Bệnh CRD là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycoplasma gây nên.
Bệnh CRD gây viêm đường hô hấp từ xoang mũi, thanh quản, lây nhiễm qua đường hô hấp là chính, cũng có thể lây qua trứng khi vỏ trứng bị nhiễm mầm bệnh, lúc cút con nở ra hít phải mầm bệnh sẽ bị lây bệnh.
Triệu chứng:
Chim cút khó thở, sức ăn giảm hẳn, chảy nước mũi kêu quéc quéc, tỷ lệ đẻ giảm. Bệnh nặng, cút bỏ ăn và chết. Bệnh dễ nhầm với bệnh cảm cúm ở cút, nếu cho uống nước gừng, sả càng làm cho đàn cút bị lây lan nhiều và thiệt hại càng lớn.
Bị bệnh CRD cút sẽ bị nhiễm E.coli kế phát làm cho tình trạng sức khỏe của cút càng suy sụp hơn.
Bệnh tích
Nếu mổ dọc đường hô hấp từ xoang mũi vào tới phổi thấy có dịch nhầy rất nhiều. Phổi bị phù thũng nếu bệnh nặng, thành túi hơi dày lên và có kén trắng,…
Biện pháp phòng trị
– Phòng bệnh:
Giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, nhất là đối với đàn cút con trong giai đoạn 2-6 tuần tuổi và đàn cút đang đẻ trứng.
Thường bệnh xảy ra vào mùa mưa nhiều hơn, nên cần che chắn kỹ không để gió lùa và mưa tạt vào chuồng.
Vào thời điểm trời mưa nhiều, thay đổi nhiệt độ lớn, độ ẩm không khí cao cần dùng kháng sinh pha nước cho cút uống liên tục trong nhiều tuần. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh sau: Suanovil 50 pha 0,5g/lít nước uống, Tylan 50 pha 5ml/lít nước uống, Norfloxillin pha 2ml/lít nước uống.
– Điều trị:
Vẫn sử dụng các loại kháng sinh trên nhưng liều lượng tăng gấp đôi, dùng liên tục từ 5-7 ngày khi đàn cút đã có biểu hiện bệnh CRD. Cần tách riêng những con bị bệnh để điều trị.
Bệnh CRD gây viêm đường hô hấp từ xoang mũi, thanh quản, lây nhiễm qua đường hô hấp là chính, cũng có thể lây qua trứng khi vỏ trứng bị nhiễm mầm bệnh, lúc cút con nở ra hít phải mầm bệnh sẽ bị lây bệnh.
Triệu chứng:
Chim cút khó thở, sức ăn giảm hẳn, chảy nước mũi kêu quéc quéc, tỷ lệ đẻ giảm. Bệnh nặng, cút bỏ ăn và chết. Bệnh dễ nhầm với bệnh cảm cúm ở cút, nếu cho uống nước gừng, sả càng làm cho đàn cút bị lây lan nhiều và thiệt hại càng lớn.
Bị bệnh CRD cút sẽ bị nhiễm E.coli kế phát làm cho tình trạng sức khỏe của cút càng suy sụp hơn.
Bệnh tích
Nếu mổ dọc đường hô hấp từ xoang mũi vào tới phổi thấy có dịch nhầy rất nhiều. Phổi bị phù thũng nếu bệnh nặng, thành túi hơi dày lên và có kén trắng,…
Biện pháp phòng trị
– Phòng bệnh:
Giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, nhất là đối với đàn cút con trong giai đoạn 2-6 tuần tuổi và đàn cút đang đẻ trứng.
Thường bệnh xảy ra vào mùa mưa nhiều hơn, nên cần che chắn kỹ không để gió lùa và mưa tạt vào chuồng.
Vào thời điểm trời mưa nhiều, thay đổi nhiệt độ lớn, độ ẩm không khí cao cần dùng kháng sinh pha nước cho cút uống liên tục trong nhiều tuần. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh sau: Suanovil 50 pha 0,5g/lít nước uống, Tylan 50 pha 5ml/lít nước uống, Norfloxillin pha 2ml/lít nước uống.
– Điều trị:
Vẫn sử dụng các loại kháng sinh trên nhưng liều lượng tăng gấp đôi, dùng liên tục từ 5-7 ngày khi đàn cút đã có biểu hiện bệnh CRD. Cần tách riêng những con bị bệnh để điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh rận mạt ở chào mào
- 0
- 1,150
- Bệnh tự ăn lông ở chim cút
- 0
- 1,735