Chim Hồng Yến là 1 dòng của chim Yến hót hay chim Hoàng Yến. Là giống chim cảnh đẹp với sắc lông đỏ hồng, có giọng hót hay. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng, chim Hồng Yến đôi khi mang 1 trạng thái ủ rũ. Chúng không thích di chuyển, không thích hót. Đặc biệt là mỗi khi thời tiết nắng nóng. Liệu có phải chim bị bệnh hay không? YeuPet sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho tình huống này.
Cách tản nhiệt của chim Hồng Yến
Lông chim Hồng Yến hót không chỉ có màu sắc rực rỡ mà còn giữ ấm tốt. Ngoài ra, nó không có tuyến mồ hôi. Nếu gặp nhiệt độ cao, rất khó để chúng không bị say nắng. Cách duy nhất để tản nhiệt là qua miệng. Giống với cách chó tản nhiệt.
Vào mùa hè nhiệt độ cao, nếu môi trường sống của chim quá nóng, thông gió kém, cùng với việc không thể cấp nước kịp thời sẽ gây ra một số khó khăn cho công việc tản nhiệt của chim cảnh. Rất dễ gây ra các vấn đề về hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp.
Chim Hồng Yến dễ say nắng vào mùa hè
Do đó, vào mùa hè, chủ sở hữu nên cố gắng đảm bảo rằng chim có môi trường sinh sống với hệ thống thông gió tốt. Cung cấp đủ nguồn nước sạch, nhiệt độ trong nhà phù hợp… Chỉ cần bạn có phương pháp phù hợp, việc say nắng là có thể tránh được.
Nếu chim say nắng, nó sẽ lo lắng, khó thở và nhiệt độ cơ thể tăng cao. Sau đó tinh thần sẽ chán nản, đứng không ổn định. Chim uống nhiều nước. Đôi khi có các triệu chứng như tê liệt chân, chuột rút cơ bắp và co giật ngắn hạn. Có thể không hoạt động trong vài phút.
Cách làm mát cho chim
Để tránh vấn đề say nắng ở chim Hồng Yến một số người sẽ làm mát cho nó một cách tạm thời. Chẳng hạn như quạt, điều hòa… Trên thực tế, hiệu quả rất ít, bởi vì nó nó không có tuyến mồ hôi. Để tránh chim bị say nắng, chủ nhân vào ngày nắng nóng có thể đặt lồng chim ở nơi thoáng mát, thông thoáng, yên tĩnh, rộng rãi để tránh ánh nắng trực tiếp. Cung cấp nước sạch đầy đủ tùy theo phản ứng của chim. Tốt nhất là thay nước uống và cho chim tắm mỗi ngày một lần.
Nếu tình trạng say nắng ở chim Hồng Yến chưa quá nghiêm trọng thì lồng nên được chuyển đến nơi mát càng sớm càng tốt. Cứ cách một khoảng thời gian lại phun nước lạnh một lần để đảm bảo cung cấp đủ nước. Nếu tình hình nghiêm trọng thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Chim Hồng Yến bị say nắng nên được tăng cường chăm sóc. Vì sức đề kháng của nó đối với các bệnh khác đã giảm đi rất nhiều. Đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp. Chẳng hạn như cảm lạnh và viêm phổi.
Trên đây là những thông tin liên quan tới việc chim Hồng Yến hót bị say nắng. Hy vọng nó hữu ích đối với bạn. Mùa hè sắp tới, cần chăm sóc và chú ý thật nhiều tới chú chim cảnh của bạn. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thêm, bạn có thể gửi tin nhắn về hộp thư của page bác sĩ thú y.
Cách tản nhiệt của chim Hồng Yến
Lông chim Hồng Yến hót không chỉ có màu sắc rực rỡ mà còn giữ ấm tốt. Ngoài ra, nó không có tuyến mồ hôi. Nếu gặp nhiệt độ cao, rất khó để chúng không bị say nắng. Cách duy nhất để tản nhiệt là qua miệng. Giống với cách chó tản nhiệt.
Vào mùa hè nhiệt độ cao, nếu môi trường sống của chim quá nóng, thông gió kém, cùng với việc không thể cấp nước kịp thời sẽ gây ra một số khó khăn cho công việc tản nhiệt của chim cảnh. Rất dễ gây ra các vấn đề về hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp.
Chim Hồng Yến dễ say nắng vào mùa hè
Do đó, vào mùa hè, chủ sở hữu nên cố gắng đảm bảo rằng chim có môi trường sinh sống với hệ thống thông gió tốt. Cung cấp đủ nguồn nước sạch, nhiệt độ trong nhà phù hợp… Chỉ cần bạn có phương pháp phù hợp, việc say nắng là có thể tránh được.
Nếu chim say nắng, nó sẽ lo lắng, khó thở và nhiệt độ cơ thể tăng cao. Sau đó tinh thần sẽ chán nản, đứng không ổn định. Chim uống nhiều nước. Đôi khi có các triệu chứng như tê liệt chân, chuột rút cơ bắp và co giật ngắn hạn. Có thể không hoạt động trong vài phút.
Cách làm mát cho chim
Để tránh vấn đề say nắng ở chim Hồng Yến một số người sẽ làm mát cho nó một cách tạm thời. Chẳng hạn như quạt, điều hòa… Trên thực tế, hiệu quả rất ít, bởi vì nó nó không có tuyến mồ hôi. Để tránh chim bị say nắng, chủ nhân vào ngày nắng nóng có thể đặt lồng chim ở nơi thoáng mát, thông thoáng, yên tĩnh, rộng rãi để tránh ánh nắng trực tiếp. Cung cấp nước sạch đầy đủ tùy theo phản ứng của chim. Tốt nhất là thay nước uống và cho chim tắm mỗi ngày một lần.
Nếu tình trạng say nắng ở chim Hồng Yến chưa quá nghiêm trọng thì lồng nên được chuyển đến nơi mát càng sớm càng tốt. Cứ cách một khoảng thời gian lại phun nước lạnh một lần để đảm bảo cung cấp đủ nước. Nếu tình hình nghiêm trọng thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Chim Hồng Yến bị say nắng nên được tăng cường chăm sóc. Vì sức đề kháng của nó đối với các bệnh khác đã giảm đi rất nhiều. Đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp. Chẳng hạn như cảm lạnh và viêm phổi.
Trên đây là những thông tin liên quan tới việc chim Hồng Yến hót bị say nắng. Hy vọng nó hữu ích đối với bạn. Mùa hè sắp tới, cần chăm sóc và chú ý thật nhiều tới chú chim cảnh của bạn. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thêm, bạn có thể gửi tin nhắn về hộp thư của page bác sĩ thú y.
Nguồn Bacsithuy