Mèo bị hạ thân nhiệt khi thời tiết rét đậm mùa đông, mèo bị ướt kéo dài ( ngay cả trong mùa hè) do mưa lũ, dùng thuốc gây mê phẫu thuật quá liều, mèo con mới sinh… Buộc cơ thể mèo phải “đốt cháy” năng lượng dự trữ dẫn đến hạ đường huyết đột ngột, trung khu điều hòa thân nhiệt không thể tự điều chỉnh, thân nhiệt tụt, mèo bị sốc và suy sụp do trụy tim mạch, có nguy cơ tử vong cao nếu không phát hiện kịp thời và điều trị, chăm sóc chu đáo.
Với mèo trưởng thành, thường hay bị khi đi ra ngoài trời vào mùa lạnh, dân gian gọi nôm na là “cảm lạnh”. Đối với mèo sơ sinh: bị lạnh là do mèo mẹ ” quên” con mình hay vô tình bị lẫn lộn trong mớ khăn giẻ lót ổ đẻ, mèo con đói sữa.
Các triệu chứng của bệnh mèo bị hạ thân nhiệt và đột quỵ
Mệt mỏi, bơ phờ, đi lại yếu ớt, siêu vẹo rồi ngủ lịm, không còn phản xạ nhận biết và âu yếm với chủ. Nhiệt độ tại trực tràng tụt xuống rất thấp 36,2- 36,oC, nhịp tim và tần số hô hấp giảm và yếu dần.
Suy sụp và hôn mê là tình trạng rất xấu cho mèo: không đi lại được, kêu yếu ớt , khản giọng, mất tiếng, mí mắt khép nhỏ trông tựa như bị lác, hàm cứng dần, toàn thân co cứng , đặc biệt đôi tai rất lạnh, ỉa đái không chủ động, giãn đồng tử mắt và chết.
Cách điều trị khi mèo bị hạ thân nhiệt và đột quỵ
1. Làm ấm cơ thể khẩn cấp
Ủ ấm bằng chăn, áo, đưa mèo vào trong nhà, buồng có lò sười ấm. Có thể dùng túi chườm ấm, ủ cho mèo. Chiếu sưởi bằng điện. Nếu mèo bị lạnh do ướt nước thì ngâm ngay vào nước ấm với thời gian đủ để ấm cơ thể mèo rồi lau khô bằng khăn tắm, sấy khô ngay bộ lông. Cẩn thận dùng máy sấy tóc hoặc sưởi mèo trên ngọn lửa có thể làm bỏng da mèo. Với mèo sơ sinh: tốt nhất ủ mèo vào cơ thể, da người cho dến khi mèo con khỏe lại.
Cứ sau 10 phút lại kiểm tra nhiệt độ trực tràng cho tới khi thân nhiệt đạt tới trên 38oC.
2. Khi mèo tỉnh lại, đi lại được, hàm đã mềm, có phản xạ nuốt, cần cho uống ngay đường nước gluose, nếu không có đường glucose có thể dùng đường kính (Charcarose ) hoặc mật ong thay thế.
3. Đưa đi khám bác sỹ thú y để kiểm tra nhịp tim, đường huyết, bổ sung dịch và điện giải, năng lượng cần thiết.
Với mèo trưởng thành, thường hay bị khi đi ra ngoài trời vào mùa lạnh, dân gian gọi nôm na là “cảm lạnh”. Đối với mèo sơ sinh: bị lạnh là do mèo mẹ ” quên” con mình hay vô tình bị lẫn lộn trong mớ khăn giẻ lót ổ đẻ, mèo con đói sữa.
Các triệu chứng của bệnh mèo bị hạ thân nhiệt và đột quỵ
Mệt mỏi, bơ phờ, đi lại yếu ớt, siêu vẹo rồi ngủ lịm, không còn phản xạ nhận biết và âu yếm với chủ. Nhiệt độ tại trực tràng tụt xuống rất thấp 36,2- 36,oC, nhịp tim và tần số hô hấp giảm và yếu dần.
Suy sụp và hôn mê là tình trạng rất xấu cho mèo: không đi lại được, kêu yếu ớt , khản giọng, mất tiếng, mí mắt khép nhỏ trông tựa như bị lác, hàm cứng dần, toàn thân co cứng , đặc biệt đôi tai rất lạnh, ỉa đái không chủ động, giãn đồng tử mắt và chết.
Cách điều trị khi mèo bị hạ thân nhiệt và đột quỵ
1. Làm ấm cơ thể khẩn cấp
Ủ ấm bằng chăn, áo, đưa mèo vào trong nhà, buồng có lò sười ấm. Có thể dùng túi chườm ấm, ủ cho mèo. Chiếu sưởi bằng điện. Nếu mèo bị lạnh do ướt nước thì ngâm ngay vào nước ấm với thời gian đủ để ấm cơ thể mèo rồi lau khô bằng khăn tắm, sấy khô ngay bộ lông. Cẩn thận dùng máy sấy tóc hoặc sưởi mèo trên ngọn lửa có thể làm bỏng da mèo. Với mèo sơ sinh: tốt nhất ủ mèo vào cơ thể, da người cho dến khi mèo con khỏe lại.
Cứ sau 10 phút lại kiểm tra nhiệt độ trực tràng cho tới khi thân nhiệt đạt tới trên 38oC.
2. Khi mèo tỉnh lại, đi lại được, hàm đã mềm, có phản xạ nuốt, cần cho uống ngay đường nước gluose, nếu không có đường glucose có thể dùng đường kính (Charcarose ) hoặc mật ong thay thế.
3. Đưa đi khám bác sỹ thú y để kiểm tra nhịp tim, đường huyết, bổ sung dịch và điện giải, năng lượng cần thiết.
Nguồn Bacsithuy