Chia sẻ cách đỡ đẻ cho chó tại nhà

thucanngon

Sen cấp 1
Bài viết
38
Thích
5
Điểm
18
Best Tư vấn
0
Xu
0
Pet
Cat, Dog
Chủ Top
#1
Đêm qua, mình gặp 1 trường hợp chihuahua đẻ và chủ của bé khá bối rối vì là lần đầu.

Để các bạn khác đỡ bỡ ngỡ trong lần đầu tiên nhà có Cún sinh đẻ, mình xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm của gia đình mình.

1. Cách tính ngày các bé nhảy ổ:
Thường thì chu kỳ mang thai của chó mẹ là từ 59 đến 63 ngày.
Dựa trên lần phối giống đầu tiên, các bạn cộng trừ thêm ngày đối với lần phối thứ 2 để tính gần chính xác ngày các bé con chào đời.

2. Chuẩn bị:
Cũng giống như người, chó do bản năng tự nhiên và do tính cách cùng sự khéo léo của con mẹ. Chó có thể tự lo được hết.
Nhưng các giống chó cảnh nhỏ như poc thường chúng cần rất nhiều sự trợ giúp từ con người.

a) Trước ngày dự sinh vài ngày, bạn cần chuẩn bị cho bé 1 hộp giấy rộng rãi thoải mái, để bé nằm cho khỏi lạnh và sạch sẽ.
Ngoài ra hộp giấy còn là trợ thủ đắc lực cho bé trong việc giảm bớt cơn đau, dễ rặn đẻ vì nền đất thường trơn trượt, bé rặn sẽ không có lực nhiều.

b) Giấy vệ sinh, xé từng đoạn khoảng 20 đến 40 cm. Tùy giống chó to nhỏ để gập lại khoảng 2 đến 3 lượt bằng bàn tay.
Cái này là để thấm nước ối, máu khi chó mẹ rặn và lúc chó con ra đời lau khô chó con tránh trường hợp lạnh, ướt gây viêm phổi.

c) Kéo sắt đã được tẩy trùng cẩn thận, để cắt rốn cho chó con.
Đừng chủ quan là chó mẹ có thể tự cắn đứt dây rốn.
Đa phần khi chó đẻ và càng về sau khi chó đã nhiều tuổi, răng thường rất cùn. Cắn lâu đứt. Chính việc đó khiến chó mẹ nhay nhay nhiều rồi ăn sâu vào vùng da quanh bụng chó con gây tổn thương, trầy xướt dẫn tới viêm nhiễm. Làm chó con sốt, bỏ ăn và chết trong khoảng 3 đến 5 ngày đầu đời.
Lưu ý: Cắt dây rốn cách vùng bụng khoảng 1 cm đến 1,5 cm.
Cắt xong nên cẩn thận lấy chỉ buộc lại. Đừng cách quá xa vì như thế bé sẽ bị lồi rốn trông không đẹp mắt.
Ngoài ra, cắt dây rốn dài, chó con khác và chó mẹ sẽ đạp phải làm tổn thương vùng rốn.

Nếu không may bị rách vùng bụng. Cần vệ sinh khô ráo và băng bằng băng Ego ( Urgo )
Cẩn thận thì bạn cắt bớt phần viền có dính keo.
Khi gỡ lấy nước muối loãng ( thuốc nhỏ mắt của trẻ sơ sinh 0,09 % ) làm mềm phần keo dính trước khi gỡ sẽ không làm đau bé.
Ngoài ra có thể bôi thêm tetracyclin bột lên vết thương.
" Chó liền da gà liền xương. " Chỉ cần bạn chăm sóc cẩn thận. Cún sẽ không sao.

d) Túi bóng sạch để đựng giấy bẩn và nhau thai.

e) Sữa đặc hoặc sữa bột pha sẵn để còn ấm ấm, cho chó mẹ uống sau khi sinh lấy sức cho con bú.

Lưu ý: Không cho chó mẹ ăn quá nhiều nhau thai, chỉ nên cho ăn 1 đến 2 cái đầu tiên.
Nếu có dấu hiệu bị sót nhau, chó mẹ sốt. Rau ngót xay lấy nước. Cho chó mẹ uống để đào thải nốt nhau thai sót.

3. Trong quá trình chó rặn đẻ:

a) Bình thường các bác sỹ thú y thường có thuốc kích thích đẻ, giúp bé mở cửa mình to hết cỡ, bền bỉ sức khỏe để rặn đẻ. Tạo cơn đau để bé có thể rặn. Còn khi mình tự đỡ. Bé không được nhận sự hỗ trợ đó.
Cho nên, bạn cần quan sát. Khi bé rặn đẻ. Bạn đặt nhẹ tay vào phần lưng bé. Phía 2 bên sườn. Ấn nhẹ theo mỗi lần rặn. Để hỗ trợ cho bé khỏi mất sức.
b) Khi đã nhìn rõ túi nước Ối và phần đầu chó con.
Tuyệt đối không được làm vỡ nó.
Có những con chó mẹ vụng, sẽ cắn vỡ ngay khi nhìn thấy túi ối. Bạn phải trông không cho nó cắn vỡ.
Tay bạn phải cắn bỏ móng dài và nhọn.
Trong mỗi lần rặn, bạn đỡ chân cún dạng rộng ra, nắm nhẹ phần túi ối, xoay từ từ, hoặc kéo nhẹ theo chiều trượt ra...

Lưu ý: Không được dùng sức kéo mạnh, gây tổn thương chó con, nhất là loại chó nhỏ và ra chân ngược.
Mình đã chứng kiến có người rút rời cả chân bé khỏi người, rất nguy hiểm.

c) Khi chó con đã tuột khỏi chó mẹ, nhanh chóng lau sạch lớp màng nhầy, cắt rốn.
Vừa lau vừa quan sát xem bé có thở và hơi kêu không?
Nếu không thấy kêu phải hà hơi vào miệng bé cho tới lúc bé ngáp ngáp và kêu.

d) Sau khi đã ra được 1 bé. Tầm 30 phút đến 1 giờ sau sẽ đến lượt bé tiếp theo ra đời.
Bạn cứ bình tĩnh giúp bé ra đời như bé đầu tiên.

4. Sau đẻ:

a) Giữ ổ của bé khô ráo, sạch sẽ.
b) Cho ăn thêm nếu chó mẹ ít sữa hoặc chó con không biết bú. Sau 3 ngày, loại sữa bột cho trẻ sơ sinh. Ngoài sữa cho kèm men tiêu hóa của Pháp để đảm bảo đường tiêu hóa không bị nhiễm khuẩn.

Lưu ý: Lúc chó con mở mắt, bé sẽ ăn nhiều hơn. Cẩn thận kẻo chó mẹ bị tụt canxi. Trước đấy thức ăn của chó mẹ nên bổ sung canxi, cho bú có giờ và cho ăn thêm ngoài.

Khi chó mẹ bị tụt canxi. Cần trườm đá, tiêm và cho uống canxi hấp thụ nhanh.
Dấu hiệu chó mẹ tụt canxi là:
- Hay sủa, do mờ mắt gây ảo giác.
- Người nóng sốt
- 2 chân trước hay dụi mắt, vùn đầu vào chăn gối, nền nhà...

c) Khi chó con được khoảng 25 ngày tuổi. Nên cho lên giàn nuôi cho sạch sẽ. Bởi khi đó bé xả thải nhiều và chó mẹ thường không dọn cho nữa.
Giàn nên làm cách mặt đất khoảng 30 cm. Che chắn cẩn thận để các bé không trèo được ra và ngã.

Trên đây là 1 số điều mình rút ra được từ những lần nuôi cún đẻ.
Nếu nhớ thêm được gì mình sẽ cập nhật thêm.
 

Farmer

Sen cấp 3
Mod
Bài viết
239
Thích
107
Điểm
63
Best Tư vấn
5
Xu
74
#2
Lần trước mình phải thuê người đỡ đẻ cho cún ở nhà vì nó không rặn đẻ được, hic. chậm tý nữa là không cứu được bọn cún con rồi. Phải tiến hành mổ đẻ luôn may quá gặp người có kinh nghiệm nên mẹ và bé đều khỏe
 

thucanngon

Sen cấp 1
Bài viết
38
Thích
5
Điểm
18
Best Tư vấn
0
Xu
0
Pet
Cat, Dog
Chủ Top
#3
bé sinh ban ngày còn dễ chứ sinh đêm thì cũng hơi vất, tìm bác sĩ cũng khó ! Học mấy kĩ năng cần thiết để biết cách phản ứng
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,689
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới