Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay là bệnh Carre Parvo

Yêu Mèo

Sen cấp 4
Bài viết
788
Thích
294
Điểm
73
Best Tư vấn
0
Xu
870
Chủ Top
#1
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh Carre, Parvo.

Bạch cầu – tế bào miễn dịch (bạch cầu là gì) trong cơ thể mèo có nhiệm vụ chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài như sinh vật, hóa chất và tạo thành kháng thể để bảo vệ cơ thể.

i. Bệnh suy giảm bạch cầu hay carre parvo ở mèo.​



1/ Các tên gọi khác:

  • Bệnh giảm bạch cầu ở mèo.
  • Bệnh carre mèo.
  • Bệnh viêm ruột parvo ở mèo.
  • Bệnh viêm ruột truyền nhiễm.
  • Bệnh sốt ho ở mèo.
  • Bệnh dịch hạch ở mèo.
  • Bệnh[ giảm bạch cầu ở mèo / carre mèo / parvo mèo] sau đây được gọi là bệnh giảm bạch cầu.
2/ Bệnh giảm bạch cầu mèo là gì?


Là bệnh truyền nhiễm do virus FPV xâm nhập cơ thể và tấn công các tế bào máu dẫn đến thiếu máu, suy giảm bạch cầu và gây thêm các bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn khác. Chỉ mèo có thể nhiễm virus FPV nhưng virus này được cho là vô cùng nguy hiểm bởi các lý do:

  • Có sức đề kháng cao với chất sát trùng, chịu được độ nóng tới 56°C trong 30 phút, có thể tồn tại rất lâu ngoài môi trường.
  • Virus sống trong nhân tế bào, sinh sản nhanh và hủy hoại cơ thể mèo.
  • Chỉ trong 24h xâm nhập, virus bắt đầu hủy hoại cơ thể và sinh sản.
3/ Khả năng lây lan nhanh và khó chạy chữa.



  1. Tỉ lệ tử vong ở mèo bị nhiễm rất cao, đặc biệt đối với mèo con.
  2. Khả năng mèo lây lan virus FPV.
  3. Nhiễm trùng truyền trực tiếp khi mèo tiếp xúc với nhau.
  4. Thông qua chất thải bị nhiễm khuẩn.
  5. Nhiễm từ môi trường, không khí.
  6. MÈO CON dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là mèo con từ 1 tháng đến 3 tháng tuổi.
ii. Nhận biết bệnh và chữa bệnh giảm bạch cầu hay carre parvo cho mèo.

1/ Triệu chứng mèo mắc bệnh giảm bạch cầu:

  1. Nôn – Nôn mửa.
  2. Bọt mép – sùi bọt mép, ướt quanh môi.
  3. Sốt – Nhiệt độ cơ thể thay đổi bất thường, tăng thân nhiệt khi mới nhiễm bệnh nhưng giảm thân nhiệt trong giai đoạn sau.
  4. Bỏ ăn – Không thể ăn uống tuy đang rất đói hoặc khát, biểu hiện dễ nhận thấy là mèo thường ngồi gù lưng trước bát ăn uống nhưng không thể ăn / uống.
  5. Tiêu chảy – Bị tiêu chảy và có thể có lẫn máu.
  6. Mất tiếng – kêu không thành tiếng, tiếng kêu khàn hoặc không thể kêu.
  7. Dáng đi – Đi không vững, [ run rẩy ], [ lờ đờ ].

Chú ý:

  • Các dấu hiệu/ triệu chứng có thể không rõ ràng, triệu chứng thể hiện khác nhau ở mỗi mèo nhiễm bệnh. Mèo có thể bị chết mà không có cảnh báo rõ ràng.
  • Khi mèo mang thai nhiễm virus, mèo con có thể bị ảnh hưởng chết hàng loạt khi sinh ra, hoặc mang dị tật ngay từ khi sinh ra.
2/ Chữa bệnh bởi bác sĩ thú y.


Xét nghiệm mèo nhiễm bệnh thông qua máu và phân.

Chưa có cách chữa hoàn toàn thành công cho bệnh giảm bạch cầu nhưng nếu bệnh được phát hiện kịp thời, các triệu trứng có thể được điều trị với mục đích nâng cao sức đề kháng cho mèo nhiễm bệnh.

3/ Tự xử lý môi trường có mèo nhiễm bệnh.



Loại bỏ phân và sử dụng thuốc khử trùng thú y phù hợp để làm sạch môi trường.

Làm sạch mọi vật dụng mèo có tiếp xúc như khay, chậu cát và bát ăn uống, ổ nằm hay đồ chơi (ngâm các vật dụng trong dung dịch thuốc tẩy pha loãng 1 phần thuốc tẩy – 32 phần nước trong 1 ngày).

Ngăn mọi tiếp xúc giữa mèo bị bệnh và mèo khác.

Tiêm bổ trợ bởi bác sĩ thú y: vitamin B12.

4/ Mèo khỏi bệnh giảm bạch cầu.


Mèo sống sót lâu hơn 5 ngày sau khi phát hiện các triệu trứng có thể sẽ phục hồi hoàn toàn sau vài tuần. Trong thời gian 6 tuần (1 tháng rưỡi) sau khi phục hồi, mèo vẫn có thể lây nhiễm bệnh và virus ra môi trường hoặc cho mèo khác.

5/ Ngăn ngừa bệnh giảm bạch cầu và virus FPV.


Cách ly mèo mới trong vòng 10 – 15 ngày.

Tiêm vắc xin phòng 3 bệnh.
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,744
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới