Là chủ sở hữu chó, bạn cần biết những vấn đề về sức khỏe phổ biến nhất ở chó để có thể giúp bạn tránh được bệnh tật cho chó cưng của mình. Hôm nay, YeuPet sẽ nói về 9 căn bệnh thường gặp nhất ở cún.
Chó có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe
1. Các vấn đề về da
Các bệnh về da ở chó có lẽ là vấn đề sức khỏe phổ biến nhất mà cún của bạn có thể mắc phải. Theo thống kê, có đến hơn 160 loại bệnh về rối loạn da khác nhau mà chó có thể mắc phải. Các dấu hiệu về việc cún của bạn mắc phải bệnh về da gồm gãi, nhai và liếm da, da có thể bị viêm, đỏ, bong, có vảy.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các bệnh về da, nhưng theo thống kê thì nguyên nhân phổ biến nhất đến từ dị ứng và ký sinh trùng.
Tắm cho chó để phòng tránh bệnh về da
Cách phòng tránh bệnh về da
Cách đơn giản nhất là bạn sử dụng các loại dầu tắm, sữa tắm cho cún để giúp cho cún phòng tránh được các bệnh về da ngay từ đầu bởi ký sinh trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh về da ở cún. Wikipet có bài viết hướng dẫn chi tiết cách tắm cho chó tại đây để bạn tham khảo:
Hướng dẫn cách tắm cho cún
Hướng dẫn điều trị
Nếu cún của bạn đã bị bệnh về da, các bạn có thể sử dụng các loại kem bôi, thuốc mỡ để bôi trị viêm da cho cún. Nếu mức độ nghiêm trọng hơn, bạn cần đưa cún đến cơ sở thú ý để được các bác sĩ thú y điều trị đúng cách.
Làm sạch tai cho cún bằng vải mềm sạch
2. Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai là bệnh thường gặp thứ 2 ở chó. Dấu hiệu điển hình là cún cào tai và lắc đầu liên tục, nhiễm trùng tai gây ngứa và đau cho cún.
Cách phòng tránh nhiễm trùng tai cho cún
Kiểm tra tai cún thường xuyên khi chơi đùa với cún để phát hiện sớm. Thực hiện lau sạch tai cho cún, chúng tôi đã có hướng dẫn về cách làm sạch tai, bạn có thể xem ở đây
Hướng dẫn điều trị
Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng tai không phải là một vấn đề lớn. Bạn có thể sử dụng một khăn mềm hoặc gạc sạch và mua một lọ dung dịch làm sạch tai để vệ sinh tai cho cún. Không sử dụng các loại khăn dễ vụn khi dính ẩm có thể rơi vào tai cún, bạn cũng không được sử dụng rượu để sát trùng vì có thể gây kích ứng da.
3. Các bệnh do ký sinh trùng bên trong
Ký sinh trùng bên trong cơ thể cún là vấn đề sức khỏe phổ biến, cũng như đối với con người. Các ký sinh trùng có thể là giun móc, giun tròn… Các triệu trứng phổ biến do ký sinh trùng bên trong gây ra là ho, tiêu chảy, nôn mửa, sụt cân, có giun trong phân.
Cách phòng tránh
Giữ vệ sinh khu vực sống của cún là điều cần thiết đầu tiên. Làm sạch nhà cửa để loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh.
Hướng dẫn điều trị
Sử dụng thuốc tẩy giun để loại bỏ giun. Có nhiều loại thuốc trên thị trường để tẩy giun cho cún, nếu chưa sử dụng bao giờ, bạn có thể nhờ tư vấn từ bác sĩ thú y để điều trị cho cún.
4. Các bệnh do ký sinh trùng bên ngoài
Các bệnh do ký sinh trùng bên ngoài như bọ chét, bọ ve. Nói chung nếu cún chơi ở ngoài trời nhiều thì việc tránh bọ chét, bọ ve là không thể. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm phòng ngừa bọ chét, bọ ve cho cún.
Điều trị bọ chét, bọ ve bằng cách sử dụng sữa tắm dành cho chó có chứa thành phần kháng khuẩn.
Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý cho cún
5. Các vấn đề về rối loạn tiêu hóa
Cũng như con người, chó cũng gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Triệu chứng điển hình là tiêu chảy, táo bón, ói mửa, nôn và yếu.
Cách phòng tránh
Cách tốt nhất để phòng tránh các vấn đề về hệ tiêu hóa cho cún là bạn xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng cho cún. Sử dụng các thương hiệu thức ăn uy tín là điều cần thiết nếu bạn sử dụng thức ăn khô cho cún. Hiện tại, ở thị trường Việt Nam, các thương hiệu thức ăn cho thú cưng uy tín có thể kể đến như Royal Canin, Pedigree, SmartHeart, ANF, Ganador, Dograng, Homedog, Dog Mania
Nếu bạn tự chế biến thức ăn cho cún, không để lại thức ăn thừa là cách tốt nhất phòng tránh các bệnh về tiêu hóa cho cún.
6. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra bởi ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc nấm. Triêu trứng phổ biến đó là cún thường rên rỉ trước và sau khi đi tiểu.
Cách phòng tránh
Cách phòng tránh hiệu quả nhất là cho cún uống nước sạch đầy đủ hàng ngày. Nếu cún của bạn lười uống nước, bạn có thể sử dụng bình nước treo để cho cún ngậm, đây là dụng cụ tăng cường sự hấp dẫn đối với việc uống nước giúp cún vừa uống nước vừa được ngậm chơi. Nếu bạn có việc phải đi xa nhiều ngày, có thể sử dụng bình nước lớn kèm bát ăn để trữ được nhiều nước hơn.
Cách điều trị: nếu cún của bạn bị nhiễm trùng tiết niệu, hãy đưa cún đến cơ sở thú y để được điều trị, việc điều trị tại nhà cho căn bệnh này thường không đem lại hiệu quả.
7. Bệnh béo phì
Chủ nhân của cún thường thích một chú chó béo phì dễ thương, nhưng với cún việc béo phì kéo theo rất nhiều vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, viêm khớp, bệnh tim…
Nói chung, bạn nên giữ cho cún một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo cún không bị béo phì. Ban nên cho cún ăn đúng bữa, với lượng thức ăn theo đúng tuổi của cún, tránh việc đổ đầy thức ăn cho cún thích ăn lúc nào thì ăn.
Làm sạch răng miệng cho cún hàng ngày
8. Các bệnh về răng miệng
Các vấn đề về nha khoa mà cún có thể gặp phải như răng lỏng lẻo, răng bị gãy, viêm nướu. Các bệnh về răng miệng có thể gây đau đớn cho cún nếu không điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh các bệnh về răng miệng cho cún đó là vệ sinh răng miệng hàng ngày cho cún. Bạn có thể xem hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho cún tại đây
9. Viêm khớp
Viêm khớp thường gặp ở những chú chó già. Viêm khớp ở chó làm giảm hoạt động, tăng cân và ngại nô đùa.
Việc phòng tránh các bệnh viêm khớp ở chó già là không dễ dàng, bởi già đi, xương khớp lão hóa là việc thuận theo tự nhiên. Cách duy nhất bạn có thể làm là làm chậm quá trình lão hóa lại và tránh để chú chó già của bạn chạy nhảy từ nơi quá cao.
Sử dụng các thức ăn dành cho chó già có thể giúp làm chậm lại quá trình lão hóa xương khớp ở chó.
Chăm sóc cho một chú cún là việc không hề dễ dàng và đòi hỏi thời gian, công sức của người chủ. Tuy vậy, để phòng tránh bệnh tật cho cún bạn nên để ý đến cún nhiều nhất có thể. Bởi chúng là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta bạn nhé!
Chó có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe
1. Các vấn đề về da
Các bệnh về da ở chó có lẽ là vấn đề sức khỏe phổ biến nhất mà cún của bạn có thể mắc phải. Theo thống kê, có đến hơn 160 loại bệnh về rối loạn da khác nhau mà chó có thể mắc phải. Các dấu hiệu về việc cún của bạn mắc phải bệnh về da gồm gãi, nhai và liếm da, da có thể bị viêm, đỏ, bong, có vảy.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các bệnh về da, nhưng theo thống kê thì nguyên nhân phổ biến nhất đến từ dị ứng và ký sinh trùng.
Tắm cho chó để phòng tránh bệnh về da
Cách phòng tránh bệnh về da
Cách đơn giản nhất là bạn sử dụng các loại dầu tắm, sữa tắm cho cún để giúp cho cún phòng tránh được các bệnh về da ngay từ đầu bởi ký sinh trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh về da ở cún. Wikipet có bài viết hướng dẫn chi tiết cách tắm cho chó tại đây để bạn tham khảo:
Hướng dẫn cách tắm cho cún
Hướng dẫn điều trị
Nếu cún của bạn đã bị bệnh về da, các bạn có thể sử dụng các loại kem bôi, thuốc mỡ để bôi trị viêm da cho cún. Nếu mức độ nghiêm trọng hơn, bạn cần đưa cún đến cơ sở thú ý để được các bác sĩ thú y điều trị đúng cách.
Làm sạch tai cho cún bằng vải mềm sạch
2. Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai là bệnh thường gặp thứ 2 ở chó. Dấu hiệu điển hình là cún cào tai và lắc đầu liên tục, nhiễm trùng tai gây ngứa và đau cho cún.
Cách phòng tránh nhiễm trùng tai cho cún
Kiểm tra tai cún thường xuyên khi chơi đùa với cún để phát hiện sớm. Thực hiện lau sạch tai cho cún, chúng tôi đã có hướng dẫn về cách làm sạch tai, bạn có thể xem ở đây
Hướng dẫn điều trị
Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng tai không phải là một vấn đề lớn. Bạn có thể sử dụng một khăn mềm hoặc gạc sạch và mua một lọ dung dịch làm sạch tai để vệ sinh tai cho cún. Không sử dụng các loại khăn dễ vụn khi dính ẩm có thể rơi vào tai cún, bạn cũng không được sử dụng rượu để sát trùng vì có thể gây kích ứng da.
3. Các bệnh do ký sinh trùng bên trong
Ký sinh trùng bên trong cơ thể cún là vấn đề sức khỏe phổ biến, cũng như đối với con người. Các ký sinh trùng có thể là giun móc, giun tròn… Các triệu trứng phổ biến do ký sinh trùng bên trong gây ra là ho, tiêu chảy, nôn mửa, sụt cân, có giun trong phân.
Cách phòng tránh
Giữ vệ sinh khu vực sống của cún là điều cần thiết đầu tiên. Làm sạch nhà cửa để loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh.
Hướng dẫn điều trị
Sử dụng thuốc tẩy giun để loại bỏ giun. Có nhiều loại thuốc trên thị trường để tẩy giun cho cún, nếu chưa sử dụng bao giờ, bạn có thể nhờ tư vấn từ bác sĩ thú y để điều trị cho cún.
4. Các bệnh do ký sinh trùng bên ngoài
Các bệnh do ký sinh trùng bên ngoài như bọ chét, bọ ve. Nói chung nếu cún chơi ở ngoài trời nhiều thì việc tránh bọ chét, bọ ve là không thể. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm phòng ngừa bọ chét, bọ ve cho cún.
Điều trị bọ chét, bọ ve bằng cách sử dụng sữa tắm dành cho chó có chứa thành phần kháng khuẩn.
Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý cho cún
5. Các vấn đề về rối loạn tiêu hóa
Cũng như con người, chó cũng gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Triệu chứng điển hình là tiêu chảy, táo bón, ói mửa, nôn và yếu.
Cách phòng tránh
Cách tốt nhất để phòng tránh các vấn đề về hệ tiêu hóa cho cún là bạn xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng cho cún. Sử dụng các thương hiệu thức ăn uy tín là điều cần thiết nếu bạn sử dụng thức ăn khô cho cún. Hiện tại, ở thị trường Việt Nam, các thương hiệu thức ăn cho thú cưng uy tín có thể kể đến như Royal Canin, Pedigree, SmartHeart, ANF, Ganador, Dograng, Homedog, Dog Mania
Nếu bạn tự chế biến thức ăn cho cún, không để lại thức ăn thừa là cách tốt nhất phòng tránh các bệnh về tiêu hóa cho cún.
6. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra bởi ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc nấm. Triêu trứng phổ biến đó là cún thường rên rỉ trước và sau khi đi tiểu.
Cách phòng tránh
Cách phòng tránh hiệu quả nhất là cho cún uống nước sạch đầy đủ hàng ngày. Nếu cún của bạn lười uống nước, bạn có thể sử dụng bình nước treo để cho cún ngậm, đây là dụng cụ tăng cường sự hấp dẫn đối với việc uống nước giúp cún vừa uống nước vừa được ngậm chơi. Nếu bạn có việc phải đi xa nhiều ngày, có thể sử dụng bình nước lớn kèm bát ăn để trữ được nhiều nước hơn.
Cách điều trị: nếu cún của bạn bị nhiễm trùng tiết niệu, hãy đưa cún đến cơ sở thú y để được điều trị, việc điều trị tại nhà cho căn bệnh này thường không đem lại hiệu quả.
7. Bệnh béo phì
Chủ nhân của cún thường thích một chú chó béo phì dễ thương, nhưng với cún việc béo phì kéo theo rất nhiều vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, viêm khớp, bệnh tim…
Nói chung, bạn nên giữ cho cún một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo cún không bị béo phì. Ban nên cho cún ăn đúng bữa, với lượng thức ăn theo đúng tuổi của cún, tránh việc đổ đầy thức ăn cho cún thích ăn lúc nào thì ăn.
Làm sạch răng miệng cho cún hàng ngày
8. Các bệnh về răng miệng
Các vấn đề về nha khoa mà cún có thể gặp phải như răng lỏng lẻo, răng bị gãy, viêm nướu. Các bệnh về răng miệng có thể gây đau đớn cho cún nếu không điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh các bệnh về răng miệng cho cún đó là vệ sinh răng miệng hàng ngày cho cún. Bạn có thể xem hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho cún tại đây
9. Viêm khớp
Viêm khớp thường gặp ở những chú chó già. Viêm khớp ở chó làm giảm hoạt động, tăng cân và ngại nô đùa.
Việc phòng tránh các bệnh viêm khớp ở chó già là không dễ dàng, bởi già đi, xương khớp lão hóa là việc thuận theo tự nhiên. Cách duy nhất bạn có thể làm là làm chậm quá trình lão hóa lại và tránh để chú chó già của bạn chạy nhảy từ nơi quá cao.
Sử dụng các thức ăn dành cho chó già có thể giúp làm chậm lại quá trình lão hóa xương khớp ở chó.
Chăm sóc cho một chú cún là việc không hề dễ dàng và đòi hỏi thời gian, công sức của người chủ. Tuy vậy, để phòng tránh bệnh tật cho cún bạn nên để ý đến cún nhiều nhất có thể. Bởi chúng là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta bạn nhé!
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: