cao, thở khó và ho tăng dần, miệng và mũi mèo có dịch mủ khi ho
Cách chữa mèo bị viêm phổi
Thuốc điều trị
– Dùng phối hợp Penicillin với liều 50.000 đơn vị/kg thể trọng và Kanamycin với liều 30 mg/kg thể trọng, dùng thuốc phối hợp với tiêm liên tục 4-5 ngày liền.
– Có thể thay Penicillin bằng Ampicillin liều dùng 50 mg/kg thể trọng. Kanamycin thay bằng Gentamycin với liều 4 đơn vị/kg thể trọng.
Chú ý: Không được dùng Gentamycin trong cùng ống tiêm với Penicillin, Kanamycin, Ampicillin vì sẽ kết tủa mất tác dụng của thuốc.
Thuốc trợ sức: Tiêm cafein, vitamin B1, vitamin C, truyền sinh lý mặn (9 phần nghìn) và sinh lý ngọt (5 %) khi mèo ăn ít hoặc bỏ ăn.
Chăm sóc: cho mèo nằm ổ ấm, tránh gió lùa, nuôi dưỡng mèo bằng thức ăn đủ chất bổ mà mèo thích ăn như cá, thịt, tôm.
Phòng bệnh
– Phát hiện sớm mèo bệnh, cách ly điều trị kịp thời, hạn chế lây bệnh sang mèo khoẻ.
– Khi thời tiết trở lạnh cần làm ổ ấm cho mèo nằm.
– Nuôi dưỡng mèo với thức ăn tốt và chăm sóc mèo chu đáo.
Nguyên nhân bệnh viêm phổi ở mèo
Bệnh gây ra do vi khuẩn gây viêm phổi ở mèo. Bình thường có một số mèo mang vi khuẩn ở đường hô hấp, nhưng không có dấu hiệu của bệnh. Khi thời tiết lạnh ẩm, sức khoẻ của mèo giảm thấp và vi khuẩn gây bệnh cho mèo, làm chết mèo.
Triệu chứng bệnh viêm phổi cho mèo
Thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày
Mèo bệnh thể hiện: sốt cao 39,5-41 độ C liên tục 3-4 ngày, chảy nước mắt, nước mũi liên tục, nằm bệt một chỗ, ăn ít hoặc bỏ ăn, thở khó và ho tăng dần. Sau 4-5 ngày, mèo thở khò khè, mỗi lần ho khạc có mủ chảy từ mũi và miệng mèo.
Mèo non từ 1 -3 tháng, bệnh tiến triển nhanh và nặng làm mèo chết sau 4-5 ngày. Mèo trưởng thành bệnh kéo dài 10-12 ngày làm cho mèo gầy rộc, suy nhược, thường chết do không thở được và kiệt sức.
Bệnh tích
Mổ khám mèo bệnh thấy phế quản và phổi có viêm tụ máu và nhiều dịch mủ.
Cách lây lan
Bệnh lây lan qua 2 đường:
– Do mèo hít thở không khí có vi khuẩn, vi khuẩn vào phổi gây bệnh.
– Do mèo nuốt phải vi khuẩn có trong nước uống và thức ăn, vi khuẩn vào máu về phổi và gây bệnh.
Phát hiện bệnh viêm phổi ở mèo
Các dấu hiệu đặc trưng ở mèo bệnh giúp cho chẩn bệnh: sốt cao, thở khó và ho tăng dần, miệng và mũi mèo có dịch mủ khi ho
Cách chữa mèo bị viêm phổi
Thuốc điều trị
– Dùng phối hợp Penicillin với liều 50.000 đơn vị/kg thể trọng và Kanamycin với liều 30 mg/kg thể trọng, dùng thuốc phối hợp với tiêm liên tục 4-5 ngày liền.
– Có thể thay Penicillin bằng Ampicillin liều dùng 50 mg/kg thể trọng. Kanamycin thay bằng Gentamycin với liều 4 đơn vị/kg thể trọng.
Chú ý: Không được dùng Gentamycin trong cùng ống tiêm với Penicillin, Kanamycin, Ampicillin vì sẽ kết tủa mất tác dụng của thuốc.
Thuốc trợ sức: Tiêm cafein, vitamin B1, vitamin C, truyền sinh lý mặn (9 phần nghìn) và sinh lý ngọt (5 %) khi mèo ăn ít hoặc bỏ ăn.
Chăm sóc: cho mèo nằm ổ ấm, tránh gió lùa, nuôi dưỡng mèo bằng thức ăn đủ chất bổ mà mèo thích ăn như cá, thịt, tôm.
Phòng bệnh
– Phát hiện sớm mèo bệnh, cách ly điều trị kịp thời, hạn chế lây bệnh sang mèo khoẻ.
– Khi thời tiết trở lạnh cần làm ổ ấm cho mèo nằm.
– Nuôi dưỡng mèo với thức ăn tốt và chăm sóc mèo chu đáo.
Nguồn Bacsithuy