Chó đã tiêm vaccine vẫn chết là vì sao

Yêu Cún

Sen cấp 5
Bài viết
1,435
Thích
665
Điểm
123
Best Tư vấn
0
Xu
640
Chủ Top
#1
Hiện này bất kể những ai nuôi chó đều biết đến loại vaccine phòng 7 bệnh. Thường thì các bác nhà ta hay tiêm cho chó con sau khi tách mẹ, tiêm 2 mũi 7 bệnh. Sau khi tiêm vaccine, liệu rằng chó có thể hoàn toàn tránh và miễn dịch với các BỆNH CỦA CHÓ trong danh mục được tiêm phòng hay không? Rất nhiều chó bị chết mặc dù trước đó được tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng lịch trình. Vậy nguyên nhân nào khiến chó vẫn bị chết hoặc bị bệnh sau một thời gian tiêm phòng vaccine 2 mũi 7 bệnh như thế. Và sau đây, là một số lý do và nguyên nhân chính khiến kết quả tiêm phòng vaccine không được thành công như thế.



Chất lượng vacxin không tốt

  • Các loại vaccine nhập lậu, xách tay… chưa được qua kiểm định và cấp phép lưu hành của Cục Thú Y Việt nam.
  • Không bảo đảm 100% bảo quản trong “dây chuyền lạnh” từ khâu sản xuất, phân phối và thực hành tiêm trên chó. Yêu cầu ngặt nghèo của nhiệt đọ bảo quản vaccine từ 2-8′C tránh ánh sáng và tuyệt đối không để đông lạnh.
  • Vaccine hết hạn dùng ghi trên nhãn mác.
  • Lọ chứa vaccine bị nứt vỡ, hở hoặc đã mở nắp, đã pha mà không xử dụng ngay.



Bạn đã chắc chắn là mua đúng loại vacxin cần tiêm cho chó?

  • Vaccine loại nào chỉ có khả năng miễn dịch cho bệnh đó. Nhiều chủ chó lầm tường rằng hàng năm hệ thống thú y Nhà nước và địa phương tiêm phòng cho chó vaccine Dại là cũng phòng luôn các bệnh khác như: Parvo, Carrê, Ho cũi chó, Viêm gan truyền nhiễm…
  • Không phải vaccine phòng càng nhiều loại bệnh càng tốt, mà sự lựa chọn vaccine cần được các bác sỹ thú y tại địa phương nuôi chó quyết định. Ở Vương Quốc Anh, Úc, New Ziland người ta không tiêm vaccine Dại cho chó vì các đất nước này được công nhận ” không có bệnh Dại “. Nuôi chó ở các chung cư cao tầng không gần với thú hoang dã, chuột bọ… thì không cần tiêm vaccine Lepto cho chó.



Bạn đã tiêm vacxin cho chó đúng kỹ thuật hay chưa?


Một phần ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tiêm vaccine cho CHÓ đó là kỹ thuật tiêm phòng. Nhiều lý do khiến bạn tiêm vaccine không đúng kỹ thuật. Sau đây có thể là một số nguyên nhân chính.

  • Tiêm không đủ liều: rớt ra ngoài, có người lại tiêm chia 1 liều cho 2 con chó nhỏ khi mà mỗi liều vaccine dùng cho mọi loại chó.
  • Tiêm không đúng dưới da, gây chảy máu tạo ổ nhiễm trùng, áp-xe.
  • Tiêm vaccine trùng với thời gian điều trị chó bằng kháng sinh sẽ làm mất hiệu lực của vaccine, đặc biệt các loại vaccin chế từ vi khuẩn.
  • Không lắc kỹ, hòa tan khi pha trộn dung dịch vaccine.
  • Dùng chung bơm kim tiêm hoặc bơm tiêm không vô trùng có dính các loại thuốc khác gây kết tủa hoặc nhiễm khuẩn. Đặc biệt các đợt tiêm phòng Dại đại trà ở các địa phương dùng chung bơm kim tiêm có thể gây các ổ dịch bùng phát do lây bệnh từ con chó mang trùng sang chó khỏe.
  • Bơm tiêm có dung tích quá lớn, lượng vaccine khi pha chỉ có 1ml, nếu dungc bơm tiêm 3-5ml sẽ dính lại không đủ lượng thuốc tiêm vào cơ thể chó.
  • Dùng các chất sát trùng vị trí tiêm có thể làm giảm tác dụng vaccine, đặc biệt các loại vaccine chế từ vi khuẩn.
  • Tiêm vào thời điểm có nhiều stress bất lợi về thời tiết: nóng bức, lạnh giá, lụt lội…



