Vốn là một loại chim ương ngạnh, khó tính nên chim họa mi rất khó thuần. Chim họa mi “mộc” là những chú chim họa mi mới được bẫy từ rừng về, chưa được tiếp xúc nhiều với con người. Vậy để nuôi được một con chim mộc thì chúng ta phải có những kinh nghiệm riêng. Sau đây là một số điều đáng lưu ý trong cách thuần hóa chim họa mi mộc
Chuẩn bị lồng nhốt : lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người, tránh việc chim bay loạn xạ, va đập vào lồng. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Thời gian đầu, nên cho chim mộc ăn côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa.
Đưa vào lồng nuôi : Khi chim đã bắt đầu biết ăn cám, biết hót khi nghe thấy những thanh âm của đồng loại thì bắt đầu đưa chim ra ở “lồng nuôi”. Ở giai đoạn này, chim họa mi mộc vẫn bay nhảy loạn xạ khi thấy bóng người (có con vẫn rách đầu chảy máu) nhưng bù lại chúng đã biết ăn cám, đứng cầu và hót trong lồng. Kinh nghiệm phổ biến nhất cho việc nuôi chim trong thời kỳ này là phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người.
Lưu ý : Bạn nên để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Tất nhiên lồng chim của bạn lúc này rất “nặng mùi” và không còn cách nào khác là phải “sống chung” với thứ mùi mới mẻ này. Giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình để “không ai đụng chạm đến ai cả”.
Chăm sóc hàng ngày : Cùng với thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người hơn, bạn hé dần, hé dần áo lồng cho chim dần làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim… nếu có thể, hãy luôn cho chim đực được “ốp mái”. Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim đực và chim mái ra để chim đực, khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình và thể hiện những “tuyệt chiêu” mà có khi bạn cũng không ngờ tới. Khi con chim mới về nhà bạn không bao giờ bạn có ngay một chú chim ưng ý cả. Hoặc là không hót, hoặc là lông cánh rách, hoặc là nát mặt chảy máu… hoặc là tất cả những điều đó. Nhưng bạn yên tâm, chỉ cần kiên nhẫn chăm sóc, chú chim của bạn không sớm thì muộn cũng sẽ đạt tiêu chuẩn thôi. Tôi còn nhớ khi mới mang chim về, mỗi lần cho chim tắm tôi xót hết cả ruột khi nhìn chú chim bay nhảy loạn xạ, rách đầu rách mặt… Nhưng đó là thực tế mà mỗi người chúng ta phải chấp nhận khi đưa một sinh vật hoang dã vào trong cuộc sống con người.
Tóm lại, nuôi họa mi cũng như những loài chim khác, cần phải kiên trì và tỉ mỉ. Phải yêu thích và có lòng đam mê thì mới nuôi chim họa mi thành công được. Chúc các bạn đạt được kết quả như ý.
Chuẩn bị lồng nhốt : lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người, tránh việc chim bay loạn xạ, va đập vào lồng. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Thời gian đầu, nên cho chim mộc ăn côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa.
Đưa vào lồng nuôi : Khi chim đã bắt đầu biết ăn cám, biết hót khi nghe thấy những thanh âm của đồng loại thì bắt đầu đưa chim ra ở “lồng nuôi”. Ở giai đoạn này, chim họa mi mộc vẫn bay nhảy loạn xạ khi thấy bóng người (có con vẫn rách đầu chảy máu) nhưng bù lại chúng đã biết ăn cám, đứng cầu và hót trong lồng. Kinh nghiệm phổ biến nhất cho việc nuôi chim trong thời kỳ này là phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người.
Lưu ý : Bạn nên để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Tất nhiên lồng chim của bạn lúc này rất “nặng mùi” và không còn cách nào khác là phải “sống chung” với thứ mùi mới mẻ này. Giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình để “không ai đụng chạm đến ai cả”.
Chăm sóc hàng ngày : Cùng với thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người hơn, bạn hé dần, hé dần áo lồng cho chim dần làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim… nếu có thể, hãy luôn cho chim đực được “ốp mái”. Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim đực và chim mái ra để chim đực, khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình và thể hiện những “tuyệt chiêu” mà có khi bạn cũng không ngờ tới. Khi con chim mới về nhà bạn không bao giờ bạn có ngay một chú chim ưng ý cả. Hoặc là không hót, hoặc là lông cánh rách, hoặc là nát mặt chảy máu… hoặc là tất cả những điều đó. Nhưng bạn yên tâm, chỉ cần kiên nhẫn chăm sóc, chú chim của bạn không sớm thì muộn cũng sẽ đạt tiêu chuẩn thôi. Tôi còn nhớ khi mới mang chim về, mỗi lần cho chim tắm tôi xót hết cả ruột khi nhìn chú chim bay nhảy loạn xạ, rách đầu rách mặt… Nhưng đó là thực tế mà mỗi người chúng ta phải chấp nhận khi đưa một sinh vật hoang dã vào trong cuộc sống con người.
Tóm lại, nuôi họa mi cũng như những loài chim khác, cần phải kiên trì và tỉ mỉ. Phải yêu thích và có lòng đam mê thì mới nuôi chim họa mi thành công được. Chúc các bạn đạt được kết quả như ý.