Xin chào các bạn! Hôm nay Blogchimcanh.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu “Cách nuôi chim chào mào thay lông”- quá trình quan trọng đánh dấu mốc trưởng thành của chim chào mào.
Khi chú chim chào mào của bạn có biểu hiện đuối sức, hót ít đi và kèm theo đó là những dấu hiệu như lông đuôi, cánh rụng dần, lông khô và sơ thì đã đến mùa rụng lông của chào mào rồi đấy. Ở giai đoạn này, chúng ta cần có những cách nuôi chim chào mào thay lông đặc biệt, phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho vật cảnh.
– Chế độ dinh dưỡng : Trong thời kỳ Chào mào thay lông, chúng ta nên cho chúng ăn mồi tươi là tốt nhất. Ví dụ : châu chấu, cào cào, trứng kiến, trái cây, …
Đặc biệt là những loại hoa quả màu đỏ, có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung vitamin để bổ sung sắc tố giúp chim giữ được màu đỏ nơi tách má và lông hậu môn của Chào mào. Không những thế, bổ sung hoa quả trong thực đơn của chào mào còn giúp chúng có bộ lông mới óng mượt, mướt hơn.
– chế độ tắm táp cho chào mào thay lông :
Tắm nắng cho chim và tắm nước cách 2-3 ngày một lần để tạo điều kiện cho lông mới ra nhanh hơn. Khi tắm nước, nước sẽ ướt phần vỏ bọc chân lông và làm mềm chúng khiến các sợi lông nhanh chóng làm bục lớp vỏ bọc và trồi ra.
– Một vài lưu ý trong quá trình nuôi chào mào thay lông :
+ Quá trình thay lông cũng tùy theo thể chất từng chú chim, lượng chất dinh dưỡng ta bổ sung mà diễn biến nhanh chậm khác nhau.Trong quá trình thay lông của chim nên giữ ổn định điều kiện sống cũng như môi trường sống, tránh những thay đổi, biến động bất ngờ khiến những chú chim ngừng thay lông.
+ Chim đã có trên 1-2 mùa lồng thì rất nhạy cảm. Lúc này chim chào mào vẫn thay lông theo mùa nhưng với những thay đổi đột ngột về thành phần bột cám, khí hậu, hoàn cảnh sống ..vv..v. cũng khiến chim đổ lông bất chợt!
Khi chú chim chào mào của bạn có biểu hiện đuối sức, hót ít đi và kèm theo đó là những dấu hiệu như lông đuôi, cánh rụng dần, lông khô và sơ thì đã đến mùa rụng lông của chào mào rồi đấy. Ở giai đoạn này, chúng ta cần có những cách nuôi chim chào mào thay lông đặc biệt, phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho vật cảnh.
– Chế độ dinh dưỡng : Trong thời kỳ Chào mào thay lông, chúng ta nên cho chúng ăn mồi tươi là tốt nhất. Ví dụ : châu chấu, cào cào, trứng kiến, trái cây, …
Đặc biệt là những loại hoa quả màu đỏ, có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung vitamin để bổ sung sắc tố giúp chim giữ được màu đỏ nơi tách má và lông hậu môn của Chào mào. Không những thế, bổ sung hoa quả trong thực đơn của chào mào còn giúp chúng có bộ lông mới óng mượt, mướt hơn.
– chế độ tắm táp cho chào mào thay lông :
Tắm nắng cho chim và tắm nước cách 2-3 ngày một lần để tạo điều kiện cho lông mới ra nhanh hơn. Khi tắm nước, nước sẽ ướt phần vỏ bọc chân lông và làm mềm chúng khiến các sợi lông nhanh chóng làm bục lớp vỏ bọc và trồi ra.
– Một vài lưu ý trong quá trình nuôi chào mào thay lông :
+ Quá trình thay lông cũng tùy theo thể chất từng chú chim, lượng chất dinh dưỡng ta bổ sung mà diễn biến nhanh chậm khác nhau.Trong quá trình thay lông của chim nên giữ ổn định điều kiện sống cũng như môi trường sống, tránh những thay đổi, biến động bất ngờ khiến những chú chim ngừng thay lông.
+ Chim đã có trên 1-2 mùa lồng thì rất nhạy cảm. Lúc này chim chào mào vẫn thay lông theo mùa nhưng với những thay đổi đột ngột về thành phần bột cám, khí hậu, hoàn cảnh sống ..vv..v. cũng khiến chim đổ lông bất chợt!