Cách nuôi Chích Chòe Than là gì? Có yêu cầu gì khi nuôi giống chim thú vị này? Đây là những câu hỏi mà nhiều độc giả gửi đến tổng đài của bác sĩ thú y.
Chích Chòe Than là một loài chim dạng sẻ nhỏ. Loài chim này phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á. Chúng đặc biệt nổi tiếng với giọng hót hay thuộc dạng nhất nhì trong giới chim cảnh. Vì thế chúng rất được giới chơi chim trong nước ưa chuộng.
Nhìn chung, cách nuôi Chích Chòe Than khá đơn giản và thuận lợi hơn nhiều so với các loài chim khác. Bởi chúng khá dạn dĩ, thân thiện, ăn uống dễ và nhanh quen với chủ.
Cách nuôi Chích Chòe Than
Khi nuôi Chích Chòe Than, với mỗi mùa trong năm cần thay đổi chế độ chăm sóc. Vào mùa thu, đông, đầu xuân, thường xuyên cho chúng ra ngoài phơi nắng. Mùa hè cần chú ý tránh nơi có ánh nắng trực tiếp, treo lồng chim ở nơi thoáng khí, mát mẻ.
Để Chích Chòe Than có bộ lông mượt và hót khỏe hơn, mỗi ngày bạn hãy cho chúng ăn 1/4 lòng đỏ trứng luộc. Hoặc mua bột trứng trộn lẫn với bột đậu xanh và một số thành phần khác.
Đường ruột của Chích Chòe Than tương đối yếu, vì thế không nên cho chim ăn thức ăn dạng viên. Thành phần thức ăn cho chim gồm các thành phần: hạt lạc, bột ngô, lòng đỏ trứng, bột cá. Phối hợp theo tỉ lệ 5:2:2:1. Phơi khô hoặc rang chín, tán thành bột cho chim ăn hàng ngày.
Chăm sóc Chích Chòe Than hàng ngày
Ngoài cám chim, có thể cho chích chòe than ăn thêm côn trùng như châu chấu, dế, sâu bướm, sâu bột, sâu gạo… Hoặc thịt bò, dê tươi, tôm nước ngọt.
Chích Chòe Than đi vệ sinh rất nhiều và mùi khá nặng, chúng cũng rất thích tắm nước. Do đó cần vệ sinh đáy lồng hàng ngày. Định kì vệ sinh toàn bộ lồng để tránh lây nhiễm bệnh cho chim. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị một cái lồng riêng cho chim tắm. Tránh để nơi ở của chúng ẩm ướt.
Tháng 8,9,10 hàng năm là mùa thay lông của Chích Chòe Than con. Trong thời gian này không nên cho chim non tắm nhiều. Gia tăng tỉ lệ protein động vật trong thức ăn (nhất là côn trùng sống), bổ sung thêm vitamin. Trùm áo lồng để chim nghỉ ngơi và thay lông nhanh hơn, mỗi ngày cho tắm nắng 2-3 giờ.
Trị bệnh cho Chích Chòe Than
Theo các bác sĩ thú y, Chích Chòe Than dễ mắc cảm cúm và nấm da. Hai bệnh này không nguy hiểm nhưng sẽ gây hại cho chim nếu không được chữa trị sớm.
Đối với bệnh cảm cúm, cách trị bệnh là đưa chim vào nơi kín gió. Cho chim ăn thêm bột trứng để tăng sức đề kháng. Trộn lẫn thuốc Sulfadiazine vào nước uống, cứ 10ml nước ứng với 1/10 viên thuốc. Mỗi ngày cho chim uống 1-2 lần, liên tục trong 5 ngày.
Đối với bệnh nấm da, bạn có thể bôi Vaseline vào chỗ bị bệnh. Mỗi ngày bôi 1 lần để ngăn vi khuẩn tiếp xúc với không khí. Để phòng bệnh cho Chích Chòe Than, cách tốt nhất là vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, mưa ẩm và thời điểm giao mùa.
Nếu bạn đang quan tâm: cách nuôi chích chòe than bổi mới bẫy, kỹ thuật nuôi chích chòe than sinh sản, chích chòe than căng lửa hót nhiều, luyện chích chòe than đá. Hãy truy cập trang yeupet.vn hoặc comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.
Chích Chòe Than là một loài chim dạng sẻ nhỏ. Loài chim này phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á. Chúng đặc biệt nổi tiếng với giọng hót hay thuộc dạng nhất nhì trong giới chim cảnh. Vì thế chúng rất được giới chơi chim trong nước ưa chuộng.
Nhìn chung, cách nuôi Chích Chòe Than khá đơn giản và thuận lợi hơn nhiều so với các loài chim khác. Bởi chúng khá dạn dĩ, thân thiện, ăn uống dễ và nhanh quen với chủ.
Cách nuôi Chích Chòe Than
Khi nuôi Chích Chòe Than, với mỗi mùa trong năm cần thay đổi chế độ chăm sóc. Vào mùa thu, đông, đầu xuân, thường xuyên cho chúng ra ngoài phơi nắng. Mùa hè cần chú ý tránh nơi có ánh nắng trực tiếp, treo lồng chim ở nơi thoáng khí, mát mẻ.
Để Chích Chòe Than có bộ lông mượt và hót khỏe hơn, mỗi ngày bạn hãy cho chúng ăn 1/4 lòng đỏ trứng luộc. Hoặc mua bột trứng trộn lẫn với bột đậu xanh và một số thành phần khác.
Đường ruột của Chích Chòe Than tương đối yếu, vì thế không nên cho chim ăn thức ăn dạng viên. Thành phần thức ăn cho chim gồm các thành phần: hạt lạc, bột ngô, lòng đỏ trứng, bột cá. Phối hợp theo tỉ lệ 5:2:2:1. Phơi khô hoặc rang chín, tán thành bột cho chim ăn hàng ngày.
Chăm sóc Chích Chòe Than hàng ngày
Ngoài cám chim, có thể cho chích chòe than ăn thêm côn trùng như châu chấu, dế, sâu bướm, sâu bột, sâu gạo… Hoặc thịt bò, dê tươi, tôm nước ngọt.
Chích Chòe Than đi vệ sinh rất nhiều và mùi khá nặng, chúng cũng rất thích tắm nước. Do đó cần vệ sinh đáy lồng hàng ngày. Định kì vệ sinh toàn bộ lồng để tránh lây nhiễm bệnh cho chim. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị một cái lồng riêng cho chim tắm. Tránh để nơi ở của chúng ẩm ướt.
Tháng 8,9,10 hàng năm là mùa thay lông của Chích Chòe Than con. Trong thời gian này không nên cho chim non tắm nhiều. Gia tăng tỉ lệ protein động vật trong thức ăn (nhất là côn trùng sống), bổ sung thêm vitamin. Trùm áo lồng để chim nghỉ ngơi và thay lông nhanh hơn, mỗi ngày cho tắm nắng 2-3 giờ.
Trị bệnh cho Chích Chòe Than
Theo các bác sĩ thú y, Chích Chòe Than dễ mắc cảm cúm và nấm da. Hai bệnh này không nguy hiểm nhưng sẽ gây hại cho chim nếu không được chữa trị sớm.
Đối với bệnh cảm cúm, cách trị bệnh là đưa chim vào nơi kín gió. Cho chim ăn thêm bột trứng để tăng sức đề kháng. Trộn lẫn thuốc Sulfadiazine vào nước uống, cứ 10ml nước ứng với 1/10 viên thuốc. Mỗi ngày cho chim uống 1-2 lần, liên tục trong 5 ngày.
Đối với bệnh nấm da, bạn có thể bôi Vaseline vào chỗ bị bệnh. Mỗi ngày bôi 1 lần để ngăn vi khuẩn tiếp xúc với không khí. Để phòng bệnh cho Chích Chòe Than, cách tốt nhất là vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, mưa ẩm và thời điểm giao mùa.
Nếu bạn đang quan tâm: cách nuôi chích chòe than bổi mới bẫy, kỹ thuật nuôi chích chòe than sinh sản, chích chòe than căng lửa hót nhiều, luyện chích chòe than đá. Hãy truy cập trang yeupet.vn hoặc comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.
Nguồn Bacsithuy
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: