Nếu bạn là người mới bắt đầu nuôi chào mào, chưa có kinh nghiệm trong việc thuần chào mào bổi thì bài viết này sinh ra là để dành cho bạn đấy!
Chào mào bổi khi mới được nuôi trong lồng thì còn khá non nớt, sợ người. Chúng thường bay nhảy loạn xạ trong lồng, va vào lồng đến bị thương. Nhưng vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được.
– Bước thứ nhất : chọn lồng thuần.
Lồng thuần nhỏ, kích cỡ 30×30 hình vuông hoặc lồng tròn đường kính khỏng 30cm cao 50cm là ổn. Trong những ngày đầu tập vào cám cho chào mào các bạn nên chùm gần kín hết áo lồng để chim bớt hoảng sẽ chịu ăn hơn .
Sau khi chim đã chịu ăn một thời gian khoảng 4-5 ngày các bạn hé từ từ áo lồng để chim quan sát và làm quen dần với môi trường xung quanh khi bị nuôi nhốt.
– Bước thứ hai : tiến hành tập dượt cho chào mào.
+Ban đầu khi thuần dưỡng ở nhà chào mào đã có thay đổi lúc treo lên, lúc hạ thấp, đồng thời việc thay đổi vị trí treo lồng cũng giúp chào mào bổi quen dần với sự di chuyển.
+ Sau đó chúng ta có thể đem chim đến trường, đến cội nhưng phải trùm kín áo lồng và để xa cho chim được nghe giọng đấu của chim khác!
Sau một thời gian khi thấy chim nhà có nhiều biểu hiện tốt như hót đấu trả lại nhiều hơn, nhấp bung cánh..vv… dáng điệu xung mãn hơn ta có thể treo gần hơn chút để chim nhà được thấy những chim khác vài ba lần nữa như vậy ta có thể treo gần hơn cách những chú chim khác khoảng 1m và xem biểu hiện!
Khi chú chim nhà đã đấu tốt hơn, làm thế nhiều hơn là được! Nếu thấy chim nhà có biểu hiện cúp mào, xù lông thì nên đưa chim ra xa để làm quen tiếp tránh để quá lâu chim sẽ bị bể hay còn gọi là yếu lửa trong bài đăng trước đã đề cập.
Hy vọng các bạn có thể tham khảo và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong cách thuần chào mào bổi để sở hữu cho riêng mình một chú chim tự tay mình thuần hóa, chăm bẵm.
Chào mào bổi khi mới được nuôi trong lồng thì còn khá non nớt, sợ người. Chúng thường bay nhảy loạn xạ trong lồng, va vào lồng đến bị thương. Nhưng vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được.
– Bước thứ nhất : chọn lồng thuần.
Lồng thuần nhỏ, kích cỡ 30×30 hình vuông hoặc lồng tròn đường kính khỏng 30cm cao 50cm là ổn. Trong những ngày đầu tập vào cám cho chào mào các bạn nên chùm gần kín hết áo lồng để chim bớt hoảng sẽ chịu ăn hơn .
Sau khi chim đã chịu ăn một thời gian khoảng 4-5 ngày các bạn hé từ từ áo lồng để chim quan sát và làm quen dần với môi trường xung quanh khi bị nuôi nhốt.
– Bước thứ hai : tiến hành tập dượt cho chào mào.
+Ban đầu khi thuần dưỡng ở nhà chào mào đã có thay đổi lúc treo lên, lúc hạ thấp, đồng thời việc thay đổi vị trí treo lồng cũng giúp chào mào bổi quen dần với sự di chuyển.
+ Sau đó chúng ta có thể đem chim đến trường, đến cội nhưng phải trùm kín áo lồng và để xa cho chim được nghe giọng đấu của chim khác!
Sau một thời gian khi thấy chim nhà có nhiều biểu hiện tốt như hót đấu trả lại nhiều hơn, nhấp bung cánh..vv… dáng điệu xung mãn hơn ta có thể treo gần hơn chút để chim nhà được thấy những chim khác vài ba lần nữa như vậy ta có thể treo gần hơn cách những chú chim khác khoảng 1m và xem biểu hiện!
Khi chú chim nhà đã đấu tốt hơn, làm thế nhiều hơn là được! Nếu thấy chim nhà có biểu hiện cúp mào, xù lông thì nên đưa chim ra xa để làm quen tiếp tránh để quá lâu chim sẽ bị bể hay còn gọi là yếu lửa trong bài đăng trước đã đề cập.
Hy vọng các bạn có thể tham khảo và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong cách thuần chào mào bổi để sở hữu cho riêng mình một chú chim tự tay mình thuần hóa, chăm bẵm.