Bất kỳ ai khi nuôi chim cảnh cũng cần phải có lòng kiên trì nhẫn nại mới có thể sở hữu một chú chim dạn dĩ. Tuy nhiên cũng có những bí quyết để rút ngắn thời gian chăm sóc chim mà chúng vẫn nhanh chóng phát triển khỏe mạnh, dạn dĩ. Đặc biệt đối với chào mào, chúng ta có thể áp dụng nhiều cách nuôi chim chào mào nhanh dạn như sau.
– Cách thứ 1 : Dành cho người có nhiều thời gian rảnh và kiên trì.
-Cách thứ hai : Cắt bớt lông cánh của chào mào
Cách này khá nhanh và không cần cầu kỳ nhưng thời gian đầu thì chim sẽ bị xấu đi và phải qua một mùa thay lông thì mới dùng được. Đơn giản hơn cách thứ nhất, bạn chỉ cần cắt bớt lông cánh, đuôi của chào mào khi nhận về nuôi. Lưu ý không nên cắt quá nhiều, còn để chim bay lên đòi ăn nữa. Sau đó cho chim vào lồng nhiều nan tre và treo ở chỗ đông người. Thường thì sau 3 tháng chào mào sẽ dạn dĩ, quen dần với người.
– Cách thứ ba : Dùng lồng ép chim bổi
Chuẩn bị : lồng có nhiều nan tre ( 15 nan lùn ) . Phía trên nóc lồng và vành trên lồng cần làm nhiều nan khít với nhau hơn so với phía dưới. Kích thước của lồng nên nhỏ một chút so với chào mào non. Chọn lồng như thế sẽ làm cho chào mào không sinh các tật lộn nhào, đâm vào nóc lồng, chim ít bay nhảy và nhanh dạn hơn. Treo lồng chim vào nơi có nhiều người qua lại, càng nhiều người càng tốt. Lúc đầu có thể chim còn sợ mà nhảy lên nóc lồng nhưng sẽ không đâm vào kẽ nan lồng mà bị thương được. Sau vài tháng thôi chào mào sẽ dạn dĩ ngay.
Đây là một vài cách nuôi chim chào mào nhanh dạn mà Blogchimcanh.com muốn chia sẻ với những người yêu chim và muốn chăm sóc huấn luyện chim nhanh dạn. Chúc các bạn áp dụng thành công!
– Cách thứ 1 : Dành cho người có nhiều thời gian rảnh và kiên trì.
- 8 giờ sáng : mở áo lồng, cho chim ăn cám. Căn chỉnh lượng cám phù hợp cho chim ăn trong khoảng 45 phút.
- 11 giờ 30 phút : tiếp tục cho chào mào ăn cám trong 45 phút tới
- 15 giờ 30 phút : cho chào mào ăn nhiều cám hơn trong tầm 2 giờ.
- 17 giờ 30 phút : cho chim chào mào đi ngủ
Mục đích của cách này là trong vòng 1 tháng chào mào của bạn sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, chỉ cần thấy chủ là muốn ăn cám. Chim chào mào không còn nhảy nhiều khi bạn tiếp xúc với nó. Tuy nhiên nếu gặp người lạ thì chim vẫn còn cảm thấy sợ hãi.
-Cách thứ hai : Cắt bớt lông cánh của chào mào
Cách này khá nhanh và không cần cầu kỳ nhưng thời gian đầu thì chim sẽ bị xấu đi và phải qua một mùa thay lông thì mới dùng được. Đơn giản hơn cách thứ nhất, bạn chỉ cần cắt bớt lông cánh, đuôi của chào mào khi nhận về nuôi. Lưu ý không nên cắt quá nhiều, còn để chim bay lên đòi ăn nữa. Sau đó cho chim vào lồng nhiều nan tre và treo ở chỗ đông người. Thường thì sau 3 tháng chào mào sẽ dạn dĩ, quen dần với người.
– Cách thứ ba : Dùng lồng ép chim bổi
Chuẩn bị : lồng có nhiều nan tre ( 15 nan lùn ) . Phía trên nóc lồng và vành trên lồng cần làm nhiều nan khít với nhau hơn so với phía dưới. Kích thước của lồng nên nhỏ một chút so với chào mào non. Chọn lồng như thế sẽ làm cho chào mào không sinh các tật lộn nhào, đâm vào nóc lồng, chim ít bay nhảy và nhanh dạn hơn. Treo lồng chim vào nơi có nhiều người qua lại, càng nhiều người càng tốt. Lúc đầu có thể chim còn sợ mà nhảy lên nóc lồng nhưng sẽ không đâm vào kẽ nan lồng mà bị thương được. Sau vài tháng thôi chào mào sẽ dạn dĩ ngay.
Đây là một vài cách nuôi chim chào mào nhanh dạn mà Blogchimcanh.com muốn chia sẻ với những người yêu chim và muốn chăm sóc huấn luyện chim nhanh dạn. Chúc các bạn áp dụng thành công!