Tiêm vacxin cho chó không đúng quy trình

  • Tiêm quá sớm cho chó dưới 5 tuần tuổi sẽ trung hòa kháng thể tự nhiên do sữa mẹ truyền cho con.
  • Chó dưới 6 tháng tuổi không tiêm đủ 2 lần vaccine cách nhau 1 tháng để hoàn thành miễn dịch ban đầu ( Primary vaccination).
  • Không tiêm nhắc lại hàng năm hoặc thời gia do nhà sản xuất vaccine khuyến cáo.



Tiêm vacxin vào lúc thể trạng chó không được tốt

  • Tiêm vaccine khi chó bị ốm bệnh, ủ bệnh, còi cọc suy nhược cơ thể.
  • Chó phối giống, mang thai hoặc đang động dục.
  • Chó đang trên đường vận chuyển, chuyển vùng, mệt mỏi.
  • Chó mới mua, nhập về không được tiêm vaccine ngay, phải chờ sau 7-10 ngày nếu khỏe mạnh mới được tiêm vaccine.
  • Chó mắc các bệnh mạn tính: ký sinh trùng da, rận mò, ghẻ… hoặc nhiễm giun sán nặng. Cần tảy sach giun sán trước khi tiêm vaccine.



Không vệ sinh môi trường tốt khi tiến hành tiêm vacxin cho chó

  • Không phải chó có khả năng miễn dịch ngay sau khi tiêm vaccine nên việc cách ly với nguồn dịch, nơi tập trung đông chó như: offline chó, pet shop, pet care, pet grooming, dog show… là rất cần thiết cho tới khi bảo đảm có miễn dịch chắc chắn.
  • Hết sức cảnh giác với các nguồn chó nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trốn tránh kiểm dịch vi phạm Pháp Lệnh thú Y nước CHXHCN Việt Nam. Đây là nguồn dịch lớn làm chết nhiều chó và không thể dập tắt được các ổ dịch.
  • Không viếng thăm, giao lưu tại các trại chó hoặc nơi có nuôi chó khi không thật cần thiết hoặc đàn chó chưa được tiêm vaccine đàu đủ và có miễn dịch chắc chắn. Nhiều chủ chó mê tín cho rằng” chó phải vía độc mà chết”, nhưng thực chất là lây lan dịch bệnh.
  • Các dụng cụ chăn nuôi, chuồng lồng vận chuyển, cũi nhốt, dây xích, máng ăn… phải được tẩy trùng đúng quy định và đúng kỹ thuật theo yêu cầu của các cán bộ kiểm dịch thú y.
  • Các phương tiện vận chuyển, đi lại : lốp bánh xe máy, ô tô, xe đạp… thậm chí dày dép cũng là nguồn mang dịch về nhà. Mũi chó rất thính có thể đánh hơi nhận biết chất thải, bài tiết. phân… dính vào các vật dụng trên rồi lây dịch. Có chủ chó không hiểu tại sao nuôi chó trên chung cư cao tầng mà chó vẫn chết dịch cả đàn.
  • Những cuộc giao lưu, triển lãm, offline cần khuyến cáo chó bảo đảm đã tiêm vaccine an toàn dịch mới được tiếp xúc với chó khác.

© YeuPet



Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,820
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới