Bệnh tiêu chảy ở chó

Yêu Cún

Sen cấp 5
Bài viết
1,435
Thích
665
Điểm
123
Best Tư vấn
0
Xu
640
Chủ Top
#1
Tiêu chảy là một vấn đề phổ biến ở nhiều chú cún, lý do chủ yếu là vì chúng có thể dễ dàng cho bất cứ thứ gì vào miệng. Đôi khi, nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do các vấn đề nghiêm trọng hơn, đòi hỏi người chủ phải thực sự quan tâm, để ý và gần gũi với cún nhiều hơn, nhất là trong những trường hợp tiêu chảy kéo dài.

Khi nào thì cún nhà bạn đang tiêu chảy?

Cún đi ngoài phân lỏng, đấy là dấu hiệu cần và đủ để khẳng định cún đang tiêu chảy. Ngoài ra, có thể kèm theo các vấn đề về đường ruột cũng như nôn mửa.





Nguyên nhân chính gây tiêu chảy?

Cún có thể tiêu chảy do nguyên nhân bệnh lý hay nhiễm trùng, tuy nhiên nguyên nhân chính lại thường do thói quen nhặt, cắn, ăn rác của cún, thậm chí nhiều khi nuốt cả những vật thể lạ vào bụng. Nguyên nhân chính thứ 2 làm cún hay tiêu chảy nữa là do chế độ ăn uống bị thay đổi đột ngột.

Khi thấy cún tiêu chảy, tôi cần làm những gì?

Nếu cún không nôn mửa:

Bỏ hết thức ăn trong bát của cún và kiểm soát trong 12 giờ tiếp theo chỉ cho cún uống nước.

Hãy chắc chắn cún có nhiều nước sạch để uống, để tránh bị mất nước.

Sau 12 tiếng đầu tiên, cho cún ăn nhẹ bằng cháo với 1 ít thịt gà nấu nhừ lên. Cứ cho cún ăn cháo như vậy đến khi phân trở lại như bình thường.

Nếu cún vẫn tiêu chảy liên tục trong hơn 24 giờ hoặc bạn bắt đầu thấy phân có máu hay có bọc nhầy, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.

Nếu cún nôn nhẹ:

Bỏ hết toàn bộ thức ăn và nước trong vòng 12 giờ kể từ khi thấy cún nôn.

Để tránh bị mất nước, cung cấp cho cún 1 viên đá nhỏ để nó liếm hoặc cho nó uống khoảng 1 thìa nước soda mỗi giờ.

Khi cún ngừng nôn, cho cún ăn nhẹ bằng cháo với 1 ít thịt gà nấu nhừ lên. Ngoài ra, bắt đầu cho cún uống nước lại từ từ mỗi ít một.

Quan sát tiếp khoảng 2 tiếng sau khi cún ngừng nôn để xem cún có bị nôn trở lại không. Nếu cún không nôn nữa: Tiếp tục cho cún ăn cháo như vậy đến khi phân trở lại như bình thường. Nếu cún có nôn trở lại: bỏ cháo gà, cho cún ăn cháo trắng với muối và cung cấp nước sạch từ từ cho đến khi thấy cún ngừng nôn và phân trở lại bình thường.

Nếu cún vẫn tiêu chảy liên tục trong hơn 24 giờ hoặc bạn bắt đầu thấy phân có máu hay có bọc nhầy, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.



Chẩn đoán.

Nếu cún nhà bạn thường xuyên bị tiêu chảy hay mức độ tiêu chảy là rất nghiêm trọng, bạn nên đưa cún đến bác sỹ thú y để tìm nguyên nhân tại sao. Các bác sỹ thú y tùy thuộc vào tình hình mà sẽ có hướng chẩn đoán nghi ngờ như có thể cún bị ngộ độc thực phẩm, ký sinh trùng đường ruột, nhiễm khuẩn, kém hấp thu, khối u, hay các vấn đề liên quan đến trao đổi chất…

Việc chẩn đoán có khi rất dễ dàng chỉ cần kiểm tra phân là biết nhưng đôi khi nó cũng rất khó khăn, thậm chí đòi hỏi dùng nhiều biện pháp chẩn đoán phức tạp như siêu âm bụng hay nội soi đại tràng…Tuy vậy, mức độ chẩn đoán đúng hay sai, nhanh hay chậm đôi khi phụ thuộc rất nhiều vào các thông tin do chủ nhân của cún cung cấp. Thông tin càng chi tiết, càng chính xác càng tốt.

Một số biện pháp giúp hạn chế và ngăn chặn cún bị tiêu chảy:

  1. Không cho phép cún nhặt, cắn, ăn rác.
  2. Không thay đổi chế độ ăn uống của cún đột ngột.
  3. Không nên cho cún gặm xương thật như đồ chơi ( nên chọn đồ chơi cho cún bằng chất liệu nhựa có pha ni lông).
  4. Không cho cún chơi với những đồ vật nhỏ, có thể cún sẽ nuốt chúng.
  5. Không nuôi cún bằng các phế phẩm, thức ăn thừa ôi thiu.
  6. Tẩy giun định kỳ cho cún.

Khi cún có dấu hiệu tiêu chảy, hãy bình tĩnh xử lý như các bước trên. Sự sáng suốt đúng lúc của bạn có thể cứu cún nhưng ngược lại, nếu bạn lúng túng, chậm chạp, thì những tác hại xảy ra với cún đôi khi là không thể lường trước được.

———————————————————————————————————————————————————-

Bài Viết 2

Chó con bị tiêu chảy và chết sau vài ngày, có thể nó bị bệnh tiêu chảy cấp.

1. Giới thiệu

Bệnh tiêu chảy cấp ở chó là một bệnh cấp tính gây nên bởi một hay nhiều nguyên nhân khác nhau và đều có chung một hậu quả là triệu chứng tiêu chảy phân lỏng ở chó, làm gia tăng số lần đi tiêu và trọng lượng phân trong một ngày so với mức bình thường.



2. Đặc điểm

Bệnh có thể do một hoặc một nhóm nguyên nhân gây nên. Mức độ nguy hiểm có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cá thể…
Bệnh có thể lây hoặc không lây tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân do ký sinh trùng và virus thường gây hại nghiêm trọng cho chó con dưới 6 tháng tuổi.

3. Nguyên nhân

  • Do virus: carré virus, parvovirus , coronavirrus , adenovirus ,…
  • Vi khuẩn E. coli, salmonella,…
  • Giun-sán: giun đãu, giun móc,… sán dây, sán hạt dưa,… Ấu trùng giun có thể truyền qua nhau thai.
  • Nấm, thức ăn, thời tiết…

Nếu có sự tham gia của virus thì vấn đề đã trở nên phức tạp. Hiện nay chưa có thuốc nào chữa được bệnh do virus gây ra, hơn nữa việc sử dụng kháng huyết thanh tỏ ra không hiệu quả đối với điều kiện nước ta. Chính vì vậy việc phòng bệnh là rất quan trọng.



4. Triệu chứng

Tiêu chảy phân loãng kèm theo các triệu chứng nôn mửa, mất nước, điện giải, có thể xuất huyết, viêm dạ dày-ruột…dẫn đến suy nhược cơ thể và có thể gây tử vong.

5. Phòng bệnh

  • Vệ sinh, chăm sóc tốt về dinh dưỡng và vận động.
  • Chú ý nguồn gốc của cún khi nhập về.
  • Bệnh giun sán: chó con 20 ngày tuổi trở lên khi xét nghiệm phân đã có thể có trứng giun sán. Do đó ở độ tuổi này có thể tẩy giun sán cho nó. Vimectin (của hãng vimecdim): 0,1ml/1kgP. Liệu trình 3 ngày (bạn nên dùng ống tiêm nhựa 1ml, loại sử dụng 1 lần). Còn các loại sán, để nó lớn lên rồi tính tiếp. Thức ăn và nước uống cho chó phải đảm bảo vệ sinh, không cho chó liếm láp lung tung.
  • Bệnh truyền nhiễm: Vaccine đa giá (caré, parvo, ho cũi, phó cúm, viêm gan, lepto…) sẽ tỏ ra có hiệu quả nếu các bạn tiêm đúng quy trình. Lần tiêm thứ nhất lúc chó đạt 8 tuần tuổi, lần tiêm thứ hai lúc chó 12 tuần tuổi và cứ cách lần tiêm thứ 2, mỗi năm tiêm một lần cho đến năm thứ 4 thì chó của bạn đã an toàn.
    Vaccine đã tiêm nhưng không phải vì thế mà bạn được chủ quan. Chó của bạn có thể không đáp ứng miễn dịch với một lý do nào đó (vaccine hỏng, tiêm sai quy trình…). Do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt, vệ sinh, vận động, tắm chải thường xuyên sẽ cải thiện sức đề kháng của con vật.



6. Điều trị

  • Tiêu chảy do thức ăn, nấm mốc, thời tiết… thường không nghiêm trọng đến tính mạng.
  • Tiêu chảy do ký sinh trùng, tùy vào tình trạng sức khỏe của cún mà điều trị triệu chứng, kết hợp tẩy ký sinh trùng.
  • Tiêu chảy do vi khuẩn và virus thường rất nghiêm trọng.

Cần chú ý:
Nên ngừng cho ăn và ống trong thời gian con vật chưa có dấu hiệu hồi phục. Sau đó cho ăn nhẹ (nếu con vật có thể ăn được), nên cho ăn nhữn thức ăn dễ tiêu như tinh bột, thịt gà… liên tục đến 7-14 ngày sau đó là tốt nhất để giảm bớt tối đa có thể những rủi ro.

Điều trị ban đầu thông thường là truyền dịch, giúp bù đắp, cân bằng lại nước và chất điện gải, đồng thời bổ sung năng lượng.

Ngoài việc truyền dịch, việc chống buồn nôn, chống tiêu chảy, cầm máu và chích thuốc kháng sinh là điều cấp thiết.

Việc tiêm kháng huyết thanh chỉ có ý nghĩa khi bệnh đang khởi phát.- Chống shock do mất máu cũng là điều rất đáng quan tâm.

Sự chăm sóc đúng cách sẽ đưa lại tiên lượng tốt hơn, nhưng nếu chăm sóc không hợp lý, chó sẽ chết rất nhanh (môi trường dưỡng bệnh không tốt, tắm khi con vật đang ốm, cho ăn uống không theo chỉ định,… ).

Sự thành công trong điều trị bệnh này phần lớn là do sức sống, sức chống chọi với bệnh tật của con vật. Tuy nhiên phần còn lại là do Bác sỹ thú y.

Bác sỹ thú y sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp con vật bệnh. Nếu không làm đúng một số nguyên tắc thì đôi khi sẽ làm cho con vật chết nhanh hơn.



  • Tiêm các loại kháng sinh dễ gây độc cho con vật trong khi tình trạng mất nước của chúng đang rất trầm trọng. (Nhóm sulfamid, nhóm kháng sinh aminozid (Streptomycin, Gentamycin, Neomycin, Kanamycin..), nhóm cephalosporin: thế hệ 1 (cephalexin, cefalothin, cephazolin, cephadroxil), nhóm polimycin: Colimicin (colistin)…)
  • Sử dụng thuốc trợ tim không đúng chỉ định sẽ làm con vật nhanh chết hơn.
  • Truyền dịch không đủ sẽ không đem lại hiệu quả, truyền không đúng cách sẽ khiến con vật nhanh kiệt sức…
  • Lạm dụng các loại thuốc cầm máu và thuốc giảm co thắt tiết dịch.
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,762
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới