Chủ Top
Cách thuần chào mào bổi
Chào mào ăn gì để hót hay? Chế độ dinh dưỡng cho chào mào ra sao? Đây chính là câu hỏi mà mình được nhiều anh em hỏi nhất. Chúng ta sẽ bắt đầu những bước đầu tiên luôn đó là thuần chào mào bổi nhé. Chỉ khi nào các bạn thuần được chào mào thì lúc này anh em mới thấy hết được cái hay của việc chơi chim đấy nhé.
Đầu tiên khi có một em chào mào trong tay thì anh em sẽ cần 2 3 tháng để tập cho chào mào ăn và làm quen với việc nhốt chim vào lồng. Trong giai đoạn này các bạn cần phải thật kiên nhẫn nếu không muốn chim bị hỏng. Thật sự mà nói thì đối với mình đây chính là giai đoạn khó khăn nhất trong các giai đoạn nuôi chim.
Các bạn sẽ cần phải trùm kín áo lồng cho chim và chỉ hé một khe nhỏ cho nó. Cùng với đó chính là việc hạn chế tối đa với việc tiếp xúc với em nó, hạn chế di chuyển… Nhìn chung là phải để em nó một chỗ và tự em nó thích nghi với môi trường bị nhốt trong lồng. Dần dần chúng ta sẽ hé áo lồng ra để chim quen dần với môi trường mới. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng. Sau khi chim dạn thì bạn đã thành công trong việc thuần chào mào bổi rồi đấy.
Sau khi đã hết 3 tháng tập làm quen với việc bị nhốt trong lồng thì sẽ đến giai đoạn chim làm quen với môi trường mới. Giai đoạn này bạn sẽ tiếp xúc nhiều hơn, cho nó tắm nhiều hơn và treo nó nhiều chỗ để nó quen với môi trường xung quanh. Khi ấy bạn cần cho chào mào ăn ít và cho nó ăn hết thì mới cho thêm thức ăn vào. Như thế nó sẽ biết ai là chủ và mỗi lần bạn đến gần là cho nó ăn. Nó sẽ không sợ bạn nữa và bạn có thể thuần phục được nó rồi.
Chế độ dinh dưỡng cho chào mào
Chế độ dinh dưỡng cho chào mào là điều rất quan trọng để chim có thể căng lửa và chơi hay. Chính vì thế anh em cần thật chú ý đến nguồn thức ăn cho chào mào nhé. Khi nào cần cho chào mào ăn cám, ăn đồ tươi… sẽ khá là quan trong khi nuôi chào mào đó.
Thức ăn cho chào mào có 2 loại là cám và thức ăn tươi. Thức ăn tươi thì có trái cây và đồ tanh còn về cám thì cũng có 2 loại cám chào mào hạ lửa và cám giúp chào mào căng lửa. Các bạn có thể dễ dàng ra các cửa hàng cám để mua chúng.
Cám cho chào mào căng lửa
Cám chào mào thường là cám chào mào bạn dùng khi muốn hạ lửa cho chim, giúp chim thay lông nhanh. Cái này mình sẽ đề cập vào bài viết sau nhé, đang muốn chim căng lửa thì không cần quan tâm em nó đâu. Cám chào mào giúp chim căng lửa là cám mà bạn có thể ra ngoài các cửa hàng uy tín để mua. Hiện nay mình thấy có cám hiển bảo khánh rất tốt và có thương hiệu anh em có thể tham khảo thêm nhé. Tuy nhiên nếu có thể thì tốt nhất các bạn hãy tự làm ở nhà. Như thế bạn sẽ biết được thành phần dinh dưỡng trong cám và điều chỉnh được dễ dàng hơn rất nhiều. Công thức cám chào mào cho anh em nào chưa biết làm cám nha. Đây là công thức mà mình đang sử dụng cho những chú chim nhà mình, thấy khá hiệu quả, chim chơi hay và mình rất hài lòng:
Cách làm cám các bạn trộn lẫn tất cả nguyên liệu trên rồi để cho ngấm. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Chú ý là cần cho cám vừa khô để cám đủ chất dinh dưỡng và bảo quản lâu hơn. Nếu có máy đùn cám thì anh em sử dụng nhé.
Cho chào mào ăn trái cây
Chào mào là loài chim ăn trái cây, thế cho nên ngoài cám thì việc bổ xung trái cây cho chào mào là điều vô cùng thiết yếu. Những trái cây mà chào mào thích thường là chuối, đu đủ chín, táo, dâu tây, xoài, cà chua…
Chuối là quả chứa các loại vitamin A,B,C… giúp chào mào tiêu hóa tốt và diệt khuẩn đường ruột.
Đu đủ là quả bổ xung sắc tố đỏ giúp cho chim thay lông nhanh. Đồng thời giúp cho chào mào có bộ lông mượt. Đặc biệt nó rất có hiệu quả trong việc cải thiện phần tách đỏ và phần lông hậu môn của chim.
Táo chứa hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa muối dư trong cơ thể chim. Giúp chim căng lửa nhanh và hiệu quả. Ngoài ra nó còn giúp đào thải các chất độc hại trong cơ thể của chào mào, trị tiêu chảy cho chào mào khá hiệu quả.
Cam là quả có nhiều vitamin C tăng cường miễn dịch và trị ho cho chào mào rất tốt. Ngoài ra nó còn giúp chào mào thay lông nhanh khá hiệu quả.
Một số quả chim ưa thích nhưng không được cho ăn nhiều
Củ khoai ráy khi cho chim ăn thì chúng sẽ ngứa họng và hót suốt ngày. Củ này dùng để trị những em chào mào lười hót, không hót. Cho chúng ăn khoảng 1 tháng thì chúng sẽ hót không thôi. Tuy nhiên không cho chúng ăn củ khoai ráy này nhiều quá nhé.
Cà chua đây là quả giúp thanh nhiệt, giải độc,bổ sung vitamin A, B, C cho chim và giúp chim thay lông nhanh. Cà chua thích hợp cho chim ăn vào lúc đang thay lông, ngày nắng nóng. Tuy nhiên cho chim ăn nhiều sẽ khiến chim không căng lửa và đi phân loãng.
Ớt một loại quả chứa rất nhiều vitamin C và A. Ớt thường được anh em cho vào công thức làm cám chào mào giúp chúng căng lửa rất hiệu quả. Ngoài ra nó sẽ kích thích chim siêng hót hơn bình thường. Ớt còn giúp cho bông lông của chim rất đẹp, cứng cáp và ngoài ra thì giúp cho hệ tiêu hóa của chim. Nếu chào mào bị thương anh em cũng nên bổ xung ớt vì chúng sẽ giúp chào mào giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên do quá nóng nên các bạn cho chim ăn ớt vừa phải, ăn nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của chim và khiến chim bị nóng.
Bổ xung mồi tanh cho chào mào
Mồi tanh là thành phần không thể thiếu cho chào mào. Giúp chào mào bổ xung dinh dưỡng và khoáng chất. Mồi tanh mà mình thường cho ăn đó chính là cào cào và trứng kiến. Ngoài ra thì sâu gạo cũng rất tốt cho chào mào (Lưu ý nhỏ là khi chào mào thay lông thì tuyệt đối không cho ăn sâu gạo nhé) các bạn có thể cho chim ăn thường xuyên.
Có một số anh em thường chia ra là buổi sáng cho chào mào ăn trái cây buổi chiều cho ăn mồi tanh. Theo quan điểm của mình thì không nhất thiết phải thế. Bạn cho chào mào ăn mồi tanh lúc nào cũng được, tuy nhiên điều quan trọng ở đây đó chính là mồi tanh phải đều đặn thì mới được.
Chăm sóc chào mào đúng cách, chế độ ngủ nghỉ
Để có một em chào mào như ý, hót hay chơi tốt thì việc chăm sóc chào mào đúng cách vô cùng quan trọng. Vậy làm sao để có một chế độ tắm táp ngủ nghỉ của chim hợp lý. Đó chính là vấn đề mình sẽ chia sẻ cho anh em ngay bây giờ.
Chế độ tắm táp cho chào mào
Để chào mào có thể căng lửa nhất thì việc chào mào tắm táp cũng vô cùng quan trọng. Về phần tắm nắng cho chim thì anh em nên cho chim tắm nắng ở khoảng thời gian từ 8h đến 10h. Hôm nào trời nắng gắt hoặc vào mùa hè thì chỉ nên cho chim tắm tầm 30 phút là cho chim vào chỗ mát. Tắm nước thì tốt nhất anh em cho chim tắm từ khoảng 12h đến 3h chiều bởi lúc này thời tiết nóng, nước ấm áp phù hợp với nhiệt độ cơ thể chim. Trước khi tắm nước anh em phơi chim tầm 5 phút rồi hãy tắm. Nếu nhà anh em có nước giếng thì dùng nước này tắm cho chim bởi trong nước có khá nhiều khoáng chất giúp cho bộ lông của chim.
Anh em cũng lưu ý khi tắm xong thì không nên trùm kín lồng ngay mà phải để chim khô ráo rồi mới trùm lồng nhé. Tránh trường hợp chim chưa khô trùm lồng chim sẽ bị cảm lạnh đấy.
Tập luyện, tập dợt cho chào mào
Một yếu tố khá quan trong trong việc nuôi chào mào hót hay đó chính là việc tập luyện cho chào mào. Điều này sẽ giúp cho chim luôn có một sức khỏe ổn định, một giọng hát khỏe mạnh và căng lửa.
Việc tập luyện có nhiều cách, nhiều kiểu tập dọng , tập lực cho chào mào… anh em có thể tập luyện ở nhà, đi đến các hội thi chim… Nhiều anh em mới chơi khi chim vừa căng lửa đã mang đi đến các nơi để chinh chiến học hỏi là vô cùng sai lầm. Nếu chim anh em còn non thì hãy tập dợt trước ở nhà đã nhé.
Tập dọng cho chào mào ở nhà
Đây là cách mà giúp chú chào mào của ban có thể làm quen và học cách chơi một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Anh em có thể tải những tiếng chim chào mào hót ở youtube rồi cho chim nghe. Đây là cách bạn có thể giúp chim chơi theo cách mình muốn khá hay.
Ngoài ra anh em có thể mượn hoặc kiếm một chú chim có giọng chơi hay và cho chim nhà mình học theo. Cũng đơn giản là cho chim nghe tiếng của nó thôi.
Tập lực cho chào mào
Tập lực sẽ giúp cho chào mào có một sức khỏe ổn định, một cách chơi ổn định và không sợ bất cứ đối thủ nào. Tập lực cho chào mào anh em thường sử dụng đó là bố trí cầu cóng hợp lý giúp cho chào mào có thể liên tục di chuyển. Điều này giúp chim có thể liên tục hoạt động và khỏe mạnh tránh bị ì sau một khoảng thời gian.
Cho chim cọ sát với con chào mào khác
Khi chim chào mào của anh em đã cứng, lúc này chính là lúc tiến ra biển lớn. Anh em có thể tìm đến các câu lạc bộ, hội thi chim để tập dợt cho chào mào của mình. Chú ý hãy tìm những con chim vừa phải để dợt nhé chứ nếu không gặp những con cứng cựa, dữ thì chim sẽ bị sợ đấy. Lúc đầu hãy kẹp với những chú chim cũng còn yếu như mình để dợt chim nhé. Thường thì những hội thi chim, câu lạc bộ sẽ chia ra làm 2 khu nên anh em chú ý nhé.
Anh em cũng cần hết sức chú ý không cho chào mào của mình chơi hết nước nhé. Đem chào mào từ hội chim về mà thấy chào mào ủ rũ, không ăn uống nổi là thôi xong đấy. Cách chơi ở đây nghĩa là chúng ta hãy tạo nước ức cho chim. Nếu chim của anh em chơi tầm 2 tiếng thì anh em cho nó chơi 1 tiếng rưỡi thôi. Sau đó trùm lồng và đem về nhà. Về nhà nó sẽ tiếp tục hung hăng và chơi hết nước vì về đến lãnh địa của mình rồi. Nó sẽ quát tháo những con chào mào xung quanh nhà và dọa nạt chúng… Như thế lần sau đi chơi nó sẽ tiếp tục chơi hay và chơi tốt hơn những lần trước.
Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi chim chào mào của mình. Nếu anh em thấy còn thiếu gì thì có thể comment để mình bổ xung thêm nhé. Chúc anh em có thể có được những chú chào mào khỏe mạnh, chơi hay để khoe cùng anh em.
Chào mào ăn gì để hót hay? Chế độ dinh dưỡng cho chào mào ra sao? Đây chính là câu hỏi mà mình được nhiều anh em hỏi nhất. Chúng ta sẽ bắt đầu những bước đầu tiên luôn đó là thuần chào mào bổi nhé. Chỉ khi nào các bạn thuần được chào mào thì lúc này anh em mới thấy hết được cái hay của việc chơi chim đấy nhé.
Đầu tiên khi có một em chào mào trong tay thì anh em sẽ cần 2 3 tháng để tập cho chào mào ăn và làm quen với việc nhốt chim vào lồng. Trong giai đoạn này các bạn cần phải thật kiên nhẫn nếu không muốn chim bị hỏng. Thật sự mà nói thì đối với mình đây chính là giai đoạn khó khăn nhất trong các giai đoạn nuôi chim.
Các bạn sẽ cần phải trùm kín áo lồng cho chim và chỉ hé một khe nhỏ cho nó. Cùng với đó chính là việc hạn chế tối đa với việc tiếp xúc với em nó, hạn chế di chuyển… Nhìn chung là phải để em nó một chỗ và tự em nó thích nghi với môi trường bị nhốt trong lồng. Dần dần chúng ta sẽ hé áo lồng ra để chim quen dần với môi trường mới. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng. Sau khi chim dạn thì bạn đã thành công trong việc thuần chào mào bổi rồi đấy.
Sau khi đã hết 3 tháng tập làm quen với việc bị nhốt trong lồng thì sẽ đến giai đoạn chim làm quen với môi trường mới. Giai đoạn này bạn sẽ tiếp xúc nhiều hơn, cho nó tắm nhiều hơn và treo nó nhiều chỗ để nó quen với môi trường xung quanh. Khi ấy bạn cần cho chào mào ăn ít và cho nó ăn hết thì mới cho thêm thức ăn vào. Như thế nó sẽ biết ai là chủ và mỗi lần bạn đến gần là cho nó ăn. Nó sẽ không sợ bạn nữa và bạn có thể thuần phục được nó rồi.
Chế độ dinh dưỡng cho chào mào
Chế độ dinh dưỡng cho chào mào là điều rất quan trọng để chim có thể căng lửa và chơi hay. Chính vì thế anh em cần thật chú ý đến nguồn thức ăn cho chào mào nhé. Khi nào cần cho chào mào ăn cám, ăn đồ tươi… sẽ khá là quan trong khi nuôi chào mào đó.
Thức ăn cho chào mào có 2 loại là cám và thức ăn tươi. Thức ăn tươi thì có trái cây và đồ tanh còn về cám thì cũng có 2 loại cám chào mào hạ lửa và cám giúp chào mào căng lửa. Các bạn có thể dễ dàng ra các cửa hàng cám để mua chúng.
Cám cho chào mào căng lửa
Cám chào mào thường là cám chào mào bạn dùng khi muốn hạ lửa cho chim, giúp chim thay lông nhanh. Cái này mình sẽ đề cập vào bài viết sau nhé, đang muốn chim căng lửa thì không cần quan tâm em nó đâu. Cám chào mào giúp chim căng lửa là cám mà bạn có thể ra ngoài các cửa hàng uy tín để mua. Hiện nay mình thấy có cám hiển bảo khánh rất tốt và có thương hiệu anh em có thể tham khảo thêm nhé. Tuy nhiên nếu có thể thì tốt nhất các bạn hãy tự làm ở nhà. Như thế bạn sẽ biết được thành phần dinh dưỡng trong cám và điều chỉnh được dễ dàng hơn rất nhiều. Công thức cám chào mào cho anh em nào chưa biết làm cám nha. Đây là công thức mà mình đang sử dụng cho những chú chim nhà mình, thấy khá hiệu quả, chim chơi hay và mình rất hài lòng:
- Một gói cám Ba vì 500g (mua 10k hoặc 13k tùy nơi)
- 100 Gram hạt kỳ tử + 2 trái táo tàu, ngâm nước nóng cho mềm rồi xay nhuyễn.
- 10 trái ớt cay, cắt ra rồi xay nhuyễn.
- 10 cái lòng đỏ trứng gà
- 2 Muỗng mật ong
Cách làm cám các bạn trộn lẫn tất cả nguyên liệu trên rồi để cho ngấm. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Chú ý là cần cho cám vừa khô để cám đủ chất dinh dưỡng và bảo quản lâu hơn. Nếu có máy đùn cám thì anh em sử dụng nhé.
Cho chào mào ăn trái cây
Chào mào là loài chim ăn trái cây, thế cho nên ngoài cám thì việc bổ xung trái cây cho chào mào là điều vô cùng thiết yếu. Những trái cây mà chào mào thích thường là chuối, đu đủ chín, táo, dâu tây, xoài, cà chua…
Chuối là quả chứa các loại vitamin A,B,C… giúp chào mào tiêu hóa tốt và diệt khuẩn đường ruột.
Đu đủ là quả bổ xung sắc tố đỏ giúp cho chim thay lông nhanh. Đồng thời giúp cho chào mào có bộ lông mượt. Đặc biệt nó rất có hiệu quả trong việc cải thiện phần tách đỏ và phần lông hậu môn của chim.
Táo chứa hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa muối dư trong cơ thể chim. Giúp chim căng lửa nhanh và hiệu quả. Ngoài ra nó còn giúp đào thải các chất độc hại trong cơ thể của chào mào, trị tiêu chảy cho chào mào khá hiệu quả.
Cam là quả có nhiều vitamin C tăng cường miễn dịch và trị ho cho chào mào rất tốt. Ngoài ra nó còn giúp chào mào thay lông nhanh khá hiệu quả.
Một số quả chim ưa thích nhưng không được cho ăn nhiều
Củ khoai ráy khi cho chim ăn thì chúng sẽ ngứa họng và hót suốt ngày. Củ này dùng để trị những em chào mào lười hót, không hót. Cho chúng ăn khoảng 1 tháng thì chúng sẽ hót không thôi. Tuy nhiên không cho chúng ăn củ khoai ráy này nhiều quá nhé.
Cà chua đây là quả giúp thanh nhiệt, giải độc,bổ sung vitamin A, B, C cho chim và giúp chim thay lông nhanh. Cà chua thích hợp cho chim ăn vào lúc đang thay lông, ngày nắng nóng. Tuy nhiên cho chim ăn nhiều sẽ khiến chim không căng lửa và đi phân loãng.
Ớt một loại quả chứa rất nhiều vitamin C và A. Ớt thường được anh em cho vào công thức làm cám chào mào giúp chúng căng lửa rất hiệu quả. Ngoài ra nó sẽ kích thích chim siêng hót hơn bình thường. Ớt còn giúp cho bông lông của chim rất đẹp, cứng cáp và ngoài ra thì giúp cho hệ tiêu hóa của chim. Nếu chào mào bị thương anh em cũng nên bổ xung ớt vì chúng sẽ giúp chào mào giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên do quá nóng nên các bạn cho chim ăn ớt vừa phải, ăn nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của chim và khiến chim bị nóng.
Bổ xung mồi tanh cho chào mào
Mồi tanh là thành phần không thể thiếu cho chào mào. Giúp chào mào bổ xung dinh dưỡng và khoáng chất. Mồi tanh mà mình thường cho ăn đó chính là cào cào và trứng kiến. Ngoài ra thì sâu gạo cũng rất tốt cho chào mào (Lưu ý nhỏ là khi chào mào thay lông thì tuyệt đối không cho ăn sâu gạo nhé) các bạn có thể cho chim ăn thường xuyên.
Có một số anh em thường chia ra là buổi sáng cho chào mào ăn trái cây buổi chiều cho ăn mồi tanh. Theo quan điểm của mình thì không nhất thiết phải thế. Bạn cho chào mào ăn mồi tanh lúc nào cũng được, tuy nhiên điều quan trọng ở đây đó chính là mồi tanh phải đều đặn thì mới được.
Chăm sóc chào mào đúng cách, chế độ ngủ nghỉ
Để có một em chào mào như ý, hót hay chơi tốt thì việc chăm sóc chào mào đúng cách vô cùng quan trọng. Vậy làm sao để có một chế độ tắm táp ngủ nghỉ của chim hợp lý. Đó chính là vấn đề mình sẽ chia sẻ cho anh em ngay bây giờ.
Chế độ tắm táp cho chào mào
Để chào mào có thể căng lửa nhất thì việc chào mào tắm táp cũng vô cùng quan trọng. Về phần tắm nắng cho chim thì anh em nên cho chim tắm nắng ở khoảng thời gian từ 8h đến 10h. Hôm nào trời nắng gắt hoặc vào mùa hè thì chỉ nên cho chim tắm tầm 30 phút là cho chim vào chỗ mát. Tắm nước thì tốt nhất anh em cho chim tắm từ khoảng 12h đến 3h chiều bởi lúc này thời tiết nóng, nước ấm áp phù hợp với nhiệt độ cơ thể chim. Trước khi tắm nước anh em phơi chim tầm 5 phút rồi hãy tắm. Nếu nhà anh em có nước giếng thì dùng nước này tắm cho chim bởi trong nước có khá nhiều khoáng chất giúp cho bộ lông của chim.
Anh em cũng lưu ý khi tắm xong thì không nên trùm kín lồng ngay mà phải để chim khô ráo rồi mới trùm lồng nhé. Tránh trường hợp chim chưa khô trùm lồng chim sẽ bị cảm lạnh đấy.
Tập luyện, tập dợt cho chào mào
Một yếu tố khá quan trong trong việc nuôi chào mào hót hay đó chính là việc tập luyện cho chào mào. Điều này sẽ giúp cho chim luôn có một sức khỏe ổn định, một giọng hát khỏe mạnh và căng lửa.
Việc tập luyện có nhiều cách, nhiều kiểu tập dọng , tập lực cho chào mào… anh em có thể tập luyện ở nhà, đi đến các hội thi chim… Nhiều anh em mới chơi khi chim vừa căng lửa đã mang đi đến các nơi để chinh chiến học hỏi là vô cùng sai lầm. Nếu chim anh em còn non thì hãy tập dợt trước ở nhà đã nhé.
Tập dọng cho chào mào ở nhà
Đây là cách mà giúp chú chào mào của ban có thể làm quen và học cách chơi một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Anh em có thể tải những tiếng chim chào mào hót ở youtube rồi cho chim nghe. Đây là cách bạn có thể giúp chim chơi theo cách mình muốn khá hay.
Ngoài ra anh em có thể mượn hoặc kiếm một chú chim có giọng chơi hay và cho chim nhà mình học theo. Cũng đơn giản là cho chim nghe tiếng của nó thôi.
Tập lực cho chào mào
Tập lực sẽ giúp cho chào mào có một sức khỏe ổn định, một cách chơi ổn định và không sợ bất cứ đối thủ nào. Tập lực cho chào mào anh em thường sử dụng đó là bố trí cầu cóng hợp lý giúp cho chào mào có thể liên tục di chuyển. Điều này giúp chim có thể liên tục hoạt động và khỏe mạnh tránh bị ì sau một khoảng thời gian.
Cho chim cọ sát với con chào mào khác
Khi chim chào mào của anh em đã cứng, lúc này chính là lúc tiến ra biển lớn. Anh em có thể tìm đến các câu lạc bộ, hội thi chim để tập dợt cho chào mào của mình. Chú ý hãy tìm những con chim vừa phải để dợt nhé chứ nếu không gặp những con cứng cựa, dữ thì chim sẽ bị sợ đấy. Lúc đầu hãy kẹp với những chú chim cũng còn yếu như mình để dợt chim nhé. Thường thì những hội thi chim, câu lạc bộ sẽ chia ra làm 2 khu nên anh em chú ý nhé.
Anh em cũng cần hết sức chú ý không cho chào mào của mình chơi hết nước nhé. Đem chào mào từ hội chim về mà thấy chào mào ủ rũ, không ăn uống nổi là thôi xong đấy. Cách chơi ở đây nghĩa là chúng ta hãy tạo nước ức cho chim. Nếu chim của anh em chơi tầm 2 tiếng thì anh em cho nó chơi 1 tiếng rưỡi thôi. Sau đó trùm lồng và đem về nhà. Về nhà nó sẽ tiếp tục hung hăng và chơi hết nước vì về đến lãnh địa của mình rồi. Nó sẽ quát tháo những con chào mào xung quanh nhà và dọa nạt chúng… Như thế lần sau đi chơi nó sẽ tiếp tục chơi hay và chơi tốt hơn những lần trước.
Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi chim chào mào của mình. Nếu anh em thấy còn thiếu gì thì có thể comment để mình bổ xung thêm nhé. Chúc anh em có thể có được những chú chào mào khỏe mạnh, chơi hay để khoe cùng anh em.
Nguồn: NuoiThu