Bạn đã biết chăm sóc chó Poodle mang thai? Đối với tất cả các loài động vật, mang thai là khoảng thời gian nhạy cảm nhất. Chó Poodle cũng vậy, đây là loại chó có hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa kém. Chúng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn.
Chăm sóc chó Poodle mang thai giúp bảo vệ sức khỏe của cả chó mẹ và chó con sắp sinh. Tuy nhiên, việc chăm sóc chó mẹ trong thai kỳ là một việc phức tạp. Vì vậy việc chuẩn bị sức khỏe cho một chú chó cái là cực kì quan trọng. Vậy chăm sóc cho một chú Poodle trong thời gian nhạy cảm này như thế nào?
Chăm sóc chó Poodle mang thai cần chú ý chế độ dinh dưỡng
Sau khi phối giống, trong khoảng 15 ngày đầu chó Poodle mẹ thường có tình trạng bỏ ăn, chán ăn, tâm trạng uể oải, hay ngủ. Đây là giai đoạn ốm nghén của Poodle mẹ, là hiện tượng hết sức bình thường. Nó không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của chó Poodle.
Trong tháng đầu bạn có thể cho chó Poodle mẹ ăn bình thường. Nhưng nên chia thành các bữa nhỏ. Lúc này chó Poodle mẹ chưa có biểu hiện mang thai rõ rệt. Nếu không cho chúng đi siêu âm thì rất khó phát hiện.
Đến tháng thứ 2, chó con lúc này đã khá lớn. Chế độ ăn cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng cần thiết để chúng phát triển tốt. Đồng thời bạn nên bổ sung canxi, vitamin cho chó mẹ để tránh tình trạng tụt canxi.
Có thể cho chúng uống sữa dê, thực phẩm hoặc sữa chuyên dành cho chó. Thêm vào đó phải cho chó Poodle mẹ ăn thêm các thực phẩm tươi như thịt, rau củ quả. Chó Poodle có kích thước nhỏ nên lượng thức ăn chúng ăn cũng không quá nhiều. Vì vậy bạn cũng cần kiếm soát lượng thức ăn cho cún để chúng không bị béo phì.
Chăm sóc chó Poodle đang mang thai cần áp dụng chế độ luyện tập như thế nào?
Chó Poodle có tính cách rất sôi nổi nên sau khi xác nhận chó có thai, phải tránh hoạt động mạnh, tránh bị sảy.
Giai đoạn có thai, chó Poodle mẹ ăn nhiều ngủ nhiều. Thể trọng không ngừng tăng lên trong khi vận động ít. Trong thời điểm này, tuyệt đối không thể để chúng chỉ ăn, không vận động. Nếu chó Poodle mẹ bị béo phì sẽ rất khó sinh, dễ sinh non.
Cách chăm sóc chó Poodle mang thai tốt nhất là cho chúng vận động vừa đủ. Ngày thường có thể lựa chọn đi bộ ở nơi bằng phẳng để giữ cơ thể chúng ở trạng thái tốt nhất. Việc tập luyện và vận động giúp chó poodle mẹ khỏe mạnh hơn, kích thích hệ tiêu hóa và tuần hoàn máu của chó mẹ.
Cho chúng đi dạo nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh. Chú ý nếu có chó khác ở xung quanh có thể sẽ ảnh hưởng đến chó mẹ.
Có nên đến bác sĩ thú y khi chăm sóc chó Poodle mang thai?
Nên đưa chó mẹ đi khám thú y sau 30 ngày mang thai. Lúc này, các bác sĩ sẽ dò khám bằng tay, sử dụng máy siêu âm hoặc phân tích hooc-mon sinh lý để xác nhận tình trạng chó con. Bác sĩ thú y sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe của chú Poodle nhà bạn và đưa ra những lời khuyên, giúp bạn chăm sóc cún cưng tốt nhất.
Những lưu ý khi chăm sóc chó Poodle mang thai
Thời gian chó Poodle mang thai cái là 58~65 ngày. Nhưng chỉ sau một tháng có thai, chúng ta mới có thể nhìn ra được bụng của chúng lồi ra, ngực sưng lên.
Đặc biệt trong khi chờ sinh, bạn phải chú ý quan sát tình hình chó mẹ mỗi ngày. Nếu nhiệt độ quá thấp phải bổ sung ngay thiết bị giữ ấm. Chó mẹ khi mang thai cần môi trường yên tĩnh, ánh sáng thấp, không bị làm phiền.
Chuẩn bị hộp để chó sinh con, đệm lót giường phải khô ráo và dày. Bạn nên chuẩn bị hai tấm để có thể thay đổi, thuận tiện hơn cho việc sát khuẩn tiêu độc. Có thể cạo bớt lông nếu ảnh hưởng đến việc sinh sản của chó Poodle và cũng để chó con dễ tìm được núm vú của mẹ.
Những chú ý khi chăm sóc chó Poodle mang thai
Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra như việc chó poodle mẹ đẻ non, hay bị sẩy thai, cần chú ý một số điểm như sau:
Bảo vệ sức khỏe và chăm sóc chó Poodle mẹ đang mang thai sẽ giúp bạn có những chú chó đáng yêu và khỏe mạnh. Hãy dành thời gian và công sức để chăm sóc chúng một chút nhé.
Câu hỏi được nhiều người quan tâm: chăm sóc chó poodle mang thai, hay chó poodle mang thai bao lâu, chó poodle mang thai bao lâu thì đẻ.
Nếu các bạn chưa biết cách, hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.
Chăm sóc chó Poodle mang thai giúp bảo vệ sức khỏe của cả chó mẹ và chó con sắp sinh. Tuy nhiên, việc chăm sóc chó mẹ trong thai kỳ là một việc phức tạp. Vì vậy việc chuẩn bị sức khỏe cho một chú chó cái là cực kì quan trọng. Vậy chăm sóc cho một chú Poodle trong thời gian nhạy cảm này như thế nào?
Chăm sóc chó Poodle mang thai cần chú ý chế độ dinh dưỡng
Sau khi phối giống, trong khoảng 15 ngày đầu chó Poodle mẹ thường có tình trạng bỏ ăn, chán ăn, tâm trạng uể oải, hay ngủ. Đây là giai đoạn ốm nghén của Poodle mẹ, là hiện tượng hết sức bình thường. Nó không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của chó Poodle.
Trong tháng đầu bạn có thể cho chó Poodle mẹ ăn bình thường. Nhưng nên chia thành các bữa nhỏ. Lúc này chó Poodle mẹ chưa có biểu hiện mang thai rõ rệt. Nếu không cho chúng đi siêu âm thì rất khó phát hiện.
Đến tháng thứ 2, chó con lúc này đã khá lớn. Chế độ ăn cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng cần thiết để chúng phát triển tốt. Đồng thời bạn nên bổ sung canxi, vitamin cho chó mẹ để tránh tình trạng tụt canxi.
Có thể cho chúng uống sữa dê, thực phẩm hoặc sữa chuyên dành cho chó. Thêm vào đó phải cho chó Poodle mẹ ăn thêm các thực phẩm tươi như thịt, rau củ quả. Chó Poodle có kích thước nhỏ nên lượng thức ăn chúng ăn cũng không quá nhiều. Vì vậy bạn cũng cần kiếm soát lượng thức ăn cho cún để chúng không bị béo phì.
Chăm sóc chó Poodle đang mang thai cần áp dụng chế độ luyện tập như thế nào?
Chó Poodle có tính cách rất sôi nổi nên sau khi xác nhận chó có thai, phải tránh hoạt động mạnh, tránh bị sảy.
Giai đoạn có thai, chó Poodle mẹ ăn nhiều ngủ nhiều. Thể trọng không ngừng tăng lên trong khi vận động ít. Trong thời điểm này, tuyệt đối không thể để chúng chỉ ăn, không vận động. Nếu chó Poodle mẹ bị béo phì sẽ rất khó sinh, dễ sinh non.
Cách chăm sóc chó Poodle mang thai tốt nhất là cho chúng vận động vừa đủ. Ngày thường có thể lựa chọn đi bộ ở nơi bằng phẳng để giữ cơ thể chúng ở trạng thái tốt nhất. Việc tập luyện và vận động giúp chó poodle mẹ khỏe mạnh hơn, kích thích hệ tiêu hóa và tuần hoàn máu của chó mẹ.
Cho chúng đi dạo nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh. Chú ý nếu có chó khác ở xung quanh có thể sẽ ảnh hưởng đến chó mẹ.
Có nên đến bác sĩ thú y khi chăm sóc chó Poodle mang thai?
Nên đưa chó mẹ đi khám thú y sau 30 ngày mang thai. Lúc này, các bác sĩ sẽ dò khám bằng tay, sử dụng máy siêu âm hoặc phân tích hooc-mon sinh lý để xác nhận tình trạng chó con. Bác sĩ thú y sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe của chú Poodle nhà bạn và đưa ra những lời khuyên, giúp bạn chăm sóc cún cưng tốt nhất.
Những lưu ý khi chăm sóc chó Poodle mang thai
Thời gian chó Poodle mang thai cái là 58~65 ngày. Nhưng chỉ sau một tháng có thai, chúng ta mới có thể nhìn ra được bụng của chúng lồi ra, ngực sưng lên.
Đặc biệt trong khi chờ sinh, bạn phải chú ý quan sát tình hình chó mẹ mỗi ngày. Nếu nhiệt độ quá thấp phải bổ sung ngay thiết bị giữ ấm. Chó mẹ khi mang thai cần môi trường yên tĩnh, ánh sáng thấp, không bị làm phiền.
Chuẩn bị hộp để chó sinh con, đệm lót giường phải khô ráo và dày. Bạn nên chuẩn bị hai tấm để có thể thay đổi, thuận tiện hơn cho việc sát khuẩn tiêu độc. Có thể cạo bớt lông nếu ảnh hưởng đến việc sinh sản của chó Poodle và cũng để chó con dễ tìm được núm vú của mẹ.
Những chú ý khi chăm sóc chó Poodle mang thai
Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra như việc chó poodle mẹ đẻ non, hay bị sẩy thai, cần chú ý một số điểm như sau:
- Không phối giống ngay lần động dục đầu tiên của Poodle, lúc này cơ thể chó cái chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Không phối giống đồng huyết, cận huyết.
- Chú ý đến điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc.
- Tránh các stress về tâm lý hoặc thời tiết quá nóng hay quá lạnh
- Trị ve rận, bọ chét và các kí sinh trùng cho chó Poodle mẹ
Bảo vệ sức khỏe và chăm sóc chó Poodle mẹ đang mang thai sẽ giúp bạn có những chú chó đáng yêu và khỏe mạnh. Hãy dành thời gian và công sức để chăm sóc chúng một chút nhé.
Câu hỏi được nhiều người quan tâm: chăm sóc chó poodle mang thai, hay chó poodle mang thai bao lâu, chó poodle mang thai bao lâu thì đẻ.
Nếu các bạn chưa biết cách, hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.
Nguồn Bacsithuy