Chăm sóc chó sơ sinh không chỉ là trách nhiệm của các nàng chó bỉm sữa. Mà đó còn là trách nhiệm của mỗi chủ nhân. Đối với những ai nuôi những chú chó giống cái thì việc có một ngày bé ấy sẽ sinh ra các cô nhóc cậu nhóc xinh xắn là điều hoàn toàn tự nhiên.
Dù nói rằng, loài vật có sức sinh tồn rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng phải cần có sự chăm sóc và thương yêu thì các bé con mới có thể phát triển tốt nhất được. Vì thế, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có thể chăm sóc chó con sơ sinh một cách an toàn và khỏe mạnh nhất. Xin lưu ý bài viết không ứng dụng cho cách chăm sóc chó sơ sinh mất mẹ.
Chăm sóc chó mẹ sau khi sinh
Hãy nhớ rằng, trải qua bất kỳ ca sinh nở nào cũng là một việc vô cùng mệt mỏi và khó khăn. Ngay sau khi các chú chó con đã bình yên. Bạn nhớ kiểm tra tình hình của chó mẹ nhé. Hãy làm vệ sinh cho chó mẹ. Càng sạch càng tốt nhưng cũng chú ý đừng làm bé ấy nổi giận. Mỗi người mẹ đều có bản năng bảo vệ con mình. Dù bạn có là chủ nhân chó mẹ thì cũng nên cẩn thận nhé.
Nếu vật nuôi của bạn đẻ trong hộp/ ổ mà bạn đã chuẩn bị sẵn. Bạn hãy bỏ lớp giấy báo hay vải lót ổ đi. Thay bằng lớp mới sau khi bé ấy đã sinh xong để đảm bảo vệ sinh nhé.
Bạn nhớ chú ý tình trạng núm vú và âm hộ của chó mẹ. Để chắc chắn rằng chúng không gặp phải vấn đề gì. Các tình trạng bất bình thường có thể kể đến như bị sưng, chảy máu, có mùi lạ. Hoặc nhau thai vẫn chưa thải ra hết dù đã qua 48 giờ. Khi gặp các tình trạng đấy, hãy gọi bác sĩ thú y.
Có một số chó mẹ “thương” con đến mức không chịu rời khỏi con dù chỉ một phút. Nếu bạn thấy tình hình chó mẹ nhất quyết cứ bám lấy ổ, đừng e ngại mà bế hay dùng dây xích để dắt bé ấy đi vệ sinh nhé. Trong khoảng thời gian chó mẹ ở ngoài, bạn có thể tranh thủ dọn dẹp ổ một chút để đảm bảo an toàn cho mấy cún con.
Kiểm tra nhiệt độ để chăm sóc chó con sơ sinh tốt nhất
Cách chăm sóc chó con sơ sinh không hẳn chỉ là ăn uống thông thường. Nhiệt độ là một vấn đề vô cùng vô cùng quan trọng. Bạn cũng cần phải chắc chắn rằng chó con đã đủ ấm. Chúng không thể giữ được nhiệt độ cơ thể trong khoảng 2 tuần sau khi mới sinh. Nếu chó mẹ nằm ủ con thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu chó mẹ rời đi thì bạn hãy cảnh giác, vì có thể chúng sẽ bị lạnh.
Đối với chó con sơ sinh, nhiệt độ an toàn cụ thể như sau:
Vậy nếu phát hiện nhiệt độ không thích hợp. Bạn chỉ đơn giản là tăng nhiệt độ chỗ ổ của các bé ấy thôi. Có thể dùng một cái đèn sưởi chẳng hạn.
Để ý rằng, nếu không thoải mái thì các bé sẽ không ngoan ngoãn đâu mà sẽ phát tín hiệu bằng những tiếng rên ư ử, hay nằm cục cựa không yên.
Chăm sóc chó sơ sinh bằng cách kiểm soát cân nặng
Bạn nên kiểm tra cân nặng của chó con thường xuyên. Đây là cách dễ dàng để biết chúng có phát triển bình thường hay không. Nếu con nào bị sụt cân, hay mãi mà không tăng cân thì khá đáng lo đấy. Bạn nên gọi bác sĩ thú y đến kiểm tra bé ấy ngay.
Nếu không phân biệt được giữa các con con. Bạn có thể dùng bút dạ không chứa chất độc và giữ màu lâu để đánh dấu lên bụng các bé, tránh tình trạng cân nhầm.
Nếu hầu hết các bé con đều tăng cân chậm và ốm yếu, thì có thể do con mẹ bị thiếu sữa. Bạn nên liên lạc với bác sĩ thú y để biết cách tăng khẩu phần ăn của chó mẹ. Nhớ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho chúng nhé.
Không quên kiểm ổ khi chăm sóc chó sơ sinh
Tình trạng ổ của cún cưng nên được giữ vệ sinh thật tốt. Đặc biệt là trong quá trình sau khi sinh và nuôi con. Dọn dẹp và thay lớp giấy/ vải lót của ổ thường xuyên là một điều nên làm.
Nếu chó mẹ từ chối không ở chỗ bạn đã sắp xếp rất ấm áp và đẹp đẽ cho nó. Bạn có thể khắc phục bằng cách đặt ổ ở trong góc, hay chỗ tối. Những nơi im lặng hoặc có thể phủ một lớp vải/ màn để che trên ổ. Vì các con mẹ sẽ có cảm giác không an toàn khi để con yêu của mình ở chỗ sáng chói quá.
Nếu chó mẹ lại khó tính, không chịu ở với con thì sao? Điều nay nghe có vẻ lạ, nhưng không phải là không có. Đối với các bé chó quyến luyến và thích ở cạnh chủ, thì có thể chó mẹ sẽ bỏ rơi con mình mà cứ luẩn quẩn cạnh bạn. Bạn có thể dời ổ về một vị trí gần mình hơn để bé ấy có thể ở bên cạnh con nhé.
Một số lưu ý khi chăm sóc chó sơ sinh
Trong những tuần đầu tiên thì những con con hoàn toàn có thể ổn khi chỉ dùng sữa mẹ. Trừ các bé quá nhẹ cân thì cần phải có kỹ thuật chăm sóc chó sơ sinh đặc biệt hơn. Đến tuần thứ 3, chúng đã có thể bắt đầu nhấm nháp thức ăn nghiền nát. Bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để xin tư vấn một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách cho chó mèo con ăn một cách an toàn.
Khác với chó mẹ, chó con sơ sinh vô cùng mong manh và yếu ớt. Vì vậy bạn nên hết sức cẩn thận khi kiểm tra. Đừng lắc chó mèo con quá mạnh. Bạn nên đỡ chúng thật nhẹ nhàng và từ từ từ dưới bụng lên.Thời gian trong vòng 48 tiếng sau khi sinh. Một làn nữa chắc chắn rằng chó mẹ không bị nhiễm trùng và có thể cho sữa an toàn.
Đối với trường hợp thú cưng của bạn chỉ mới làm mẹ lần đầu tiên. Bạn càng cần cảnh giác và nên kiểm tra tình hình các con con thường xuyên hơn. Cách khoảng 3 – 4 tiếng kiểm tra lại một lần. Vì có thể chó con sơ sinh có thể sẽ bị anh chị em của mình đẩy ra xa khỏi con mẹ. Hay tệ hơn là bị mẹ đè.
Nếu gặp phải tình trạng như vậy, các bé có thể bị nhiễm lạnh. Hoặc không đủ dinh dưỡng vì không tiếp cận được nguồn sữa và ngạt thở. Bạn có thể sắp xếp lại “đội ngũ” chó con sơ sinh. Nên ưu tiên những con nhẹ cân nhất ở khu vực gần chân sau của con mẹ. Vì đó là nơi cho nhiều sữa nhất.
Dù nói rằng, loài vật có sức sinh tồn rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng phải cần có sự chăm sóc và thương yêu thì các bé con mới có thể phát triển tốt nhất được. Vì thế, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có thể chăm sóc chó con sơ sinh một cách an toàn và khỏe mạnh nhất. Xin lưu ý bài viết không ứng dụng cho cách chăm sóc chó sơ sinh mất mẹ.
Chăm sóc chó mẹ sau khi sinh
Hãy nhớ rằng, trải qua bất kỳ ca sinh nở nào cũng là một việc vô cùng mệt mỏi và khó khăn. Ngay sau khi các chú chó con đã bình yên. Bạn nhớ kiểm tra tình hình của chó mẹ nhé. Hãy làm vệ sinh cho chó mẹ. Càng sạch càng tốt nhưng cũng chú ý đừng làm bé ấy nổi giận. Mỗi người mẹ đều có bản năng bảo vệ con mình. Dù bạn có là chủ nhân chó mẹ thì cũng nên cẩn thận nhé.
Nếu vật nuôi của bạn đẻ trong hộp/ ổ mà bạn đã chuẩn bị sẵn. Bạn hãy bỏ lớp giấy báo hay vải lót ổ đi. Thay bằng lớp mới sau khi bé ấy đã sinh xong để đảm bảo vệ sinh nhé.
Bạn nhớ chú ý tình trạng núm vú và âm hộ của chó mẹ. Để chắc chắn rằng chúng không gặp phải vấn đề gì. Các tình trạng bất bình thường có thể kể đến như bị sưng, chảy máu, có mùi lạ. Hoặc nhau thai vẫn chưa thải ra hết dù đã qua 48 giờ. Khi gặp các tình trạng đấy, hãy gọi bác sĩ thú y.
Có một số chó mẹ “thương” con đến mức không chịu rời khỏi con dù chỉ một phút. Nếu bạn thấy tình hình chó mẹ nhất quyết cứ bám lấy ổ, đừng e ngại mà bế hay dùng dây xích để dắt bé ấy đi vệ sinh nhé. Trong khoảng thời gian chó mẹ ở ngoài, bạn có thể tranh thủ dọn dẹp ổ một chút để đảm bảo an toàn cho mấy cún con.
Kiểm tra nhiệt độ để chăm sóc chó con sơ sinh tốt nhất
Cách chăm sóc chó con sơ sinh không hẳn chỉ là ăn uống thông thường. Nhiệt độ là một vấn đề vô cùng vô cùng quan trọng. Bạn cũng cần phải chắc chắn rằng chó con đã đủ ấm. Chúng không thể giữ được nhiệt độ cơ thể trong khoảng 2 tuần sau khi mới sinh. Nếu chó mẹ nằm ủ con thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu chó mẹ rời đi thì bạn hãy cảnh giác, vì có thể chúng sẽ bị lạnh.
Đối với chó con sơ sinh, nhiệt độ an toàn cụ thể như sau:
- Trong vòng 4 ngày đầu sau khi ra đời: 85 -90°F (29.5-32°C).
- Khoảng từ 5 – 10 ngày tiếp theo: nhiệt độ sẽ giảm dần còn khoảng 80°F (26.7°C).
- Cuối tuần thứ 4: khoảng 72°F (22.2°C).
Vậy nếu phát hiện nhiệt độ không thích hợp. Bạn chỉ đơn giản là tăng nhiệt độ chỗ ổ của các bé ấy thôi. Có thể dùng một cái đèn sưởi chẳng hạn.
Để ý rằng, nếu không thoải mái thì các bé sẽ không ngoan ngoãn đâu mà sẽ phát tín hiệu bằng những tiếng rên ư ử, hay nằm cục cựa không yên.
Chăm sóc chó sơ sinh bằng cách kiểm soát cân nặng
Bạn nên kiểm tra cân nặng của chó con thường xuyên. Đây là cách dễ dàng để biết chúng có phát triển bình thường hay không. Nếu con nào bị sụt cân, hay mãi mà không tăng cân thì khá đáng lo đấy. Bạn nên gọi bác sĩ thú y đến kiểm tra bé ấy ngay.
Nếu không phân biệt được giữa các con con. Bạn có thể dùng bút dạ không chứa chất độc và giữ màu lâu để đánh dấu lên bụng các bé, tránh tình trạng cân nhầm.
Nếu hầu hết các bé con đều tăng cân chậm và ốm yếu, thì có thể do con mẹ bị thiếu sữa. Bạn nên liên lạc với bác sĩ thú y để biết cách tăng khẩu phần ăn của chó mẹ. Nhớ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho chúng nhé.
Không quên kiểm ổ khi chăm sóc chó sơ sinh
Tình trạng ổ của cún cưng nên được giữ vệ sinh thật tốt. Đặc biệt là trong quá trình sau khi sinh và nuôi con. Dọn dẹp và thay lớp giấy/ vải lót của ổ thường xuyên là một điều nên làm.
Nếu chó mẹ từ chối không ở chỗ bạn đã sắp xếp rất ấm áp và đẹp đẽ cho nó. Bạn có thể khắc phục bằng cách đặt ổ ở trong góc, hay chỗ tối. Những nơi im lặng hoặc có thể phủ một lớp vải/ màn để che trên ổ. Vì các con mẹ sẽ có cảm giác không an toàn khi để con yêu của mình ở chỗ sáng chói quá.
Nếu chó mẹ lại khó tính, không chịu ở với con thì sao? Điều nay nghe có vẻ lạ, nhưng không phải là không có. Đối với các bé chó quyến luyến và thích ở cạnh chủ, thì có thể chó mẹ sẽ bỏ rơi con mình mà cứ luẩn quẩn cạnh bạn. Bạn có thể dời ổ về một vị trí gần mình hơn để bé ấy có thể ở bên cạnh con nhé.
Một số lưu ý khi chăm sóc chó sơ sinh
Trong những tuần đầu tiên thì những con con hoàn toàn có thể ổn khi chỉ dùng sữa mẹ. Trừ các bé quá nhẹ cân thì cần phải có kỹ thuật chăm sóc chó sơ sinh đặc biệt hơn. Đến tuần thứ 3, chúng đã có thể bắt đầu nhấm nháp thức ăn nghiền nát. Bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để xin tư vấn một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách cho chó mèo con ăn một cách an toàn.
Khác với chó mẹ, chó con sơ sinh vô cùng mong manh và yếu ớt. Vì vậy bạn nên hết sức cẩn thận khi kiểm tra. Đừng lắc chó mèo con quá mạnh. Bạn nên đỡ chúng thật nhẹ nhàng và từ từ từ dưới bụng lên.Thời gian trong vòng 48 tiếng sau khi sinh. Một làn nữa chắc chắn rằng chó mẹ không bị nhiễm trùng và có thể cho sữa an toàn.
Đối với trường hợp thú cưng của bạn chỉ mới làm mẹ lần đầu tiên. Bạn càng cần cảnh giác và nên kiểm tra tình hình các con con thường xuyên hơn. Cách khoảng 3 – 4 tiếng kiểm tra lại một lần. Vì có thể chó con sơ sinh có thể sẽ bị anh chị em của mình đẩy ra xa khỏi con mẹ. Hay tệ hơn là bị mẹ đè.
Nếu gặp phải tình trạng như vậy, các bé có thể bị nhiễm lạnh. Hoặc không đủ dinh dưỡng vì không tiếp cận được nguồn sữa và ngạt thở. Bạn có thể sắp xếp lại “đội ngũ” chó con sơ sinh. Nên ưu tiên những con nhẹ cân nhất ở khu vực gần chân sau của con mẹ. Vì đó là nơi cho nhiều sữa nhất.
Nguồn Bacsithuy