1. Nuôi dưỡng và cho ăn
Với chó mồ côi, cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết luôn là vấn đề quan trọng. Chó con phải được cho ăn bằng bình bú hoặc bằng ống. Bú bình là phương pháp cho ăn được ưa chuộng. Cho ăn bằng ống là phương pháp chỉ dành cho những ai đã thành thạo, vì ống có thể sẽ vô tình xuyên qua phổi và gây tắc nghẽn khi cho chó con ăn. Cho chó ăn khi nó nằm ngửa chứ không nằm sấp, như đối với trẻ nhỏ.
Những loại sữa thương mại dành riêng cho chó con thì có sẵn và được cân bằng dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cần thiết của những chú chó mồ côi. Tuy nhiên ta có thể sử dụng thức ăn chế biến tại nhà. Chúng không hoàn toàn cân bằng dinh dưỡng, nhưng cũng đủ cho chó con trong một vài ngày trước khi ta có được sữa thương mại bán sẵn.
Các chất thay thế sữa mẹ cho chó con trong trường hợp khẩn cấp:
Cho dù dùng công thức thức ăn thương mại hay công thức chế biến tại nhà thì cũng chỉ nên pha một lượng cho ăn đủ 1 lần trong 1 ngày và giữ trong tủ lạnh. Rửa sạch và để khô bình và đầu vú hoặc ống giữa những lần cho ăn. Hâm nóng sữa trong nồi nước ở nhiệt độ 37 – 38 0C trước khi cho ăn.
Giữ chúng ở tư thế thẳng hay đặt chúng trên vai bạn và vỗ nhẹ vào lưng chúng trong và sau khi ăn. Việc cho ăn bằng bình bú được thực hiện hết sức cẩn thận để tránh xảy ra tình trạng viêm phổi hay sặc trong quá trình hấp thu. Việc cho bú bình góp phần giúp cho quá trình tạo phản xạ ăn của chúng.
Trong vòng 48 – 72 tiếng đầu tiên, cho ăn 2 giờ một lần. Trong thời gian còn lại của tuần đầu, cho ăn 3 giờ 1 lần vào ban ngày với 2 lần cho ăn cách nhau 4 giờ vào ban đêm. Tuần thứ 2, những lần cho ăn cách nhau 4 giờ trong ngày với 1 lần ăn cách nhau 6 giờ vào ban đêm. Vào tuần thứ 3, chúng nên được bắt đầu cho ăn cháo bột dành cho chó 3 lần trong ngày và vẫn tiếp tục cho bú bình.
Làm cháo bột bằng cách cho 2 tách thức ăn khô chất lượng cao dành cho chó con trộn với 250 gr chất thay thế sữa trên và sau đó cho thêm nước nóng. Hỗn hợp này cần được trộn đều cho đến khi có độ sệt như bột ngũ cốc cho trẻ (Hỗn hợp này đủ cho 6 – 8 chó con với kích thước trung bình).
Vào tuần thứ 4, cháo bột có thể được cho ăn 4 – 5 lần một ngày và có thể giảm dần việc bú bình. Việc cho ăn vào giữa đêm có thể giảm và cũng có thể ngưng hẳn. Chúng có thể hoàn toàn dùng thức ăn lỏng trong 6 tuần tuổi.
Chia nhu cầu calori hàng ngày thành 6 – 12 lần ăn phù hợp với tuổi của chúng. Một chú chó con vào khoảng 8 ounce (1/2 pound – 230 gr) kỳ vọng tiêu thụ khoảng 30 ml (1 ounce – 28 gr) sữa pha trong vòng 24 tiếng. Hầu hết các loại sữa pha chế đều chứa khoảng 60 calori cho 1 ounce (khoảng 28 gr). Điều này có nghĩa là một chú chó con nặng 8 ounce sẽ tiêu thụ khoảng 30 calori trong vòng 24 giờ. Đây chỉ là những hướng dẫn và cho ăn nhiều lần với liều lượng ít mỗi lần ăn thì tốt hơn cho ăn một lượng lớn với chỉ 1 lần ăn. Nếu chó vẫn không tăng cân, chúng cần thêm thức ăn. Nếu chúng bị tiêu chảy, có thể là chúng bị cho ăn quá mức.
Cân mỗi chú chó cùng một lúc ít nhất là 1 lần/ ngày trong 10 ngày đầu tiên. Sau đó là 3 – 4 lần/ tuần cho 10 ngày tiếp theo. Không tăng cân thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ở những chú chó con.
2. Kích thích vệ sinh
Một chú chó mới sinh không thể tự đi vệ sinh hay vận động đường ruột. Chúng thiếu khả năng kiểm soát cơ thể cần thiết cho những chức năng này. Một chú chó con cần được kích thích để đi vệ sinh và tống chất thải ra khỏi cơ thể. Việc này thường được chó mẹ thực hiện. Chúng thường vuốt hay liếm vào vùng hậu môn của chó con để kích thích chúng đi vệ sinh.
Những chú chó con không có mẹ phải được kích thích bằng tay của chủ nó để có thể đi vệ sinh. Chúng phải được kích thích sau mỗi lần cho ăn. May mắn là công việc này khá dễ dàng. Một quả banh bằng cotton hay một mẫu khăn lông mềm dùng rất tốt. Thấm nước chúng và nhẹ nhàng chà xát vào vùng hậu môn và vùng sinh dục. Trong vòng vài phút, chó con sẽ đi vệ sinh. Một số con thực hiện việc này tốt hơn trước khi ăn trong khi một số con khác lại làm tốt hơn sau khi ăn.
Vì thế cần kích thích chó con trước lẫn sau khi ăn để đảm bảo sức khỏe cho chúng. Cần ghi lại mỗi lần chúng đi vệ sinh. Chó con sẽ cần được kích thích theo cách này cho tới khi bàng quang và cơ ruột của chúng mạnh hơn, thường là sau 21 ngày tuổi. Hầu hết chó con sẽ tự bài tiết được sau 3 tuần tuổi.
Quan sát nước tiểu và phân để nhận ra những dấu hiệu của sức khỏe không tốt. Nước tiểu phải có màu vàng nhạt hay sạch. Nếu nó có màu vàng sậm hay cam, nghĩa là chúng không được cho ăn đầy đủ. Không nên cho ăn nhiều một lần, mà nên cho ăn nhiều lần. Phân phải có màu nâu từ nhạt tới sậm và hình thành từng phần. Phân xanh có nghĩa là bị nhiễm độc và phân quá cứng nghĩa là không đủ lượng thức ăn.
Bạn lưu ý rằng, nếu phân cứng, nên cho ăn nhiều lần tốt hơn là tăng lượng thức ăn cho mỗi lần ăn. Có thể cho chó ăn nhiều, nhưng không quá nhiều lần. Quá nhiều thức ăn sẽ gây phồng, khí độc, nôn mửa và đôi khi gây ra sự hút khí vào phổi.
3. Nhiệt độ và độ ẩm
Để giữ sức khỏe, chó con cần được giữ ở một nhiệt độ thích hợp. Chó con không thể duy trì nhiệt độ cơ thể cũng như không thể run để tạo ra nhiệt. Cung cấp những nguồn nhiệt nhân tạo như lò ấp, đèn nhiệt, túi nước nóng hay túi nhiệt điện sẽ giúp chó con duy trì nhiệt độ cơ thể thích hợp. Hãy chú ý đến những nguồn nhiệt, việc không để những nguồn nhiệt trở nên quá nóng hay làm bỏng chó con là rất quan trọng. Để nhiệt kế gần chó con và kiểm tra nhiệt độ xung quanh.
Một bóng đèn 25W treo trên đáy của một chiếc hộp nhỏ sẽ cung cấp đủ nhiệt. Đặt nhiệt kế dưới đèn để kiểm tra nhiệt độ. Những túi nhiệt cần được kiểm tra cẩn thận trước khi dùng, vì những chú chó con còn quá yếu không thể di chuyển ra xa khỏi những túi nhiệt và có thể bị bỏng. Nếu phải dùng túi nhiệt, hãy bao chúng lại bằng một cái khăn lông dày hoặc bằng vải da cừu để bảo vể chúng khỏi bỏng.
Trong tuần đầu, nhiệt độ không khí cần được duy trì ở mức 32 – 35 oC và độ ẩm khoảng 55 – 56%. Giai đoạn đầu tuần thứ 2, dần dần giảm nhiệt độ xuống còn khoảng 29oC. Trong tuần thứ 3 là 27oC. Trong tuần thứ 4 là 24oC. Sau 5 tuần, giảm nhiệt độ xuống còn 21oC hay nhiệt độ trung bình trong phòng. Dùng những giác quan thông thường. Nếu những chú chó con nằm chồng lên nhau suốt ngày, chúng đang lạnh. Nếu chúng nằm trườn cách xa nhau, chúng đang nóng. Nếu chúng nằm cạnh nhau thì nhiệt độ là bình thường.
Những chú chó con bị giảm thân nhiệt (nhiệt độ trong cơ thể thấp) nên được sưởi ấm từ 2 – 3 giờ để đạt nhiệt độ cơ thể bình thường khoảng 36oC. Trước khi được cho ăn, nhiệt độ cơ thể của chúng phải đạt ở mức bình thường.
Giữ độ ẩm ở mức bình thường đối với người. Trong chiếc hộp làm cho chó con, phủ một chiếc khăn đã thấm nước sẽ giúp tăng hơi ẩm. Không bao giờ nuôi chó con trong sự ẩm ướt hay ở những tầng hầm ẩm thấp. Những nơi này thường ẩm thấp và đọng nước nên thường lạnh và gây ra nấm mốc cũng như nhiễm khuẩn đường hô hấp. Kiểm soát nhiệt độ quan trọng hơn là độ ẩm.
Chó con nên được đặt trên những bề mặt nhẵn và dễ di chuyển như mền được trải ra và giữ cố định vào mỗi mặt của chiếc hộp nuôi.
4. Phòng bệnh
Rất nhiều chó con không có mẹ luôn có nguy cơ cao bị các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh sốt ho và bệnh parvovirus (gây viêm dạ dày, nôn mửa, đi tiêu ra máu…). Điều này đặc biệt đúng với những chú chó con mồ côi không nhận được sữa non từ mẹ chúng.
Sữa non chỉ có trong vòng 24 giờ sau khi sinh rất giàu những chất kháng thể chống lại các loại bệnh. Sữa non chứa những chất kháng thể khi được chó con hấp thu sẽ tạo ra sự miễn dịch chống lại rất nhiều bệnh. Những con không được bú mẹ sẽ không hấp thụ được sữa non và hệ miễn dịch sẽ không tốt. Vì thiếu sự miễn dịch, việc tiêm phòng đầy đủ cho chó con là cực kỳ quan trọng. Một số bác sỹ thú y khuyên rằng nên tiêm phòng sớm cho chó con.
Việc tẩy giun cho chó con thường xuyên được khuyến cáo bởi Hiệp hội những nhà nghiên cứu ký sinh trên thú nuôi của Mỹ (AAVP), Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh (CDC), Hội đồng nghiên cứu ký sinh trùng trên động vật (CAPC) như sau: điều trị lần đầu khi 2 tuần tuổi; lặp lại khi 4, 6, và 8 tuần tuổi; sau đó hàng tháng dùng thuốc phòng giun chỉ để kiểm soát những vật ký sinh đường ruột. Sử dụng thuốc chống giun kết hợp chống ký sinh đường ruột sẽ giảm nguy cơ bị bệnh về ký sinh trùng. Nếu không sử dụng thuốc sẽ bị nhiễm giun vào giai đoạn 2, 4, 6 và 8 tuần tuổi.
4. Nuôi dưỡng và hòa nhập cộng đồng
Chó con cần được khuyến khích về cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu chúng có bạn cùng lứa, chúng sẽ kích thích nhau phát triển. Ôm ấp chó con khi bạn đánh thức chúng, khi ăn và khoảng thời gian sau khi ăn. Chúng cần được như thế để có thể lớn nhanh.
Cho chó con có sự tương tác lẫn nhau với những thành viên trong gia đình là rất quan trọng khi chúng được 5 – 6 tuần tuổi. Nên nhớ rằng, nó vẫn còn là một đứa trẻ và phải được chăm sóc cẩn thận, nhưng bạn cũng nên tập cho nó làm quen với tiếng ồn, chải lông, người mới và những con thú khác. Hòa nhập sớm và việc giúp chó con cảm thấy an toàn trong môi trường riêng của chúng sẽ giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề xảy ra trong tương lai.
Với chó mồ côi, cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết luôn là vấn đề quan trọng. Chó con phải được cho ăn bằng bình bú hoặc bằng ống. Bú bình là phương pháp cho ăn được ưa chuộng. Cho ăn bằng ống là phương pháp chỉ dành cho những ai đã thành thạo, vì ống có thể sẽ vô tình xuyên qua phổi và gây tắc nghẽn khi cho chó con ăn. Cho chó ăn khi nó nằm ngửa chứ không nằm sấp, như đối với trẻ nhỏ.
Những loại sữa thương mại dành riêng cho chó con thì có sẵn và được cân bằng dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cần thiết của những chú chó mồ côi. Tuy nhiên ta có thể sử dụng thức ăn chế biến tại nhà. Chúng không hoàn toàn cân bằng dinh dưỡng, nhưng cũng đủ cho chó con trong một vài ngày trước khi ta có được sữa thương mại bán sẵn.
Các chất thay thế sữa mẹ cho chó con trong trường hợp khẩn cấp:
- 1 tách sữa (sữa bò hoặc sữa dê).
- 1 nhúm muối ăn.
- 3 lòng đỏ trứng – không lấy lòng trắng.
- 1 muỗng canh dầu bắp.
- 1 muỗng cà phê vitamin lỏng.
Cho dù dùng công thức thức ăn thương mại hay công thức chế biến tại nhà thì cũng chỉ nên pha một lượng cho ăn đủ 1 lần trong 1 ngày và giữ trong tủ lạnh. Rửa sạch và để khô bình và đầu vú hoặc ống giữa những lần cho ăn. Hâm nóng sữa trong nồi nước ở nhiệt độ 37 – 38 0C trước khi cho ăn.
Giữ chúng ở tư thế thẳng hay đặt chúng trên vai bạn và vỗ nhẹ vào lưng chúng trong và sau khi ăn. Việc cho ăn bằng bình bú được thực hiện hết sức cẩn thận để tránh xảy ra tình trạng viêm phổi hay sặc trong quá trình hấp thu. Việc cho bú bình góp phần giúp cho quá trình tạo phản xạ ăn của chúng.
Trong vòng 48 – 72 tiếng đầu tiên, cho ăn 2 giờ một lần. Trong thời gian còn lại của tuần đầu, cho ăn 3 giờ 1 lần vào ban ngày với 2 lần cho ăn cách nhau 4 giờ vào ban đêm. Tuần thứ 2, những lần cho ăn cách nhau 4 giờ trong ngày với 1 lần ăn cách nhau 6 giờ vào ban đêm. Vào tuần thứ 3, chúng nên được bắt đầu cho ăn cháo bột dành cho chó 3 lần trong ngày và vẫn tiếp tục cho bú bình.
Làm cháo bột bằng cách cho 2 tách thức ăn khô chất lượng cao dành cho chó con trộn với 250 gr chất thay thế sữa trên và sau đó cho thêm nước nóng. Hỗn hợp này cần được trộn đều cho đến khi có độ sệt như bột ngũ cốc cho trẻ (Hỗn hợp này đủ cho 6 – 8 chó con với kích thước trung bình).
Vào tuần thứ 4, cháo bột có thể được cho ăn 4 – 5 lần một ngày và có thể giảm dần việc bú bình. Việc cho ăn vào giữa đêm có thể giảm và cũng có thể ngưng hẳn. Chúng có thể hoàn toàn dùng thức ăn lỏng trong 6 tuần tuổi.
Chia nhu cầu calori hàng ngày thành 6 – 12 lần ăn phù hợp với tuổi của chúng. Một chú chó con vào khoảng 8 ounce (1/2 pound – 230 gr) kỳ vọng tiêu thụ khoảng 30 ml (1 ounce – 28 gr) sữa pha trong vòng 24 tiếng. Hầu hết các loại sữa pha chế đều chứa khoảng 60 calori cho 1 ounce (khoảng 28 gr). Điều này có nghĩa là một chú chó con nặng 8 ounce sẽ tiêu thụ khoảng 30 calori trong vòng 24 giờ. Đây chỉ là những hướng dẫn và cho ăn nhiều lần với liều lượng ít mỗi lần ăn thì tốt hơn cho ăn một lượng lớn với chỉ 1 lần ăn. Nếu chó vẫn không tăng cân, chúng cần thêm thức ăn. Nếu chúng bị tiêu chảy, có thể là chúng bị cho ăn quá mức.
Cân mỗi chú chó cùng một lúc ít nhất là 1 lần/ ngày trong 10 ngày đầu tiên. Sau đó là 3 – 4 lần/ tuần cho 10 ngày tiếp theo. Không tăng cân thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ở những chú chó con.
2. Kích thích vệ sinh
Một chú chó mới sinh không thể tự đi vệ sinh hay vận động đường ruột. Chúng thiếu khả năng kiểm soát cơ thể cần thiết cho những chức năng này. Một chú chó con cần được kích thích để đi vệ sinh và tống chất thải ra khỏi cơ thể. Việc này thường được chó mẹ thực hiện. Chúng thường vuốt hay liếm vào vùng hậu môn của chó con để kích thích chúng đi vệ sinh.
Những chú chó con không có mẹ phải được kích thích bằng tay của chủ nó để có thể đi vệ sinh. Chúng phải được kích thích sau mỗi lần cho ăn. May mắn là công việc này khá dễ dàng. Một quả banh bằng cotton hay một mẫu khăn lông mềm dùng rất tốt. Thấm nước chúng và nhẹ nhàng chà xát vào vùng hậu môn và vùng sinh dục. Trong vòng vài phút, chó con sẽ đi vệ sinh. Một số con thực hiện việc này tốt hơn trước khi ăn trong khi một số con khác lại làm tốt hơn sau khi ăn.
Vì thế cần kích thích chó con trước lẫn sau khi ăn để đảm bảo sức khỏe cho chúng. Cần ghi lại mỗi lần chúng đi vệ sinh. Chó con sẽ cần được kích thích theo cách này cho tới khi bàng quang và cơ ruột của chúng mạnh hơn, thường là sau 21 ngày tuổi. Hầu hết chó con sẽ tự bài tiết được sau 3 tuần tuổi.
Quan sát nước tiểu và phân để nhận ra những dấu hiệu của sức khỏe không tốt. Nước tiểu phải có màu vàng nhạt hay sạch. Nếu nó có màu vàng sậm hay cam, nghĩa là chúng không được cho ăn đầy đủ. Không nên cho ăn nhiều một lần, mà nên cho ăn nhiều lần. Phân phải có màu nâu từ nhạt tới sậm và hình thành từng phần. Phân xanh có nghĩa là bị nhiễm độc và phân quá cứng nghĩa là không đủ lượng thức ăn.
Bạn lưu ý rằng, nếu phân cứng, nên cho ăn nhiều lần tốt hơn là tăng lượng thức ăn cho mỗi lần ăn. Có thể cho chó ăn nhiều, nhưng không quá nhiều lần. Quá nhiều thức ăn sẽ gây phồng, khí độc, nôn mửa và đôi khi gây ra sự hút khí vào phổi.
3. Nhiệt độ và độ ẩm
Để giữ sức khỏe, chó con cần được giữ ở một nhiệt độ thích hợp. Chó con không thể duy trì nhiệt độ cơ thể cũng như không thể run để tạo ra nhiệt. Cung cấp những nguồn nhiệt nhân tạo như lò ấp, đèn nhiệt, túi nước nóng hay túi nhiệt điện sẽ giúp chó con duy trì nhiệt độ cơ thể thích hợp. Hãy chú ý đến những nguồn nhiệt, việc không để những nguồn nhiệt trở nên quá nóng hay làm bỏng chó con là rất quan trọng. Để nhiệt kế gần chó con và kiểm tra nhiệt độ xung quanh.
Một bóng đèn 25W treo trên đáy của một chiếc hộp nhỏ sẽ cung cấp đủ nhiệt. Đặt nhiệt kế dưới đèn để kiểm tra nhiệt độ. Những túi nhiệt cần được kiểm tra cẩn thận trước khi dùng, vì những chú chó con còn quá yếu không thể di chuyển ra xa khỏi những túi nhiệt và có thể bị bỏng. Nếu phải dùng túi nhiệt, hãy bao chúng lại bằng một cái khăn lông dày hoặc bằng vải da cừu để bảo vể chúng khỏi bỏng.
Trong tuần đầu, nhiệt độ không khí cần được duy trì ở mức 32 – 35 oC và độ ẩm khoảng 55 – 56%. Giai đoạn đầu tuần thứ 2, dần dần giảm nhiệt độ xuống còn khoảng 29oC. Trong tuần thứ 3 là 27oC. Trong tuần thứ 4 là 24oC. Sau 5 tuần, giảm nhiệt độ xuống còn 21oC hay nhiệt độ trung bình trong phòng. Dùng những giác quan thông thường. Nếu những chú chó con nằm chồng lên nhau suốt ngày, chúng đang lạnh. Nếu chúng nằm trườn cách xa nhau, chúng đang nóng. Nếu chúng nằm cạnh nhau thì nhiệt độ là bình thường.
Những chú chó con bị giảm thân nhiệt (nhiệt độ trong cơ thể thấp) nên được sưởi ấm từ 2 – 3 giờ để đạt nhiệt độ cơ thể bình thường khoảng 36oC. Trước khi được cho ăn, nhiệt độ cơ thể của chúng phải đạt ở mức bình thường.
Giữ độ ẩm ở mức bình thường đối với người. Trong chiếc hộp làm cho chó con, phủ một chiếc khăn đã thấm nước sẽ giúp tăng hơi ẩm. Không bao giờ nuôi chó con trong sự ẩm ướt hay ở những tầng hầm ẩm thấp. Những nơi này thường ẩm thấp và đọng nước nên thường lạnh và gây ra nấm mốc cũng như nhiễm khuẩn đường hô hấp. Kiểm soát nhiệt độ quan trọng hơn là độ ẩm.
Chó con nên được đặt trên những bề mặt nhẵn và dễ di chuyển như mền được trải ra và giữ cố định vào mỗi mặt của chiếc hộp nuôi.
4. Phòng bệnh
Rất nhiều chó con không có mẹ luôn có nguy cơ cao bị các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh sốt ho và bệnh parvovirus (gây viêm dạ dày, nôn mửa, đi tiêu ra máu…). Điều này đặc biệt đúng với những chú chó con mồ côi không nhận được sữa non từ mẹ chúng.
Sữa non chỉ có trong vòng 24 giờ sau khi sinh rất giàu những chất kháng thể chống lại các loại bệnh. Sữa non chứa những chất kháng thể khi được chó con hấp thu sẽ tạo ra sự miễn dịch chống lại rất nhiều bệnh. Những con không được bú mẹ sẽ không hấp thụ được sữa non và hệ miễn dịch sẽ không tốt. Vì thiếu sự miễn dịch, việc tiêm phòng đầy đủ cho chó con là cực kỳ quan trọng. Một số bác sỹ thú y khuyên rằng nên tiêm phòng sớm cho chó con.
Việc tẩy giun cho chó con thường xuyên được khuyến cáo bởi Hiệp hội những nhà nghiên cứu ký sinh trên thú nuôi của Mỹ (AAVP), Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh (CDC), Hội đồng nghiên cứu ký sinh trùng trên động vật (CAPC) như sau: điều trị lần đầu khi 2 tuần tuổi; lặp lại khi 4, 6, và 8 tuần tuổi; sau đó hàng tháng dùng thuốc phòng giun chỉ để kiểm soát những vật ký sinh đường ruột. Sử dụng thuốc chống giun kết hợp chống ký sinh đường ruột sẽ giảm nguy cơ bị bệnh về ký sinh trùng. Nếu không sử dụng thuốc sẽ bị nhiễm giun vào giai đoạn 2, 4, 6 và 8 tuần tuổi.
4. Nuôi dưỡng và hòa nhập cộng đồng
Chó con cần được khuyến khích về cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu chúng có bạn cùng lứa, chúng sẽ kích thích nhau phát triển. Ôm ấp chó con khi bạn đánh thức chúng, khi ăn và khoảng thời gian sau khi ăn. Chúng cần được như thế để có thể lớn nhanh.
Cho chó con có sự tương tác lẫn nhau với những thành viên trong gia đình là rất quan trọng khi chúng được 5 – 6 tuần tuổi. Nên nhớ rằng, nó vẫn còn là một đứa trẻ và phải được chăm sóc cẩn thận, nhưng bạn cũng nên tập cho nó làm quen với tiếng ồn, chải lông, người mới và những con thú khác. Hòa nhập sớm và việc giúp chó con cảm thấy an toàn trong môi trường riêng của chúng sẽ giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề xảy ra trong tương lai.
- Nguồn
- Bài viết của Tiến sĩ Foster và Smith