Thật đáng tự hào khi trên thế giới có 41 loài chào mào thì ở Việt Nam chúng ta đã phát hiện đến 23 loài. Bên cạnh đó, thú chơi chim chào mào của người Việt cũng vô cùng phổ biến. Để có thể bảo vệ, duy trì số lượng chủng loại đáng nể của chào mào và đưa chúng trở nên gần gũi hơn với con người, nhất định những người nuôi chim phải nắm được bí quyết chăm sóc và kỹ thuật nuôi chim chào mào.
Đầu tiên và quan trọng nhất phải bàn đến đó là khẩu phần dinh dưỡng cho chào mào. Chế độ ăn cho chào mào thì không có gì phức tạp, bạn cứ cho ăn cám ba vì là được rồi, chào mào cần bổ sung thêm vitamin A, C, chất này sẵn trong chuối, cà chua, cam, quýt,…
-Thức ăn: bạn nên mua tầm 5 lạng cám chào mào cho ăn dần, hết lại mua tiếp.
-Lúc nào bạn cũng nên cho đầy 2 cóng cám và 1 cóng nước, lồng phải vệ sinh hàng ngày, nước sạch cho chim uống phải được thay hàng ngày
-Hoa quả : Chào mào là loại thích ăn hoa quả. Có nhiều loại hoa quả phù hợp với sở thích của chào mào như : táo tầu, dưa hấu, khế, chuối, ớt, đu đủ,…
-Mồi bằng động vật : Châu chấu, dế, sâu bọ, giun,…
Thứ hai là tắp táp, vệ sinh cho chim chào mào. Mùa hè thì ngày nào bạn cũng nên cho chim tắm, nếu không có thời gian thì cách ngày tắm 1 lần. Mùa đông thì chỉ cần tuần tắm 1, 2 lần với nước ấm. Lưu ý: Nước tắm cần cho vài hạt muối và 1, 2 giọt nước cốt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.
Thứ ba là chọn lồng cho chào mào. Bạn nên mua loại lồng cao, to hoặc loại lồng nhỡ mái bằng cũng đẹp. Nếu chọn lồng qúa bé thì chim ít được nhảy nhót sẽ yếu chân lâu dần chim kém hoạt bát và sẽ chết. Gía lồng cỡ vừa phải trên thị trường tầm 250 – 300 nghìn đồng và có thể dùng được vài năm.
Qúa trình mà bạn áp dụng cách chăm sóc và kỹ thuật nuôi chim chào mào trên phải diễn ra ít nhất là 3 tháng thì chào mào mới quen dần với cuộc sống trong lồng ấp và có khả năng sổ đều. Sau đó mới đến quá trình nuôi dạy, huấn luyện, tập dượt cho chào mào.
Cách tập dượt cho chào mào sau thời gian dài chăm sóc cẩn thận.
Cách dượt thì cũng đơn giản, đó là xách chim đến những tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. Vì sao lại làm vậy? Vì làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về chứ không phải ở tụ điểm dượt chim). Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm đối thủ khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được sáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là chim sẽ dạn dĩ, thậm chí còn hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này thì chỉ có hưởng thụ thôi.
Trên đây là một số cách chăm sóc và kỹ thuật nuôi chim chào mào mà blogchimcanh.com muốn chia sẻ với những người yêu chim và muốn tự tay nuôi nấng, rèn rũa một chú chim cho riêng mình. Nuôi chào mào không khó nhưng yêu cầu tính kiên trì và cẩn thận cao. Chúc các bạn thành công!
Đầu tiên và quan trọng nhất phải bàn đến đó là khẩu phần dinh dưỡng cho chào mào. Chế độ ăn cho chào mào thì không có gì phức tạp, bạn cứ cho ăn cám ba vì là được rồi, chào mào cần bổ sung thêm vitamin A, C, chất này sẵn trong chuối, cà chua, cam, quýt,…
-Thức ăn: bạn nên mua tầm 5 lạng cám chào mào cho ăn dần, hết lại mua tiếp.
-Lúc nào bạn cũng nên cho đầy 2 cóng cám và 1 cóng nước, lồng phải vệ sinh hàng ngày, nước sạch cho chim uống phải được thay hàng ngày
-Hoa quả : Chào mào là loại thích ăn hoa quả. Có nhiều loại hoa quả phù hợp với sở thích của chào mào như : táo tầu, dưa hấu, khế, chuối, ớt, đu đủ,…
-Mồi bằng động vật : Châu chấu, dế, sâu bọ, giun,…
Thứ hai là tắp táp, vệ sinh cho chim chào mào. Mùa hè thì ngày nào bạn cũng nên cho chim tắm, nếu không có thời gian thì cách ngày tắm 1 lần. Mùa đông thì chỉ cần tuần tắm 1, 2 lần với nước ấm. Lưu ý: Nước tắm cần cho vài hạt muối và 1, 2 giọt nước cốt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.
Thứ ba là chọn lồng cho chào mào. Bạn nên mua loại lồng cao, to hoặc loại lồng nhỡ mái bằng cũng đẹp. Nếu chọn lồng qúa bé thì chim ít được nhảy nhót sẽ yếu chân lâu dần chim kém hoạt bát và sẽ chết. Gía lồng cỡ vừa phải trên thị trường tầm 250 – 300 nghìn đồng và có thể dùng được vài năm.
Qúa trình mà bạn áp dụng cách chăm sóc và kỹ thuật nuôi chim chào mào trên phải diễn ra ít nhất là 3 tháng thì chào mào mới quen dần với cuộc sống trong lồng ấp và có khả năng sổ đều. Sau đó mới đến quá trình nuôi dạy, huấn luyện, tập dượt cho chào mào.
Cách tập dượt cho chào mào sau thời gian dài chăm sóc cẩn thận.
Cách dượt thì cũng đơn giản, đó là xách chim đến những tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. Vì sao lại làm vậy? Vì làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về chứ không phải ở tụ điểm dượt chim). Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm đối thủ khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được sáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là chim sẽ dạn dĩ, thậm chí còn hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này thì chỉ có hưởng thụ thôi.
Trên đây là một số cách chăm sóc và kỹ thuật nuôi chim chào mào mà blogchimcanh.com muốn chia sẻ với những người yêu chim và muốn tự tay nuôi nấng, rèn rũa một chú chim cho riêng mình. Nuôi chào mào không khó nhưng yêu cầu tính kiên trì và cẩn thận cao. Chúc các bạn thành công!