Nếu là người yêu thích chim Chào mào, bạn có muốn “bỏ túi” cho mình cách phân biệt chào mào trống mái không? Hãy cùng nhau tìm hiểu về bí quyết nhận dạng chào mào trống hay mái nhé.
– Hình dáng :
Chào mào mái thường chỉ to bằng 2/3 chào mào trống. Nhìn tổng quát thì chào mào mái thường nhỏ con, lông gọn ghẽ, không hung dữ như chào mào trống. So với con trống thì con mái ít bay nhảy hơn và lúc đứng một mình thì hay nhìn dáo giác xung quanh.
– Phân biệt qua biểu hiện khi bị con người tác động :
Bạn bắt chim ra, ôm vào lòng bàn tay úp bụng chim xuống, rồi bất ngờ ngửa bụng nó lên. Khi đó có 2 trường hợp xảy ra để có thể phân biệt được chào mào đó là trống hay mái :
+ Chim mái : hơi rụt đầu vào một tý, thế thôi, bộ lông đuôi vẫn xếp gọn, không có phản ứng.
+Chim trống thì sẽ cố rướn đầu ra để lấy thăng bằng, đồng thời, bộ đuôi của nó xòe rộng ra.
– Dựa vào đặc điểm chi tiết :
+ Lưỡi : phần cuối lưỡi nếu có từ 2 chấm trở lên thì thường là con trống.
+ Tách đỏ : Tách đỏ của chim trống thường to, đậm, dài hơn chim mái.
+ Giọng hót : chim mái thường có giọng ngắn, hót được những âm ngắn, đơn giản nhưng chăm hót. Trong khi chim trống thì hót những âm dài, khỏe, có thể hót nhiều giọng, đảo giọng.
Với những cách chọn chim chào trống mái trên đây các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm phân biệt giống chào mào để thuận tiện trong việc tìm đối tượng cho chào mào kết hợp trong mùa sinh sản cũng như tìm được chim hót giao nhau phù hợp cho chào mào.
– Hình dáng :
Chào mào mái thường chỉ to bằng 2/3 chào mào trống. Nhìn tổng quát thì chào mào mái thường nhỏ con, lông gọn ghẽ, không hung dữ như chào mào trống. So với con trống thì con mái ít bay nhảy hơn và lúc đứng một mình thì hay nhìn dáo giác xung quanh.
– Phân biệt qua biểu hiện khi bị con người tác động :
Bạn bắt chim ra, ôm vào lòng bàn tay úp bụng chim xuống, rồi bất ngờ ngửa bụng nó lên. Khi đó có 2 trường hợp xảy ra để có thể phân biệt được chào mào đó là trống hay mái :
+ Chim mái : hơi rụt đầu vào một tý, thế thôi, bộ lông đuôi vẫn xếp gọn, không có phản ứng.
+Chim trống thì sẽ cố rướn đầu ra để lấy thăng bằng, đồng thời, bộ đuôi của nó xòe rộng ra.
– Dựa vào đặc điểm chi tiết :
+ Lưỡi : phần cuối lưỡi nếu có từ 2 chấm trở lên thì thường là con trống.
+ Tách đỏ : Tách đỏ của chim trống thường to, đậm, dài hơn chim mái.
+ Giọng hót : chim mái thường có giọng ngắn, hót được những âm ngắn, đơn giản nhưng chăm hót. Trong khi chim trống thì hót những âm dài, khỏe, có thể hót nhiều giọng, đảo giọng.
Với những cách chọn chim chào trống mái trên đây các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm phân biệt giống chào mào để thuận tiện trong việc tìm đối tượng cho chào mào kết hợp trong mùa sinh sản cũng như tìm được chim hót giao nhau phù hợp cho chào mào.