Bệnh giun ở diều chim bồ câu

Yêu Chim

Sen cấp 3
Bài viết
198
Thích
68
Điểm
28
Best Tư vấn
0
Xu
0
Chủ Top
#1
Bệnh giun ở diều chim bồ câu.



1. Nguyên nhân


Tác nhân gây bệnh Epomidiostomum uncinatum (Lundhal, 1841).

Vật chủ: Bồ câu, vịt, ngỗng

Đặc điểm sinh học

– Vị trí ký sinh: niêm mạc của diều.

– Hình thái: Giun đực: 6,5-7,3mm x 150 micromet. Gai giao hợp dài 120-190 micromet. Giun cái 2,0-11,5mm x 230-240 micromet. Đuôi dài 140-170 micromet. Trứng: 74-90×45-50 micromet.

– Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp không có vật chủ trung gian. Trứng ra ngoài tự nhiên phát triển thành ấu trùng giai đoạn III sau khi nở 4 ngày, có thể cảm nhiễm cho bồ câu.

Tác hại: Giun ký sinh gây ra tổn thương ở diều của chim, có thể gây viêm diều do nhiễm khuẩn thứ phát.

2. Điều trị


Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng: trộn thuốc với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.

3. Phòng bệnh


Quy trình phòng bệnh giống như phòng bệnh giun đũa.
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,772
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới