Phốc sóc, hay chó pomeranian, là giống chó đang rất được yêu thích hiện nay vì thân hình nhỏ nhắn, xinh xắn đáng yêu.
Tuy nhiên, đây là giống chó khá chảnh vì suốt nhiều thế kỷ kể từ khi xuất hiện, phốc sóc đã được coi là giống chó quý tộc và được nuông chiều bởi những gia đình quyền quý. Thêm vào đó, bộ lông dài và dày đòi hỏi phải chăm sóc khá kỳ công khiến chúng trở thành giống cho không hề dễ nuôi và không thích hợp cho tất cả mọi người. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn những kinh nghiệm và cách nuôi chó phốc sóc. Nên cho chó phốc sóc ăn gì, chăm sóc, chải lông như thế nào?…
Cách nuôi chó phốc sóc
Chó phốc sóc ăn gì? Cách chọn thức ăn cho chó phốc sóc
Phốc sóc nổi tiếng là giống chó chảnh, chúng ăn không nhiều nhưng thức ăn phải là loại thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
Nhiều người thích sử dụng thức ăn đóng gói sẵn cho chó, những thức ăn này thường có mùi vị khá hấp dẫn với hầu hết giống chó tuy nhiên, đa số thức ăn sẵn chứa rất nhiều chất độn (hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng với chó) được cho vào để tăng khối lượng gói thực phẩm và lấp dầy dạ dày những chú phốc sóc, nhưng gần như không mang lại giá trị dinh dưỡng gì.
Tuy nhiên, chất độn không phải hoàn toàn vô dụng, nó giúp những chú chó đi ngoài ra phân cứng, hoặc làm tăng độ xốp, giòn của thức ăn giúp dễ nhai hơn, nhưng cần phải có 1 tỉ lệ hợp lý, ít hơn 10% chất độn trong gói thức ăn là tỉ lệ hợp lý. Thành phần dinh dưỡng (ghi trên bao bì) là những chỉ số bạn phải đặc biệt quan tâm, một gói thức ăn tốt cho chó phốc sóc cần phải có từ 20 – 26% protein, và 10 – 14% chất béo, ít hơn 10% chất độn, còn lại là chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác.
Thức ăn sẵn chỉ nên được dùng trong trường hợp “chống cháy” vì chúng không đảm bảo dinh dưỡng cho phốc sóc. Thức ăn sẵn chỉ thích hợp với các giống chó phàm ăn như bulldog, pug hay pitbull, còn phốc sóc ăn khá ít nên thức ăn phải giàu dinh dưỡng để cung cấp đủ chất. Những loại thức ăn tốt nhất cho chó phốc sóc bao gồm:
Thịt. Cung cấp protein và chất béo, chiếm phần lớn chế độ ăn hàng ngày của chó phốc sóc. Chó là loài động vật ăn thịt, cả chó nhà lẫn chó hoang, dạ dày của chúng thích nghi hoàn hảo với chế độ ăn giàu protein (từ thịt hoặc nội tạng). Loại thịt mà những em phốc sóc thích là thịt bò, hơi đắt nhưng chất, giàu đạm ít béo. Ngoài ra có thể dùng thịt gà, thịt lợn nạc, cá cũng rất tốt.
Trứng và nội tạng. Trứng cung cấp nhiều đạm và ít chất béo. Trứng vịt lộn là tốt nhất vì rất giàu đạm, trong khi chất béo rất ít do đã được chuyển hóa gần hết. Nếu cho ăn trứng gà hoặc vịt (không lộn), bạn nên luộc rồi dằm nhỏ ra cho ăn, tránh cho ăn cả quả to dễ bị nghẹn và hóc. Không nên cho ăn chứng chiên vì nhiều dầu mỡ, chó dễ bị đi ngoài. Nội tạng cũng rất tốt (tim, gan, bầu dục, phổi, lòng, óc,…), chứa rất nhiều đạm, lượng chất béo vừa phải, có thể dùng để thay thế thịt.
Cơm (cháo) và rau quả. Chúng không thích ăn các loại thức ăn này nhưng cần phải bắt chúng ăn để bổ dung chất xơ, tinh bột, khoáng và vitamin bằng cách thái nhỏ hoặc xay nhuyễn rau quả rồi trộn với thịt. Trong tự nhiên, khi thiếu vitamin và khoáng, chó hoang sẽ ăn cỏ hoặc phân của các động vật khác để bổ sung. Trong môi trường nuôi nhốt cũng vậy, bạn cho chúng ăn thiếu rau quả, chúng sẽ ăn phân của các động vật khác. Chắc chắn bạn sẽ thích ép chúng ăn rau hơn là để chúng ăn phân.
Phô mai. Một loại thức ăn sẵn giàu dinh dưỡng mà phốc sóc rất thích. 2 miếng phô mai cung cấp gần đủ chất dinh dưỡng cho em phốc sóc trong nửa ngày. Tuy nhiên phô mai chỉ nên dùng chống cháy thôi nhé, thức ăn tươi vẫn là cần thiết nhất.
Khối lượng thức ăn nên cho ăn trong ngày?
Một em phốc sóc mỗi ngày sẽ cần khối lượng thức ăn bằng 3 – 4% trọng lượng cơ thể chúng. Ví dụ 1 em phốc nặng 2kg, mỗi ngày sẽ cần 60 – 80g thức. Tùy vào độ tuổi và mức độ hoạt động mà mỗi em phốc sóc sẽ cần khối lượng chính xác khác nhau. Những em phốc sóc nhỏ, đáng trong tuổi phát triển mạnh (dưới 1 tuổi) sẽ cần lượng thức ăn nhiều hơn, khoảng 3,5%. Những em phốc lớn, chơi đùa hoặc tập luyện nhiều cũng sẽ cần khối lượng tương tự. Những em vừa nhỏ vừa tập luyện nhiều sẽ cần tới 4%. Còn những em phốc sóc đã trưởng thành, ít vận động chỉ cần 3% hoặc ít hơn.
Dạy dỗ huấn luyện
Phốc sóc nổi tiếng chảnh, chúng là giống chó có nguy cơ cao mắc “hội chứng chó nhỏ” – hội chứng mà những chú chó nhỏ mắc phải do quá được chủ nuông chiều, cung phụng nên tin rằng mình mới thực sự là chủ. Những em phốc sóc này thực sự là thảm họa, chúng rất khó tính, hay sủa và sủa mãi không dứt nếu không được đáp ứng nhu cầu. Chúng có thể cắn xé, cào cấu, phá phách đồ đạc trong nhà. Để tránh em phốc của bạn cũng mắc hội chứng này, bạn cần nghiêm khắc với chúng từ nhỏ, phải huấn luyện và dạy dỗ chúng một cách cứng rắn.
Chó phốc sóc không cần ra ngoài đi dạo hay chơi đùa nhiều, do chúng nhỏ nên bạn có thể để chúng chơi đùa ở 1 góc trong nhà. Tuy nhiên, cứ cách ngày bạn nên cho chúng ra ngoài chạy nhảy 15 phút để giữ cho chúng nhanh nhẹn, hoạt bát. Nếu cho tập thể dục hoặc chơi đùa với những chú chó khác thì càng tốt.
Việc huấn luyện và dạy các giống chó về cơ bản khá giống nhau.
Chăm sóc lông và sức khỏe
Hầu hết người nuôi chó yêu phốc sóc vì bộ lông. Bộ lông dài và dày tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, đáng yêu của chúng. Tuy nhiên, chăm sóc bộ lông dài và dày này cũng khá mất công, bạn phải chải lông và gỡ rối cho chúng hàng ngày, tắm rửa bằng dầu gội cho chó hàng tháng, và đi spa cắt tỉa tạo kiểu lông hàng quý.
Một điều may mắn là phốc sóc có xu hướng tự giữ cho lông chúng sạch sẽ nên bạn chỉ cần tắm hàng tháng thôi, những em phốc sóc lông vừa dày, vừa dài lại vừa thích nghịch bẩn thì đúng là thảm họa. Sau khi tắm bạn cần sấy khô lông, lông phốc sóc dày nên lâu khô tự nhiên, để lông ẩm lâu có thể bị nấm và có mùi khó chịu.
Tuy nhiên, đây là giống chó khá chảnh vì suốt nhiều thế kỷ kể từ khi xuất hiện, phốc sóc đã được coi là giống chó quý tộc và được nuông chiều bởi những gia đình quyền quý. Thêm vào đó, bộ lông dài và dày đòi hỏi phải chăm sóc khá kỳ công khiến chúng trở thành giống cho không hề dễ nuôi và không thích hợp cho tất cả mọi người. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn những kinh nghiệm và cách nuôi chó phốc sóc. Nên cho chó phốc sóc ăn gì, chăm sóc, chải lông như thế nào?…
Cách nuôi chó phốc sóc
Chó phốc sóc ăn gì? Cách chọn thức ăn cho chó phốc sóc
Phốc sóc nổi tiếng là giống chó chảnh, chúng ăn không nhiều nhưng thức ăn phải là loại thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
Nhiều người thích sử dụng thức ăn đóng gói sẵn cho chó, những thức ăn này thường có mùi vị khá hấp dẫn với hầu hết giống chó tuy nhiên, đa số thức ăn sẵn chứa rất nhiều chất độn (hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng với chó) được cho vào để tăng khối lượng gói thực phẩm và lấp dầy dạ dày những chú phốc sóc, nhưng gần như không mang lại giá trị dinh dưỡng gì.
Tuy nhiên, chất độn không phải hoàn toàn vô dụng, nó giúp những chú chó đi ngoài ra phân cứng, hoặc làm tăng độ xốp, giòn của thức ăn giúp dễ nhai hơn, nhưng cần phải có 1 tỉ lệ hợp lý, ít hơn 10% chất độn trong gói thức ăn là tỉ lệ hợp lý. Thành phần dinh dưỡng (ghi trên bao bì) là những chỉ số bạn phải đặc biệt quan tâm, một gói thức ăn tốt cho chó phốc sóc cần phải có từ 20 – 26% protein, và 10 – 14% chất béo, ít hơn 10% chất độn, còn lại là chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác.
Thức ăn sẵn chỉ nên được dùng trong trường hợp “chống cháy” vì chúng không đảm bảo dinh dưỡng cho phốc sóc. Thức ăn sẵn chỉ thích hợp với các giống chó phàm ăn như bulldog, pug hay pitbull, còn phốc sóc ăn khá ít nên thức ăn phải giàu dinh dưỡng để cung cấp đủ chất. Những loại thức ăn tốt nhất cho chó phốc sóc bao gồm:
Thịt. Cung cấp protein và chất béo, chiếm phần lớn chế độ ăn hàng ngày của chó phốc sóc. Chó là loài động vật ăn thịt, cả chó nhà lẫn chó hoang, dạ dày của chúng thích nghi hoàn hảo với chế độ ăn giàu protein (từ thịt hoặc nội tạng). Loại thịt mà những em phốc sóc thích là thịt bò, hơi đắt nhưng chất, giàu đạm ít béo. Ngoài ra có thể dùng thịt gà, thịt lợn nạc, cá cũng rất tốt.
Trứng và nội tạng. Trứng cung cấp nhiều đạm và ít chất béo. Trứng vịt lộn là tốt nhất vì rất giàu đạm, trong khi chất béo rất ít do đã được chuyển hóa gần hết. Nếu cho ăn trứng gà hoặc vịt (không lộn), bạn nên luộc rồi dằm nhỏ ra cho ăn, tránh cho ăn cả quả to dễ bị nghẹn và hóc. Không nên cho ăn chứng chiên vì nhiều dầu mỡ, chó dễ bị đi ngoài. Nội tạng cũng rất tốt (tim, gan, bầu dục, phổi, lòng, óc,…), chứa rất nhiều đạm, lượng chất béo vừa phải, có thể dùng để thay thế thịt.
Cơm (cháo) và rau quả. Chúng không thích ăn các loại thức ăn này nhưng cần phải bắt chúng ăn để bổ dung chất xơ, tinh bột, khoáng và vitamin bằng cách thái nhỏ hoặc xay nhuyễn rau quả rồi trộn với thịt. Trong tự nhiên, khi thiếu vitamin và khoáng, chó hoang sẽ ăn cỏ hoặc phân của các động vật khác để bổ sung. Trong môi trường nuôi nhốt cũng vậy, bạn cho chúng ăn thiếu rau quả, chúng sẽ ăn phân của các động vật khác. Chắc chắn bạn sẽ thích ép chúng ăn rau hơn là để chúng ăn phân.
Phô mai. Một loại thức ăn sẵn giàu dinh dưỡng mà phốc sóc rất thích. 2 miếng phô mai cung cấp gần đủ chất dinh dưỡng cho em phốc sóc trong nửa ngày. Tuy nhiên phô mai chỉ nên dùng chống cháy thôi nhé, thức ăn tươi vẫn là cần thiết nhất.
Khối lượng thức ăn nên cho ăn trong ngày?
Một em phốc sóc mỗi ngày sẽ cần khối lượng thức ăn bằng 3 – 4% trọng lượng cơ thể chúng. Ví dụ 1 em phốc nặng 2kg, mỗi ngày sẽ cần 60 – 80g thức. Tùy vào độ tuổi và mức độ hoạt động mà mỗi em phốc sóc sẽ cần khối lượng chính xác khác nhau. Những em phốc sóc nhỏ, đáng trong tuổi phát triển mạnh (dưới 1 tuổi) sẽ cần lượng thức ăn nhiều hơn, khoảng 3,5%. Những em phốc lớn, chơi đùa hoặc tập luyện nhiều cũng sẽ cần khối lượng tương tự. Những em vừa nhỏ vừa tập luyện nhiều sẽ cần tới 4%. Còn những em phốc sóc đã trưởng thành, ít vận động chỉ cần 3% hoặc ít hơn.
Dạy dỗ huấn luyện
Phốc sóc nổi tiếng chảnh, chúng là giống chó có nguy cơ cao mắc “hội chứng chó nhỏ” – hội chứng mà những chú chó nhỏ mắc phải do quá được chủ nuông chiều, cung phụng nên tin rằng mình mới thực sự là chủ. Những em phốc sóc này thực sự là thảm họa, chúng rất khó tính, hay sủa và sủa mãi không dứt nếu không được đáp ứng nhu cầu. Chúng có thể cắn xé, cào cấu, phá phách đồ đạc trong nhà. Để tránh em phốc của bạn cũng mắc hội chứng này, bạn cần nghiêm khắc với chúng từ nhỏ, phải huấn luyện và dạy dỗ chúng một cách cứng rắn.
Chó phốc sóc không cần ra ngoài đi dạo hay chơi đùa nhiều, do chúng nhỏ nên bạn có thể để chúng chơi đùa ở 1 góc trong nhà. Tuy nhiên, cứ cách ngày bạn nên cho chúng ra ngoài chạy nhảy 15 phút để giữ cho chúng nhanh nhẹn, hoạt bát. Nếu cho tập thể dục hoặc chơi đùa với những chú chó khác thì càng tốt.
Việc huấn luyện và dạy các giống chó về cơ bản khá giống nhau.
Chăm sóc lông và sức khỏe
Hầu hết người nuôi chó yêu phốc sóc vì bộ lông. Bộ lông dài và dày tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, đáng yêu của chúng. Tuy nhiên, chăm sóc bộ lông dài và dày này cũng khá mất công, bạn phải chải lông và gỡ rối cho chúng hàng ngày, tắm rửa bằng dầu gội cho chó hàng tháng, và đi spa cắt tỉa tạo kiểu lông hàng quý.
Một điều may mắn là phốc sóc có xu hướng tự giữ cho lông chúng sạch sẽ nên bạn chỉ cần tắm hàng tháng thôi, những em phốc sóc lông vừa dày, vừa dài lại vừa thích nghịch bẩn thì đúng là thảm họa. Sau khi tắm bạn cần sấy khô lông, lông phốc sóc dày nên lâu khô tự nhiên, để lông ẩm lâu có thể bị nấm và có mùi khó chịu.
Nguồn: PetCanh
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: