Sóc Bật mí thời điểm huấn luyện Sóc cảnh cực hiệu quả

Yêu Pet

Sen cấp 4
Bài viết
611
Thích
103
Điểm
38
Best Tư vấn
0
Xu
545
Chủ Top
#1
Tìm hiểu Sóc Cảnh: Bật mí thời điểm huấn luyện Sóc cảnh cực hiệu quả
Mặc dù Sóc không nghe lời như Chó, chúng không thể lấy báo giúp bạn, nhưng sau khi trải qua huấn luyện đơn giản, Sóc có thể trở thành người thân của bạn và sẽ sẵn sàng chơi với chủ. Sóc là một loài động vật khá nhút nhát và nhạy cảm, vì vậy khi huấn luyện Sóc, mới bắt đầu nên tránh khiến chúng bị sợ hãi để đặt nền móng cho việc huấn luyện. Trước khi thuần hóa, cần phải đảm bảo Sóc đã ở nhà hơn 10 ngày. Chúng đã quen thuộc với môi trường và có thể yên tâm khi ở trong môi trường này. Hãy cùng tìm hiểu với Bác sĩ thú y nhé.


Các nội dung chính
  1. Thời gian huấn luyện
  2. Phương pháp huấn luyện
  3. Một số lưu ý khi cho Sóc ăn
  4. Một chút mẹo nhỏ huấn luyện Sóc
Thời gian huấn luyện

Sóc từ 1 – 2 tháng tuổi


Sóc dễ thuần hóa nhất trong thời điểm này. Khi bạn cho chúng ăn, hãy đặt Sóc lên tay để chúng có thể làm quen với bạn. Sau đó, nên thường xuyên đặt Sóc trong tay của bạn, vuốt ve chúng nhiều hơn để chúng quen với việc bị túm lên. Bởi vì lúc này Sóc còn nhỏ nên sẽ không kháng cự, rất dễ hình thành thói quen.

Sóc 1,5 tháng tuổi


Vào thời điểm này, những chú Sóc về cơ bản đã bắt đầu có thể tự di chuyển, rất tò mò với thế giới xung quanh. Hãy nhớ rằng, ngay khi Sóc rơi xuống từ người bạn, hãy bắt lấy chúng và đặt lại trên người bạn. Theo cách này, chúng sẽ không chạy xung quanh khi chủ nuôi đưa chúng ra ngoài. Hãy nhớ để chân Sóc đứng vững khi bạn ôm chúng, nếu không chúng sẽ sợ hãi, nhớ vuốt ve và xoa dịu chúng.

Sóc 2 – 4 tháng tuổi


Lúc này, Sóc đã có đặc tính riêng, đặc biệt là Sóc 4 tháng tuổi. Nếu tự bạn nuôi riêng thì còn có thể, còn với trường hợp mua Sóc từ bên ngoài, về cơ bản đều đã 3 tháng tuổi hoặc lớn hơn, rất khó huấn luyện.

Phương pháp huấn luyện


Khi Sóc đói là thời điểm tốt để huấn luyện. Bạn có thể đưa quả óc chó và hạt dẻ yêu thích của Sóc qua lồng và dùng tay bạn để cho chúng ăn. Sau vài ngày, hơi hé cửa, đưa thức ăn trong tay vào lồng. Lúc đầu, Sóc có thể cảm thấy sợ hãi, nhưng sau 10 ngày huấn luyện lặp đi lặp lại, về cơ bản Sóc đã có thể thích nghi.

Khi Sóc không còn cảm thấy sợ hãi và bắt đầu làm quen với chủ, hãy đặt thức ăn gần cửa lồng và dụ Sóc ra ngoài ăn. Lúc đầu, Sóc có thể chạy ra lấy thức ăn và ngay lập tức chui trở lại chuồng. Nhưng sau một thời gian, chúng sẽ hiểu rằng “nơi này an toàn”. Hãy nhớ, cửa lồng phải luôn mở trong lúc này để ngăn Sóc hoảng loạn chạy đi nơi khác.

Sóc là một “cậu nhóc” rất hiền lành, chúng ta cũng phải đối xử với chúng một cách nhẹ nhàng để chúng không dùng răng làm đau bạn. Khi chúng dùng răng của chà nhẹ ngón tay của bạn và chơi với bạn, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đó là cách chúng bày tỏ sự thân thiện với bạn. Sau đó, khi Sóc đói, chúng sẽ chủ động tìm bạn đòi thức ăn, thường thì chúng sẽ nhảy lên vai hoặc cánh tay của chủ để chơi đùa!

Một số lưu ý khi cho Sóc ăn

  • Xin đừng nhìn những chú sóc quá dễ thương, cho quá nhiều hạt hướng dương hoặc thức ăn nhiều calo, sóc rất dễ tăng cân, dinh dưỡng không cân bằng. Những con sóc quá béo dễ bị say nắng vào mùa hè, lớp mỡ dưới da quá dày sẽ dễ dàng rụng lông. Hạt hướng dương có thể được sử dụng làm thức ăn thưởng cho việc huấn luyện Sóc.
  • Xin đừng cho rằng loài sóc không cần uống nước! Nước nhất định phải được cung cấp, hơn nữa nước uống cứ 2 – 3 ngày nên thay nước uống 1 lần.
  • Không cho ăn quá nhiều trái cây và rau cùng một lúc, điều này có thể gây tử vong do tiêu chảy. Hầu hết các loại trái cây và rau quả có chứa thuốc trừ sâu, vui lòng rửa chúng bằng nước và để ráo rồi sau đó cho chúng ăn.
  • Phần ăn nhẹ được kết hợp với thức ăn chính, bữa ăn nhẹ được tăng lên, thức ăn chính nên được giảm, đừng cho chúng quá nhiều đồ ăn vặt, Sóc phát phì sẽ rất dễ sinh bệnh.
  • Hãy bảo quản thức ăn và đồ ăn nhẹ trong hộp kín, đặt trong tủ lạnh, hãy loại bỏ những thức ăn đã xuất hiện kiến hoặc sâu bọ.
  • Giun bánh mì là món khoái khẩu của Sóc, nhưng hàm lượng protein quá cao, mỗi lần chỉ cho ăn mấy con là được, đừng cho ăn quá nhiều.
  • Hạt ngũ cốc tạp của chim là thức ăn tốt nhất cho sóc, mua một số loại rồi trộn vào với nhau là được. Ví dụ như ngô giập, kiều mạch, yến mạch, đậu phộng sống, hạt láng, hạt thóc, lúa mì, bo bo, hạt dưa, có thể làm tăng lượng lúa mạch, kiều mạch và hạt láng.

Trái cây và rau quả cần thận trọng, trái cây và rau quả có hàm lượng nước khá lớn nên cố gắng hết sức tránh đừng cho ăn! Lá caisrt thảo có thể được để héo trong một hoặc hai ngày, đợi khi lượng nước trong lá bay hơi gần hết thì mới cho ăn thì có thể bổ dung vitamin cho sóc rồi. Loài sóc rất thích ăn rau diếp.

Một chút mẹo nhỏ huấn luyện Sóc


Sóc là động vật Gặm nhấm và chúng rất thích mài răng, hơn nữa thức ăn của chúng là các loại hạt cứng nên bộ răng của loài gặm nhấm phát triển và vô cùng sắc bén, rất dễ vô tình bị cắn bị thương chủ nuôi.

Nếu bạn bị sóc cắn (tin rằng chủ nuôi có thể phân biệt được sự khác biệt đâu là cắn thật và đâu là chơi đùa) cho dù có chảy máu hay không, trước tiên hãy rửa vết thương bằng nước xà phòng trong 15 – 20 phút; nếu vết thương chảy máu, thì nên rửa sạch (và cố gắng nặn sạch máu khỏi vết thương), hãy đến bệnh viện ngay lập tức để gặp bác sĩ, bởi vì bạn cần tiêm vắc-xin phòng bệnh dịch hạch trong vòng 24 giờ.

Hy vọng mọi người có thể có được một chú Sóc nhỏ ngoan ngoãn bám người!

Nguồn Bacsithuy​
-
Cộng đồng Yêu Thú cưng Việt Nam!
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,686
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới