Bệnh viêm đường hô hấp ở chim bồ câu

Yêu Chim

Sen cấp 3
Bài viết
198
Thích
68
Điểm
28
Best Tư vấn
0
Xu
0
Chủ Top
#1
Bệnh viêm đường hô hấp do Herpesvirus ở bồ câu đã được biết đến từ 1945 khi nghiên cứu gen của một bồ câu bệnh.



Nhưng mãi đến 1967, Herpesvirus mới được phân lập (Coruell và Wright, 1970). Hiện nay, người ta đã xác định rằng: bệnh phổ biến và được phân bố rộng khắp thế giới.

1. Nguyên nhân


Người ta đã xác định bệnh viêm đường hô hấp gồm viêm thanh khí quản và viêm hoại tử mũi họng cấp tính ở bồ câu các nước Bỉ, Tiệp, Đức, úc, Hungary… là do một virut thuộc nhóm Herpesvirus nên được gọi là Herpesvirus ở bồ câu.

2. Bệnh lý và lâm sàng


Virut xâm nhập vào cơ thể bồ câu quan niệm mạc đường hô hấp từ bồ câu bệnh sang bồ câu khẻo một cách trực tiếp. Mặt khác bồ câu khoẻ cũng có thiết bị nhiễm virut do hít thở không khí bị nhiễm mầm bệnh.

Virut phát triển ở niêm mạc mũi, thanh quản và khí quản, xâm nhập vào các hạch lâm ba khí quản và phổi. Do tác động virut, niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, loét và chảy dịch nhày trắng hoặc vàng xám. Một số loài vi khuẩn có sãn ở đường hô hấp sẽ phối hợp làm cho hiện tượng viêm nặng hơn. Đó là các Mycoplasma columborale, Pasterella multocida, liên cầu Streptococcus beta-hemolysin và tụ cầu Staphilococcus betahemolitic.

Virut cũng tác động đến niêm mạc ruột gây ra hiện tượng viêm ruột và ỉa chảy.

Bồ câu bị bệnh ở hai thể:

– Thể cấp tính: thường thấy ở chim non với các triệu chứng điển hình như chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Sau đó, miệng và mũi chim viêm hoại tử, có màng giả, chảy dịch nhày trắng, vàng xám. Chim bị chết với tỷ lệ sau 7-10 ngày.

– Thể mãn tính: thường ở chim trưởng thành; các triệu chứng nhẹ hơn. Một số chim không thể hiện các triệu chứng lâm sàng; nhưng trở thành vật mang trùng và truyền bá mầm bệnh trong tự nhiên.

Mổ chim bệnh thấy: các mụn loét ở miệng, vòm họng, thanh quản. Các mụn loét này có phủ màng giả là lớp bựa trắng hoặc vàng xám. Các dịch nhày ở mũi và thanh khí quản đã làm cho khó thở. Các mụn loét hoại tử có phủ bựu vàng xám cũng thấy ở gan chim bệnh.

3. Dịch tễ học


Bồ câu ở tất cả các lứa tuổi đều mắc bệnh. Bồ câu hoang đã cũng mắc bệnh. Nhưng bồ câu cảnh và bồ câu nuôi thịt bị bệnh năng hơn. Bồ câu non thường bị bệnh thể cấp tính, tỷ lệ chết cao. Bồ câu trưởng thành bị bệnh thể mãn tính. Nhưng là vật tàng trữ mầm bệnh và truyền mầm bệnh trong tự nhiên.

4. Chẩn đoán


Hiện nay, người ta vẫn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng về viêm có màng giả và dịch nhày trắng, vàng xám ở các khí quản hô hấp trên để chẩn đoán bệnh.

– Chẩn đoán miễn dịch. Dùng các phương pháp huyết thanh học như ngưng kết trực tiếp, huỳnh quang kháng thể để chẩn đoán bệnh.

5. Điều trị


Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, người ta đã sử dụng hai hoá dược để điều trị bệnh cho bồ câu bệnh có hiệu quả nhất định (Vindenogel,1982).

– Trisodium phosphonoformate

– Acycloguanosine.

6. Phòng bệnh


– Phòng? bệnh bằng vacxin. Có 2 loại vaxin: vacxin chết và vacxin nhược độc phòng bệnh viêm đường hô hấp của bồ câu do Hecpervirus.

– Thực hiện vệ sinh phòng bệnh khu chăn nuôi bồ câu và môi trường.

– Phát hiện sớm chim bệnh, cách ly điều trị, tránh lây nhiễm toàn đàn.
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,686
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới