Mùa hè sắp đến rồi. Thời tiết oi nóng là điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng hoạt động. Thời gian này các chú cún cũng rất hiếu động và nghịch ngợm, chúng rất thích đi ra ngoài dạo chơi và đánh hơi ở những chỗ mới. Bản tính này của loài chó khiến chúng hay bị côn trùng đặc biệt là ong đốt và cắn. Nhất là khi chúng lân la lại gần các bụi cây, các khóm hoa, rất dễ bị ong tấn công dẫn đến sưng mặt, mắt mũi…
Dấu hiệu khi chó con bị ong đốt
– Chó bị ong đốt sẽ cảm thấy đau và vùng bị đốt sưng lên rõ rệt.
– Chó của bạn sẽ có hiện tượng đi khập khiễng khi bị ong đốt ở chân. Có thể bạn sẽ lầm tưởng rằng chúng bị chấn thương, bị gai đâm nhưng thực chất là chúng đã bị ong đốt. Lúc này, cún cưng thường cọ và gãi vào bàn chân do ngứa và khó chịu.
– Chó bị ong đốt sẽ cảm thấy khó thở: là khi chú chó của bạn bị dị ứng với vết ong đốt, lúc này khí quản của chúng có thể bị sưng gây ra khó thở. Để lâu vết thương sẽ sưng lên không ngừng rồi dẫn đến ngạt thở. Chính vì vậy khi cún cưng của bạn bị ong đốt bạn hãy xử lý một cách nhanh nhất.
Chó bị ong đốt phải làm sao?
– Bạn hãy quan sát xem cún cưng nhà mình bị đốt ở vùng nào và lấy ngòi ong ra. Chú ý là bạn không nên nặn ngòi vì điều này chỉ làm giải phóng nọc độc nhiều hơn mà thôi. Hãy lấy ngòi ra bằng cách lấy mảnh nhựa có cạnh sắc ví dụ như thẻ tín dụng để gạt nó ra. Hãy gạt dứt khoát theo 1 đường chéo.
– Sau khi bạn lấy được ngòi châm ra thì hãy dùng dung dịch bột nở hoặc dấm bôi lên chỗ bị đốt nhé.
Chú ý: khi bị ong mật đốt thì dùng dung dịch bột nở, còn nếu bị ong vò vẽ đốt thì dùng dấm bôi lên vết đốt. Vì vết ong mật đốt có tính axit nên phải cần đến dung dịch có tính kiềm để trung hòa nọc độc. Còn đối với ong vò vẽ thì nọc độc có tính kiềm nên dung dịch axit loãng có thể trung hòa nọc, chính vì thế bạn nên dùng dấm hoặc chanh để bôi lên vết đốt. Trong trường hợp bạn không biết cún cưng bị loại ong nào đốt thì hãy ngâm vùng da bị đốt trong nước lạnh hoặc chườm đá vào vết thương trong 15 phút để giảm sưng tấy.
– Sau một thời gian bạn hãy chú ý theo dõi xem chú chó của bạn có hiện tượng khó thở hay bị dị ứng hay không, nếu có, hãy đưa chúng đến bác sỹ thú y để xử lí kịp thời. Còn nếu chúng bị đốt quá nhiều nốt thì đừng tự ý làm các phương pháp trên, thay vào đó, hãy đưa ngay cún đến bác sỹ nếu không sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.
Cách bảo vệ để chó không bị ong đốt
– Khi bạn đưa cún cưng đi dạo hãy đi vào lúc buổi chiều mát hay sáng sớm, vì khi thời tiết bắt đầu trở nên nắng nóng loài ong sẽ đi kiếm mật.
– Để cún cưng tránh xa các khóm hoa và các bụi rậm vì ong hay xuất hiện trong đó.
– Nên hạn chế dùng các loại nước hoa để thu hút ong đến và gây sự với cún cưng của bạn nhé.
– Chỗ nào bạn phát hiện có tổ ong, hãy dắt cún cưng tránh xa khu vực đó, vì biết đâu tính tò mò và hiếu kỳ của chúng sẽ gây ra hậu quả không mong muốn.
– Hoặc bạn có thể đến các cửa hàng thuộc Hệ thống siêu thị dành cho chó mèo Pet Mart để mua những bộ áo hình con ong cho thú cưng của mình để ngụy trang chẳng hạn ^_^
© YeuPet
Dấu hiệu khi chó con bị ong đốt
– Chó bị ong đốt sẽ cảm thấy đau và vùng bị đốt sưng lên rõ rệt.
– Chó của bạn sẽ có hiện tượng đi khập khiễng khi bị ong đốt ở chân. Có thể bạn sẽ lầm tưởng rằng chúng bị chấn thương, bị gai đâm nhưng thực chất là chúng đã bị ong đốt. Lúc này, cún cưng thường cọ và gãi vào bàn chân do ngứa và khó chịu.
– Chó bị ong đốt sẽ cảm thấy khó thở: là khi chú chó của bạn bị dị ứng với vết ong đốt, lúc này khí quản của chúng có thể bị sưng gây ra khó thở. Để lâu vết thương sẽ sưng lên không ngừng rồi dẫn đến ngạt thở. Chính vì vậy khi cún cưng của bạn bị ong đốt bạn hãy xử lý một cách nhanh nhất.
Chó bị ong đốt phải làm sao?
– Bạn hãy quan sát xem cún cưng nhà mình bị đốt ở vùng nào và lấy ngòi ong ra. Chú ý là bạn không nên nặn ngòi vì điều này chỉ làm giải phóng nọc độc nhiều hơn mà thôi. Hãy lấy ngòi ra bằng cách lấy mảnh nhựa có cạnh sắc ví dụ như thẻ tín dụng để gạt nó ra. Hãy gạt dứt khoát theo 1 đường chéo.
– Sau khi bạn lấy được ngòi châm ra thì hãy dùng dung dịch bột nở hoặc dấm bôi lên chỗ bị đốt nhé.
Chú ý: khi bị ong mật đốt thì dùng dung dịch bột nở, còn nếu bị ong vò vẽ đốt thì dùng dấm bôi lên vết đốt. Vì vết ong mật đốt có tính axit nên phải cần đến dung dịch có tính kiềm để trung hòa nọc độc. Còn đối với ong vò vẽ thì nọc độc có tính kiềm nên dung dịch axit loãng có thể trung hòa nọc, chính vì thế bạn nên dùng dấm hoặc chanh để bôi lên vết đốt. Trong trường hợp bạn không biết cún cưng bị loại ong nào đốt thì hãy ngâm vùng da bị đốt trong nước lạnh hoặc chườm đá vào vết thương trong 15 phút để giảm sưng tấy.
– Sau một thời gian bạn hãy chú ý theo dõi xem chú chó của bạn có hiện tượng khó thở hay bị dị ứng hay không, nếu có, hãy đưa chúng đến bác sỹ thú y để xử lí kịp thời. Còn nếu chúng bị đốt quá nhiều nốt thì đừng tự ý làm các phương pháp trên, thay vào đó, hãy đưa ngay cún đến bác sỹ nếu không sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.
Cách bảo vệ để chó không bị ong đốt
– Khi bạn đưa cún cưng đi dạo hãy đi vào lúc buổi chiều mát hay sáng sớm, vì khi thời tiết bắt đầu trở nên nắng nóng loài ong sẽ đi kiếm mật.
– Để cún cưng tránh xa các khóm hoa và các bụi rậm vì ong hay xuất hiện trong đó.
– Nên hạn chế dùng các loại nước hoa để thu hút ong đến và gây sự với cún cưng của bạn nhé.
– Chỗ nào bạn phát hiện có tổ ong, hãy dắt cún cưng tránh xa khu vực đó, vì biết đâu tính tò mò và hiếu kỳ của chúng sẽ gây ra hậu quả không mong muốn.
– Hoặc bạn có thể đến các cửa hàng thuộc Hệ thống siêu thị dành cho chó mèo Pet Mart để mua những bộ áo hình con ong cho thú cưng của mình để ngụy trang chẳng hạn ^_^
© YeuPet
Nguồn Bacsithuy